Nhiều người nổi mẩn ngứa “điên người”, gãi đến toác da vào đầu hè, chuyên gia nói gì?
Trong những ngày vừa qua, nhiều người đã bị nổi mẩn ngứa không không rõ nguyên nhân. Cảm giác ngứa ngáy kéo dài gây cản trở đến công việc, cuộc sống, cùng với lo ngại mắc các bệnh truyền nhiễm có cùng biểu hiện.
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa nên thời tiết khá thất thường, nền nhiệt có biên độ biến đổi lớn giữa các thời điểm khác nhau trong ngày. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều người dân “bỗng dưng” nổi mẩn ngứa.
Chị Nguyễn Huyền Thương (sinh năm 1991, sống tại tòa 3A, chung cư Eco Lake View) chia sẻ: “Hầu như mùa hè nào da tôi cũng xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa liên tiếp mấy ngày, nhất là phần cằm và phần cổ, đặc biệt sau khi tôi tẩy trang hoặc tiết ra nhiều mồ hôi.
Triệu chứng này khiến tôi rất khó chịu, nhiều lúc tôi ngứa đến mức gãi rách cả da, thậm chí đôi lúc còn cáu gắt với mọi người vì cả người ngứa ngáy khó chịu. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi mụn nước bị vỡ và đóng vảy”.
Nổi mẩn ngứa ở tay
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ Lê Công Tâm – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Thái Bình – cho biết đây là tình trạng rất phổ biến trong thời điểm giao mùa hiện nay. Nguyên nhân có thể do thay đổi thời tiết, môi trường sống có nhiều con trùng, ruồi muỗi, các loại ký sinh trùng.
Những người bị nổi mận ngứa có thể chia làm hai dạng: Thường xuyên nổi mẩn hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường.
“Trong tình huống thường xuyên nổi mẩn khi gặp thời tiết khác thường thì nguyên nhân có thể là dị ứng thời tiết hoặc do côn trùng đốt. Một số trường hợp còn do trang điểm, bôi kem chống nắng quá dày khiến da phản ứng. Nếu đó là một triệu chứng bất thường chưa từng gặp, thì người bị nổi mẫn ngứa cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám”, BS Tâm nói.
Video đang HOT
Vết ngứa dài ở đùi của bệnh nhân bị dị ứng thời tiết.
Theo chuyên gia, các chuyên khoa tại các bệnh viện có thể đáp ứng được vấn đề này là chuyên khoa dị ứng – miễn dịch, khoa truyền nhiễm, khoa da liễu. Nổi mẩn ngứa bất thường là biểu hiện của nhiều bệnh nền nguy hiểm. Do đó, tình trạng bệnh nhân tự sử dụng các loại thuốc đắp hoặc bôi không rõ nguồn gốc sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Với những người gặp thường xuyên, thì cần sử dụng các loại thuốc giảm triệu chứng.
Trao đổi về các biện pháp Đông y, lương y Nguyễn Thị Lý – Hội Đông y Hà Tĩnh cho biết: “Ngứa là biểu hiện của việc gan, thận không đào thải tốt dẫn đến suy giảm miễn dịch cơ thể. Do đó, việc làm đơn giản nhất là cần uống nhiều nước, tăng cường các thực phẩm có lợi cho gan như các loại trà giải độc hoặc atiso, nước rau má… Đồng thời, chúng ta cũng nên tránh mặc các loại quần áo quá sát khi ra nắng sẽ khiến lỗ chân lông bị bít kín gây kích ứng da”.
Về góc độ dinh dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Xuân Trà, Đại học Leeds Beckett, Anh khuyến cáo: “Khi bị ngứa do dị ứng thời tiết lúc giao mùa, người dân cần tránh xa các thực phẩm cay nóng và đồ ăn giàu đạm như tôm, mực… Đồng thời, trong thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung các loại đồ ăn có tính chất giải nhiệt, lợi tiểu”.
Khu vực cổ cũng là nơi dễ mẩn ngứa
Triệu chứng đơn giản và xuất hiện thường xuyên khiến nhiều người coi thường, chủ quan. Tuy nhiên, mẩn ngứa còn là biểu hiện của viêm da, viêm gan, xơ gan, thiếu máu, thiếu sắt…. Bệnh tuyến giáp, nội tiết tháo đường và nhiều căn bệnh khác cũng gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da người.
Do đó, tuy chỉ là một triệu chứng bình thường nhưng nếu xuất hiện tình trạng kéo dài, mọi người nên đi khám để phòng trường hợp đây là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Người trẻ làm gì để tăng sức đề kháng trong thời tiết giao mùa?
Những ngày gần đây, thời tiết TP.HCM thay đổi thất thường nên chúng ta cần có những biện pháp tăng cường sức đề kháng để duy trì sức khỏe đảm bảo việc học tập, làm việc.
Là sinh viên ngành y nên Mai Hân luôn chú trọng vào chế độ ăn uống, cũng như sinh hoạt hợp lý để giữ sức khỏe tốt - ẢNH: NGUYỄN ĐIỀN
Những ngày gần đây, thời tiết TP.HCM thay đổi thất thường, có những lúc trời đang nóng như đổ lửa thì sau đó lại xuất hiện những cơn mưa xối xả, khiến cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột, ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe.
Để thích nghi với thời tiết hiện tại, nhiều người trẻ đã chú ý tăng cường sức đề kháng của mình bằng việc có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao..., cũng như có những mẹo hữu ích để tránh mắc bệnh.
Rèn luyện thể thao để có một sức khỏe dẻo dai
"Không nên để bữa ăn lệch về một nhóm chất nào đó"
Mai Nguyễn Bảo Hân, sinh viên năm cuối Trường ĐH Y dược Cần Thơ, cho biết trong thời điểm giao mùa này, chúng ta có khả năng cao mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hoá và các bệnh lý liên quan đến miễn dịch khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ví dụ như: thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, biến tính gây độc cho cơ thể, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ và thời tiết, sự xuất hiện của nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng thông qua điều kiện thích hợp, nếu bản thân đã từng mắc các bệnh lý dị ứng, hoặc hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả thì khả năng mắc bệnh lại càng gia tăng.
Các loại nước trái cây rất tốt cho hệ miễn dịch
Theo Bảo Hân nếu giữ một chế độ ăn uống cân bằng thường ngày thì có thể hạn chế được bệnh tật vào thời điểm giao mùa: "Chúng ta nên giữ một chế độ ăn đủ các nhóm chất với lượng tùy theo lứa tuổi và nhu cầu. Đặc biệt, không nên để bữa ăn bị lệch về một nhóm chất nào đó, đảm bảo đủ các nhóm chính như protid, lipid, glucid và các nhóm vi lượng khác và uống đủ nước".
Bảo Hân cũng cho biết, cần bổ sung đủ các loại vitamin trong bữa ăn hằng ngày. "Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp tuyến bã nhờn hoạt động ổn định, tăng khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, có nhiều trong quả gấc, rau ngót, gan gà, ... Vitamin C hỗ trợ sự hoạt động của hệ miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của lympho T và bạch cầu có nhiều trong ổi, trái cây họ cam bưởi, cherry,... Vitamin nhóm B, nổi trội là B9 và B6, nếu cơ thể thiếu hụt B9 thì sẽ làm chậm quá trình sản xuất tế bào miễn dịch, loại này có nhiều trong họ đậu, gạo, mè, ... Các khoáng chất cũng cần được bổ sung như sắt cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và quá trình phân bào. Sắt có trong cua đồng, rau dền đỏ, một số loại nấm,..." Bảo Hân nói.
Duy trì thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
Là một vận động viên cầu lông không chuyên, từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Dương, Nguyễn Chí Thông (sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết để giữ một sức khỏe tốt trong thời gian giao mùa thì ngoài ăn uống, còn phụ thuộc vào chế độ tập luyện thể dục thể thao một cách điều độ và hợp lý.
Sử dụng trà nóng để làm ấm cơ thể sau khi mắc mưa
"Nên chọn một bộ môn thể thao bạn yêu thích và tập nó đều đặn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh tình trạng tập luyện quá sức. Nên duy trì hoạt động thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực hơn. Trong quá trình tập luyện nên chọn cho mình một không gian thoáng mát, ít người, tránh đeo khẩu trang trong lúc tập thể thao vì có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp và vệ sinh khi mồ hôi đọng lại", Chí Thông cho biết.
Xa gia đình từ khi lên đại học, Nguyễn Thị Thùy Trang, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, luôn chú tâm tới tình trạng sức khỏe của mình để hạn chế bị bệnh, ảnh hưởng đến việc học tập, đặc biệt là những ngày nắng mưa thất thường. "Mỗi lúc bị mắc mưa, mình vệ sinh sạch sẽ tay chân bằng xà phòng, lau khô người và tắm lại với nước ấm sau đó. Ngoài ra mình dùng những biện pháp dân gian như trà gừng,...để làm ấm cơ thể từ bên trong", Thùy Trang chia sẻ.
Béo phì là bệnh, cha mẹ đừng chỉ nghĩ đến phòng ngừa Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta cần xác định béo phì là bệnh, có bệnh thì phải chữa đừng chỉ nghĩ đến phòng ngừa. Thế nhưng, đa phần các bậc phụ huynh không cho béo phì là bệnh, vì thế người ta chỉ đề cập đến phòng ngừa thừa cân, béo phì mà không nói việc điều trị bệnh béo phì....