Nhiều người nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”, Bộ Y tế ra khuyến cáo
Tại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore, ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), tử vong ngày 19-9 dù được tích cực điều trị.
Ngày 22-9, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore. Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis ) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.
Tổn thương do nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore. Ảnh: Internet
Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch …) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp dự phòng chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Tình hình Covid-19 tại TP.HCM ngày 6.5: 1 ca tử vong do Covid-19 nặng
Số ca mắc Covid-19 được xác định tại TP.HCM trong ngày 5.5 tăng gấp 2 - 3 lần so với các ngày trước đó.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 16 giờ ngày 4.5 đến 16 giờ ngày 5.5, TP.HCM ghi nhận 301 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 87 ca nhập viện. Trong ngày cũng đã có 125 ca xuất viện.
Covid-19 ngày 5.5: Thêm 3.399 ca mới, 1 ca tử vong
Tính đến thời điểm hiện tại, các bệnh viện tại TP.HCM đang điều trị 476 ca mắc Covid-19, trong đó có 151 trường hợp cần hỗ trợ hô hấp (26 ca thở máy), 13 ca là trẻ em dưới 16 tuổi và 11 ca là phụ nữ mang thai.
Hiện TP.HCM có 1.765 ca nghi ngờ mắc Covid-19 qua test nhanh đang cách ly tại nhà.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, TP.HCM đã có 2.913 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Cũng trong ngày, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM báo cáo có 1 ca tử vong do Covid-19. Bệnh nhân được chẩn đoán Covid-19 nguy kịch, sốc nhiễm trùng, viêm phổi hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), tăng huyết áp, đái tháo đường (type 2).
Tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày 6.5. Ảnh HCDC
Theo HCDC, thông điệp phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới là V2K.
Theo đó, khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, bắt buộc đeo khẩu trang đối với một số đối tượng cụ thể (hướng dẫn chi tiết theo Quyết định số 2447 ngày 6.9.2022 của Bộ Y tế). Các trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang, áp dụng chung với người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19; tất cả mọi người (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.
Bên cạnh đó, để phòng chống Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm nói chung, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
COVID-19 gia tăng nhanh, biến thể phụ XBB.1.9.1 xuất hiện tại Hà Nội Kết quả giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại Hà Nội phát hiện có sự lưu hành của biến thể phụ XBB.1.9.1 của Omicron Theo thông tin tại hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch bệnh do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều 17-4, từ ngày 1-4 đến nay, số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn Hà Nội tăng dần....