“Nhiều người mắc Covid-19 không khai báo, tự điều trị tại nhà”
Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, tại một số địa phương có tình trạng nhiều người khi phát hiện mắc Covid-19 đã không khai báo với y tế địa phương.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa báo cáo một số vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 thuộc lĩnh vực cơ quan này phụ trách trong thời gian vừa qua.
Sớm chấm dứt “loạn giá” kit test Covid-19
Trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho biết, tại một số địa phương có tình trạng nhiều người khi phát hiện mắc Covid-19 đã không khai báo với y tế địa phương. Do những người này tự điều trị tại nhà đã gây khó khăn cho địa phương, ngành y tế trong công tác giám sát, quản lý số lượng người mắc Covid-19 trên địa bàn.
“Việc không khai báo và tự điều trị tại nhà tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng khi rác thải của những người mắc Covid-19 này không được xử lý đúng quy trình. Theo phản ánh của người dân thì một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do người dân không được hỗ trợ gì nhiều trong quá trình điều trị Covid-19 tại nhà”, Thường trực Ủy ban Pháp luật nêu.
Lực lượng y tế đi treo biển gia đình có F0 được cách ly tại nhà.
Ủy ban Pháp luật đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc khai báo sớm khi mắc Covid-19 với y tế địa phương theo đúng quy định và không tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn của cơ quan y tế.
Video đang HOT
Theo Ủy ban Pháp luật, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu về mặt hàng kit test Covid-19 đã gia tăng đột biến trong khi chất lượng chưa được kiểm soát hiệu quả. Do dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, nên nhu cầu sử dụng các bộ kit test của người dân theo dự báo sẽ còn tăng cao và kéo dài.
“Trong khi đó, hiện nay, hơn 95% ca nhiễm Covid-19 được điều trị tại nhà và người bệnh phải tự lo mọi khoản chi phí điều trị trong đó có chi phí xét nghiệm, đây là gánh nặng lớn đối với người dân”, báo cáo của Ủy ban Pháp luật cho hay.
Ủy ban Pháp luật đề nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kinh doanh mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 như thuốc điều trị, kit test, máy đo nồng độ oxy máu,… nhằm góp phần chấm dứt tình trạng “loạn” giá các mặt hàng này và bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Giả danh sinh viên, sau đó “hô biến” thành bác sĩ điều trị Covid-19
Báo cáo của Ủy ban Pháp luật cũng chỉ rõ những vấn đề liên quan đến việc xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị mắc Covid-19 tại nhà. Cụ thể, tại một số địa phương, nhiều lao động mắc Covid-19 tự điều trị tại nhà đang gặp khó khăn khi xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau vì thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian.
Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do trung tâm y tế cấp huyện thực hiện. Trong khi các trạm y tế cấp xã chỉ cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly hoặc giấy hoàn thành điều trị Covid-19 tại nhà.
Chỉ bằng tấm thẻ sinh viên giả, một đối tượng đã “lọt” vào đội tình nguyện của Trường ĐH Y dược TPHCM.
“Người lao động không thể sử dụng giấy xác nhận của trạm y tế cấp xã để tiến hành các thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội. Đây là vấn đề đã được nhiều địa phương phản ánh đến Bộ Y tế đề nghị cần có hướng dẫn để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động mắc Covid-19″, báo cáo cho hay.
Ủy ban Pháp luật cũng chỉ rõ việc quản lý tình nguyện viên tham gia hỗ trợ các khu cách ly, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 chưa thật chặt chẽ. Cụ thể, có trường hợp giả danh sinh viên trường y để tham gia vào đội ngũ tình nguyện viên đến hỗ trợ khu cách ly, điều trị Covid-19 ở quận 12, TPHCM.
Sau đó người này “hô biến” thành bác sĩ để thực hiện việc thăm khám, chữa trị, cấp phát thuốc cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại khu cách ly trong một thời gian mới bị phát hiện. “Qua sự việc này cho thấy, cần có quy trình quản lý người tình nguyện vào hỗ trợ các khu cách ly, điều trị Covid-19 chặt chẽ hơn để công tác chăm sóc, khám, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 đạt chất lượng, hiệu quả” Ủy ban Pháp luật đánh giá.
Doanh nghiệp khốn khổ khi công nhân liên tiếp mắc COVID-19
Số ca mắc COVID-19 là công nhân, người lao động tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp lao đao giữa giai đoạn hồi phục.
Gần một tháng nay, cụm làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (Hà Nội) với hàng trăm doanh nghiệp rơi vào cảnh vắng vẻ bất ngờ. Nguyên nhân là số công nhân, người lao động mắc COVID-19 tăng mạnh, ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động của các nhà xưởng, trụ sở.
Chị Lưu Thị Dung, Phó Giám đốc Công ty thực phẩm Nhân Hòa cho biết, trước đây, doanh nghiệp với hơn 500 công nhân, người lao động vẫn hoạt động cung cấp thực phẩm cho các đơn vị là khu công nghiệp, nhà hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều công nhân của công ty mắc COVID-19 nên tình hình thay đổi hẳn.
Thiếu lao động, doanh nghiệp đã phải điều chuyển nhân sự từ các mảng khác như kế toán, hành chính về sản xuất trực tiếp. Nhưng số ca bệnh vẫn không ngừng tăng, đến giờ là hơn 100 lao động, còn F1 thì chiếm đến hơn 50%. Kể cả ban điều hành là Giám đốc, Phó Giám đốc cũng là F0 hoặc là F1, phải làm việc tại nhà.
Nhiều đơn hàng được ký kết nhưng nhân sự khan hiếm do người lao động mắc COVID-19 ngày càng nhiều. (Ảnh minh họa)
"Thiếu nhân sự, công ty cũng muốn tuyển thêm người mới nhưng do COVID-19 đang lây lan nhanh trong cộng đồng nên chưa thể triển khai. Chúng tôi đành phải huy động nhân sự từ các mảng khác sang hỗ trợ, đồng thời yêu cầu người lao động làm việc 3 tại chỗ với tinh thần xong việc chứ không hết ngày và chỉ được về nghỉ ngày cuối tuần", chị Dung chia sẻ.
Tương tự, Công ty Trung Dũng có 400 công nhân làm việc tại 2 nhà máy ở cụm làng nghề Triều Khúc (Hà Nội) và khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên) chuyên sản xuất chỉ, cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà máy may mặc trong cả nước.
Ông Triệu Khắc Trung, Giám đốc công ty, cho biết, từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp có hàng trăm công nhân khai báo là F1. Ngay lập tức công ty đã tổ chức xét nghiệm PCR cho toàn bộ cán bộ, công nhân và phát hiện tới hơn 100 trong tổng số 400 công nhân dương tính với COVID-19.
"Người lao động dương tính với COVID-19 và người là F1 chiếm tới hơn 2/3 số người trong công ty, những người này cần phải được cách ly theo quy định. May mắn, số lượng sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp đối tác cũng vừa đủ cho đến giữa tháng 3 nên công ty đã tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh để công nhân, người lao động nghỉ ngơi, điều trị, chăm sóc sức khỏe, tái tạo sức lao động. Công ty đang tuyển công nhân để dự kiến đầu tháng 3 tiếp tục hoạt động trở lại", ông Trung nói.
Còn ông Đặng Văn Đảm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH sản xuất Thái Bình Dương Việt Nam, có nhà máy sản xuất cáp quang và thiết bị viễn thông tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, số ca mắc COVID-19 cũng ngày càng nhiều, buộc công ty phải tuyển thêm nhân sự mới, với sự ưu đãi đặc biệt. Mức lương dành cho người mới là 7-8 triệu đồng/người/tháng, tăng hơn 1,5 triệu đồng so với công nhân tuyển dụng đầu vào cùng thời điểm năm ngoái.
Thiếu lao động do ảnh hưởng bởi COVID- 19, nhiều doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động với nhiều chế độ ưu đãi như tăng lương, ký hợp đồng dài hạn, đóng bảo hiểm ngay khi đi làm để đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
"Công ty sẽ hỗ trợ thêm bữa giữa ca và tăng ca (nếu có). Trước khi vào, công ty hỗ trợ xét nghiệm PCR để đảm bảo sức khỏe của người lao động và bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh của công ty cũng như đơn hàng cho đối tác trong và ngoài nước", ông Đảm nói.
Công an đề nghị sao kê tài khoản của Giám đốc CDC Đắk Lắk Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đề nghị tạm dừng giao dịch rút, chuyển tiền đối với tài khoản mang tên cá nhân Giám đốc CDC Đắk Lắk. Ngày 27/2, theo nguồn tin của Dân trí, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa...