Nhiều người không sợ pháp luật bằng sợ công an
Từ nhiều năm nay, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô tham gia giao thông đã được triển khai trên phạm vi cả nước và đã hình thành thói quen đối với người đi xe mô tô.
Tuy nhiên, gần đây nếu quan sát sẽ thấy trên các tuyến đường ngoại thành, vùng ven người đi mô tô không đội mũ bảo hiểm khá nhiều, rộ lên nhất là trên tuyến đường Hoàng Sa và Trường sa nằm hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè và các tuyến đường “xương cá” nằm trong khu Bàu Cát, quận Tân Bình. Phần nhiều là những “nam thanh nữ tú” trẻ trung, ăn mặc xinh đẹp cưỡi xe mô tô đời mới, đít xe được bảo hiểm bằng cách bọc thêm inox đáng giá bạc triệu như chơi, trong khi cái đầu của mình thì coi thường hơn đít xe.
Trong mắt mọi người, những người như vậy có vẻ không bình thường, gây phản cảm. Thực tế có rất nhiều người ra khỏi nhà quên mũ, dù đã đi một đoạn vẫn quay về lấy mũ. Đó là thói quen tốt mới được hình thành chừng vài năm nay.
Những hình ảnh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm vẫn còn xuất hiện khá nhiều trên đường
Con người có thói quen tốt khi tham gia giao thông, tức là đã có văn hóa – văn hóa giao thông. Nhân đây cũng nói, văn hóa giao thông là một khái niệm rất rộng, nhưng tựu trung một cách ngắn gọn, dễ hiểu thì nó là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp hợp những đặc trưng về cách ứng xử, chấp hành các qui định chung về pháp luật, tuân theo những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ khi tham gia giao thông.
Sở VHTT & DL TP.HCM, Ban ATGT TP từng tổ chức hội thảo: Giải pháp xây dựng văn hóa giao thông trong đô thị; Giải pháp xây dựng văn hóa giao thông cho thanh thiếu niên thành phố (đây là đối tượng chủ yếu tham gia giao thông), được đông đảo các nhà khoa học và nhà quản lý tham gia, ủng hộ. Ở đây xin không đề cập đến kết quả các cuộc hội thảo nói trên.
Video đang HOT
Giao thông Việt Nam như bàn cờ
Người viết chỉ lắng nghe dư âm sau hội thảo có nhiều luồng ý kiến khác nhau, người lạc quan cho rằng, việc tuân thủ pháp luật giao thông ở TP.HCM hiện nay còn nhiều hạn chế, do đang trong giai đoạn thực hiện nhiều công trình phục vụ dân sinh và phát triển, như nâng cấp hệ thống thoát nước, ngầm hóa cáp điện, viễn thông… phải thi công ngay trên mặt đường giao thông tạm thời, chật hẹp.
Nhưng cũng có ý kiến mang tính chủ quan, rằng các chủ thể tham gia giao thông chưa nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chưa có ý thức ứng xử lịch sự, văn minh trong tham gia giao thông, thái độ kém văn hóa trong giao thông. Tình trạng vi phạm luật lệ giao thông một cách cố ý: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, lấn tuyến, vượt ẩu… vẫn thường xuyên bắt gặp trên đường.
Xem thường luật giao thông, chính là xem thường mạng sống của chính mình
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng là do ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của một bộ phận không nhỏ chủ thể tham gia giao thông còn quá kém. Chỉ cần đứng vài phút ở ngã tư đường, sẽ thấy có nhiều người vô ý thức vượt đèn đỏ một cách rất tự nhiên, nếu không thấy cảnh sát.
Theo qui định, khi đèn tín hiệu giao thông chuyển từ xanh sang vàng thì phải chạy chậm lại để chuẩn bị dừng khi đèn đỏ. Nhưng nếu ai làm điều đó “không khéo” sẽ bị cho là “hâm”, hoặc bị mắng là “khùng”. Một thoáng đèn vàng hiện lên ở ngã tư, ngã năm… trong cái khoảnh khắc “chết sống” bằng nhau ấy, nếu quan sát kỹ sẽ thấy văn hóa giao thông thể hiện, bộc lộ vô cùng đa dạng qua cách tham gia giao thông của từng người. Nếu nói công tâm, khi tham gia giao thông chỉ một thiểu số người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Tuy nhiên, đáng quan tâm là số ít người này lại là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn giao thông.
Với thực trạng phức tạp của các cư dân đô thị mới nhập cư, với số lượng ngày càng đông, lưu chuyển nhiều thời gian trên đường. Giáo dục là cần thiết, nhất là về mặt pháp luật, nhưng quan trọng hơn là phải quản lý nghiêm bằng các chế tài đủ mạnh.
Kết quả điều tra xã hội học với 400 người, thật ngạc nhiên kết quả có đến 71% số người được hỏi cho rằng người ta phạm luật là do không nhìn thấy công an, một tỷ lệ cao hơn nhiều lần các lý do khác (không biết luật, làm theo người khác, vội công việc…). Con số này phản ánh thói quen của người dân thành phố là không sợ pháp luật bằng sợ công an. Con số này cũng minh chứng cho nhận định về ý thức của người dân còn kém.
Phải coi việc chấp hành pháp luật nói chung và luật lệ giao thông nói riêng là một hành vi mang tính văn hóa. Hành vi ấy vừa là biểu hiện văn hóa của một con người, vừa là một thành tố tạo nên nhân cách con người.
Mỗi người phải tự xây dựng thói quen tốt khi tham gia giao thông. Người ta nói con người tạo ra thói quen và thói quen lại tạo ra con người. Đúng vậy, nếu con người có ý thức tạo cho mình những thói quen tốt khi tham gia giao thông thì sẽ trở thành con người nghiêm chỉnh, có văn hóa. Ngược lại, quen chen lấn, giành đường, vượt ẩu họ sẽ trở thành người thiếu văn hóa.
Theo Nhịp sống Thời đại
Tăng cường xử lý thanh thiếu niên vi phạm giao thông
Địa bàn kiểm tra xử lý tập trung vào các tuyến phố chính, những điểm tập trung vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên trong mùa hè.
Nhằm tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn Thủ đô, phòng ngừa TNGT liên quan đến học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên trong dịp nghỉ hè, sáng qua 19-5, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội đã triển khai Kế hoạch số 52 tập trung tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến số đối tượng này.
Theo đó, các đội CSGT từ số 1 đến 7 và 14 thành lập 1 tổ công tác với 6 CBCS tuần tra xử lý vi phạm theo chuyên đề. Các tổ công tác này được trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ.
CBCS Đội CSGT số 7 tăng cường xử lý thanh thiếu niên vi phạm Luật Giao thông
Lực lượng CSGT sử dụng xe mô tô chuyên dụng tuần lưu, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm cũng như không cho số đối tượng này có cơ hội bỏ chạy, chống đối. Quá trình kiểm tra, CSGT chú ý phát hiện hết lỗi vi phạm. Ngoài ra, đối với các trường hợp điều khiển phương tiện vi phạm, không ký vào biên bản vi phạm và bỏ phương tiện lại, CSGT kiên quyết tạm giữ, đưa xe về trụ sở để xử lý nghiêm. Địa bàn kiểm tra xử lý tập trung vào các tuyến phố chính, những điểm tập trung vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên trong mùa hè.
Trung tá Phạm Văn Hậu-Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP khẳng định: Việc tăng cường lực lượng CSGT để tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm sẽ góp phần phòng ngừa hiệu quả những vụ TNGT đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời nâng cao hơn ý thức chấp hành pháp luật, Luật Giao thông của người dân, thanh thiếu niên trên địa bàn Thủ đô.
Theo An ninh thủ đô
Phải làm gì khi tham gia giao thông gặp đèn vàng? Tình huống tham gia giao thông gặp đèn vàng là tình huống hay gây tranh cãi nhất giữa việc được phép đi tiếp hay dừng lại. Anh Trần Văn Anh (Quận Tây Hồ, Hà Nội) đi xe máy tới ngã tư Liễu Giai - Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) thì đèn vàng bật sáng. Anh tăng ga cho xe vượt qua thì...