Nhiều người đang không ưa gì bạn và đây chính là lý do!
Để được người khác yêu quý thì khó, nhưng để người ta ghét và tránh xa thì rất đơn giản. Tại sao bạn bị nhiều người không ưa? Dưới đây là 8 lý do để lý giải cho nỗi băn khoăn này.
1. Hay than phiền, kêu ca
Chẳng ai muốn phải gặp những cảm xúc tiêu cực vì ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân. Và nếu bạn là một người suốt ngày chỉ biết than thở, nói về những rắc rối của bản thân mà chẳng đoái hoài đến mọi người sẽ khiến người khác cảm thấy phiền và khó chịu.
Không phải ai cũng có thể là cái “sọt rác” để người khác xả cả ngày. Hãy nhớ chỉ bạn mới có thể tự giải quyết được vấn đề của bản thân. Dừng việc phàn nàn lại để không tạo hình ảnh xấu với mọi người, khiến mọi người xa lánh.
Nếu nói quá nhiều với những chủ đề không phù hợp với các cuộc nói chuyện sẽ gây ấn tượng xấu với người khác.
2. Nói quá nhiều
Bạn là một người hoạt ngôn, thích nói chuyện, hóng hớt và hay tò mò. Tuy nhiên, nếu bạn nói quá nhiều với những chủ đề không phù hợp với các cuộc nói chuyện sẽ chỉ gây ấn tượng xấu với những người có tính cách trái ngược với bạn. Người khác sẽ cho rằng bạn là người thích buôn dưa lê, tám chuyện , không thể giữ được bí mật, không đáng tin tưởng và không nên tin tưởng.
3. Sống không có chính kiến
Thêm một lí giải cho thắc mắc tại sao bạn bị nhiều người không ưa đó là xuất phát từ tính cách thích làm vừa lòng cả thiên hạ. Bạn không dám nêu ra ý kiến riêng của mình, sống cả nể, gió chiều nào xuôi theo chiều đó. Chính điều này sẽ khiến bạn trở thành một con người thảo mai, không có lập trường và thiếu quyết đoán. Cứ phải gồng mình theo những quy tắc xã hội sẽ khiến bạn thiếu tự nhiên, giả tạo. Đó là nguyên nhân khiến người khác không ưa bạn.
Hãy học cách thẳng thắn bày tỏ quan điểm. Thỉnh thoảng nói “không” với một số việc cũng chẳng vấn đề gì, chỉ cần bạn giải thích rõ nguyên nhân bạn không thể dính dáng tới nó. Đừng tự ép mình phải làm những việc bản thân không muốn.
4. Tính cách kiêu ngạo, thích khoa trương
Tính cách kiêu ngạo, thích khoa trương là lí do khiến bạn bị nhiều người không thích.
Tuy rằng bạn thực sự có năng lực và đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Nhưng dường như bạn tự tin thái quá đến mức tự phụ, khoe khoang khiến trong mắt người khác bạn là một người thích làm màu. Bên cạnh đó, bạn có cách cư xử xem thường người khác, nhiều khi cũng bị là chảnh.
5. Đăng ảnh cận mặt lên trang cá nhân
Bạn có thói quen thích đăng ảnh chụp cận mặt và chằm chằm nhìn vào chiếc camera với đường nét khuôn mặt rõ.
Không nên đăng ảnh chụp cận mặt và chằm chằm nhìn vào chiếc camera với đường nét khuôn mặt rõ.
Tuy nhiên, những bức ảnh với cự ly giữa khuôn mặt và máy ảnh dưới 45 cm này lại gây cho người xem cảm giác người trong ảnh có tích cách gian ngoan, thô tục và thiển cận. Thay vào đó, bạn hãy chụp ảnh với cự ly sao cho mặt mình cách camera một khoảng ít nhất 135 cm.
Video đang HOT
6. Không có khiếu hài hước
Nếu bạn có ý định kết thêm nhiều bạn, đặc biệt ở nơi làm việc, có lẽ bạn cần thả lỏng mình đôi chút.
Nhiều người có tính cách quá nghiêm túc dễ khiến đồng nghiệp có cảm giác khó gần.
Nhiều người có tính cách quá nghiêm túc dễ khiến đồng nghiệp có cảm giác khó gần. Họ hay bị chìm nghỉm trong tập thể và hay bị xa lánh. Theo lí giải của các nhà khoa học, những người này thiếu đi khiếu hài hước nên không tạo được cảm giác thoải mái khi tiếp xúc.
Hãy thả lỏng mình đôi chút, không nên quá gò bó để có ý định kết thêm nhiều bạn, đặc biệt là ở nơi làm việc.
7. Ít cười
Nếu bạn quá ít cười, tỏ ra không thân thiện thì sẽ không trách được việc người khác không ưa bạn.
Nụ cười tươi tắn sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của người khác nhiều hơn. Kết quả nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nở nụ cười trong lần đầu gặp mặt là cách để giúp người khác có thể nhớ đến bạn lâu hơn. Nếu bạn quá ít cười, tỏ ra không thân thiện thì sẽ không trách được việc người khác không ưa bạn.
8. Cư xử khó chịu, tỏ vẻ không ưa
Theo các chuyên gia tâm lý, có một hiện tượng gọi là “xu hướng yêu thích qua lại”: Nếu nghĩ ai đó thích mình thì chúng ta sẽ có xu hướng thích lại họ, thậm chí là thích họ nhiều hơn họ thích mình.
Nếu bạn có những cách cư xử không bận tâm, không thể hiện lòng mến mộ của mình đối với những người bạn gặp gỡ sẽ dễ khiến họ quay ra thờ ơ, thay vì dành thời gian cho bạn họ sẽ đi tìm ai khác, những người thể hiện sự quan tâm đến họ.
Cách cư xử không bận tâm, không thể hiện lòng mến mộ sẽ khiến người khác quay ra thờ ơ.
Có thể thấy, chỉ với vài biểu hiện thôi cũng đủ để khiến bạn bị người khác cho vào “danh sách đen” và giữ khoảng cách nhiều hơn. Không quá khó để lí giải được tại sao bạn bị nhiều người không ưa? Hãy có cách điều chỉnh phù hợp để sống chan hòa hơn với mọi người xung quanh. Đừng nên để bị người khác ghét cay ghét đắng, điều này sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn thêm nặng nề.
La Đặng
Theo Phụ nữ sức khỏe
Cách nhìn người "không sai vào đâu" của Khổng Tử và Trang Tử giúp bạn thấu rõ nhân sinh
Biết vật đã khó, biết người còn khó hơn. Những cách nhìn người của Khổng Tử và Trang Tử sau đây sẽ giúp bạn thấu rõ nhân sinh.
Cách nhìn người của Khổng Tử
Cách nhìn người qua lời nói, việc làm
Khổng Tử vào thời Xuân Thu đã từng nói: "Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhân yên sưu tai? Nhân yên sưu tai?".
Tạm dịch là:"Xem mục đích việc anh ta làm, xem những việc và cách thức anh ta đã làm, xem những việc làm anh ta yên vui thích thú, thì sẽ biết anh ta là người như thế nào. Là người như thế nào làm sao mà giấu được? Làm sao mà giấu được?".
Để hiểu chính xác một người, cách tốt nhất là xem lời nói, việc làm của anh ta, nó thể hiện tâm trí anh ta có trong sạch lương thiện hay không. Quan sát cách thức thực hiện của anh ta, từ đó có thể thấy phương thức làm việc của anh ta có thỏa đáng hay không.
Xem xét anh ta an tâm vui thích về điều gì, từ đó có thể thấy giới hạn chuẩn mực nguyên tắc của anh ta. Nếu bạn thấy rõ cả 3 điểm này thì không ai có thể lừa dối che giấu bạn được.
Qua một bữa cơm, đã biết người này không thể dùng
Khi Tăng Quốc Phiên đóng quân tại An Khánh, có một vị đồng hương đến gặp mặt xin đầu quân. Ông phái người điều tra về vị đồng hương này, biết được người này mấy năm gần đây sống tại quê nhà Hồ Nam quả đúng không sai. Gặp mặt đồng hương, ấn tượng về tướng mạo đàng hoàng trung thực, Tăng Quốc Phiên cũng cảm thấy rằng người này có thể ủy thác trọng trách.
Tăng Quốc Phiên đang chuẩn bị sắp xếp một số vị trí trong quân cho vị đồng hương này, cũng vừa kịp lúc đến bữa cơm trưa. Ông quyết định trước hết mời vị đồng hương cùng dùng cơm.
Tuy nhiên, cũng là trong bữa cơm ấy, Tăng Quốc Phiên liền bỏ ngay ý định lưu lại người này trong quân, dứt khoát kiên quyết để vị đồng hương này ra đi.
Vị đồng hương này đương nhiên cảm thấy rất khó hiểu, liền tìm đến em họ của Tăng Quốc Phiên, hỏi xem lý do tại sao Tăng Quốc Phiên lại đột nhiên đổi ý như vậy. Tăng Quốc Phiên nói:"Ông ta nghèo kiết xác, lại lần đầu làm khách, mà nhặt bỏ hạt lép đi rồi ăn. Cho dù ông ta có vẻ chất phác. Nhưng ta e rằng ông ta thấy hoàn cảnh lạ sẽ đổi lòng, cho nên mới không dùng".
Thì ra gạo dành để chiêu đãi trong bữa ăn là lấy từ quân lương,có lẫn một số hạt lép, mặc dù ăn vào không sao cả nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến khẩu vị.
Vị đồng hương này, nhà cũng không giàu sang phú quý gì, lần đầu tiên ăn bữa cơm như thế này, vậy mà lại đem hạt lép bỏ đi. Từ một động tác nhỏ này, Tăng Quốc Phiên liền nhìn ra rằng người này tuy bề ngoài thuần phác, nhưng nội tâm lại không thành thật.
Nếu người này về sau đứng núi này trông núi nọ, hoặc là thậm chí quay lại đầu quân cho quân Thái Bình, thì không biết sẽ sẽ sinh ra hậu quả gì, vì vậy chi bằng bây giờ để vị ấy quay trở về nhà. Vị đồng hương nghe xong liền xấu hổ mà rời đi.
Cũng chính vì nguyên nhân này, Tăng Quốc Phiên đã ý thức đề phòng từ đầu, vì vậy ông lãnh đạo quân Tương hơn mười năm, từ đầu đến cuối đều chưa từng xảy ra nội biến.
Đây cũng chính là ấn chứng minh xác cho điều Khổng Tử đã nói, "thị kỳ sở dĩ" (xem xét việc người ta làm).Để hiểu một người cần xem những gì anh ta đã làm trước đây, đang làm gì bây giờ, và tương lai gặp phải chuyện như vậy thì anh ta có thể sẽ làm gì.
Cách nhìn người của Trang Tử
"Khoảng cách" giúp nhìn ra độ trung thành
Để nhận biết một người có trung thành với mình hay không, có thể dùng cách "xa lánh" một cự ly thích hợp là sẽ biết rõ. Khoảng cách là thước đo mối quan hệ tốt xấu của hai người, có thể giúp hiểu nhau hơn.
Nếu như tình cảm giữa hai người đủ mạnh, có cùng mục tiêu và sự giống nhau về lý tưởng thì mối quan hệ giữa họ sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời gian. Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa hai người duy trì dựa vào lợi ích và địa vị thì lâu dần, khoảng cách sẽ kéo họ ra xa nhau, mối quan hệ cũng tự nhiên trở nên không thân thiết nữa.
"Thân cận" giúp nhìn ra giáo dưỡng
Cố ý tiếp cận gần gũi và quan sát có thể thấy một người có phải là có giáo dưỡng hay không. Điều mà người ta gọi là "lâu ngày mới biết được lòng người" chính là hai người ở cùng một chỗ lâu ngày sẽ hiểu hết về ưu điểm, khuyết điểm và cách giáo dưỡng của đối phương.
Ngay cả trong cách nói chuyện có thể quan sát lời nói của người đó có thô tục, cử động bất nhã, có lễ phép hay không sẽ biết được người đó có giáo dưỡng hay không. Hai người kết giao nhiều năm, mối quan hệ sẽ trở nên ngang hàng bình đẳng.
Trong mối quan hệ bình đẳng, lễ phép, tu dưỡng, kiến thức của một người có thể càng hiện rõ ra trước mặt đối phương. Nếu như trong kết giao nhiều năm, một người luôn cung kính, luôn khiêm tốn đối đãi với mọi người thì người đó đáng giá để kết bạn!
"Vấn đề bất ngờ" giúp nhìn ra mưu trí
Đột nhiên tra hỏi một sự tình nào đó sẽ giúp nhìn ra khả năng mưu trí của đối phương. Vấn đề này không cần phải quá bén nhọn, hóc búa, cũng không phải quá nhạy cảm chỉ cần khi đang nói chuyện, lập tức chuyển sang vấn đề khác để hỏi họ là có thể đủ nhận biết được người đó có phải là linh hoạt, nhanh trí hay không.
"Vấn đề bất ngờ" ngoài việc giúp nhìn ra trình độ trí lực của một người mà còn giúp nhìn ra tốc độ phản ứng và khả năng khống chế cảm xúc của người đó. Câu trả lời của đối phương trong tình trạng tiếp nhận "vấn đề bất ngờ" cũng không nhất thiết chú trọng vào đúng sai mà mấu chốt là người đó phản ứng kịp thời, đưa ra được đáp án phù hợp là được.
"Đề nghị giúp đỡ gấp" giúp nhìn ra lòng tín nghĩa và danh dự
Sự tình xảy ra sẽ luôn khiến mọi người vội vàng không kịp chuẩn bị, lúc này đừng ngại gọi điện thoại cho bạn bè để đề nghị được giúp đỡ. Từ đó xem họ có thể đồng ý hay không, và xem họ có làm được như lời hứa hay không. Cách này chủ yếu để khảo sát trong hai trường hợp, một là việc đó phải nằm trong khả năng của họ, hai là bạn phải có chỗ đứng tương đối quan trọng trong lòng họ.
Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp
Đàn ông luôn sáng suốt hơn phụ nữ, vì sao? Sau sự việc này, chị Kim ngẫm thấy rằng, đúng như các cụ nói "đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu". Kiểu gì thì đàn ông vẫn thường sáng suốt và lý trí hơn đàn bà. Đàn bà thường sống vì cảm xúc nhiều hơn. Buổi trưa đi học về, Toán, cậu con trai lớn đang...