Nhiều người dân TP.HCM vui mừng được tiêm vắc xin COVID-19
Chiều 21-7, gần 40 người dân sống trên địa bàn quận Phú Nhuận (TP.HCM) được tiêm vắc xin tại Viện Y dược học dân tộc.
Đây là những người có bệnh nền bị hoãn tiêm đợt 4, người sống trong khu vực phong tỏa, tình nguyện viên…
Chiều 21-7, tiêm gần 40 liều vắc xin AstraZeneca cho cán bộ, người dân đang sinh sống tại quận Phú Nhuận – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 21-7, tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, một số người dân sống trên địa bàn quận Phú Nhuận có mặt theo từng khung giờ để được tiêm vắc xin đợt 5. Từ khu vực tra cứu thông tin đến bàn khám sức khỏe sàng lọc, bàn tiêm vắc xin và phòng bệnh theo dõi sau tiêm đều được bố trí cách xa nhau, đảm bảo khoảng cách an toàn.
Đặc biệt, tại đây có bố trí bộ phận công nghệ thông tin để làm hồ sơ sức khỏe qua app điện thoại. Từ đó người đến tiêm không cần phải đem theo giấy tờ, còn bộ phận tiêm thì dễ quản lý được người nào đã tiêm, tránh tình trạng gian dối và tụ tập đông người
Bị hoãn tiêm trong đợt tiêm vắc xin vừa qua vì dị ứng thuốc, ông Lê Minh Hà (46 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) mừng rỡ khi lần này bản thân đã được tiêm vắc xin và được theo dõi rất kỹ sau tiêm tại Viện Y dược học dân tộc.
“Nhân viên y tế tư vấn tôi rất kỹ. Mình phải chấp hành khai báo kỹ trước khi tiêm, chứ không nên giấu bệnh nền” – ông Hà nói và rất hài lòng khi áp dụng nền tảng quản lý tiêm chủng.
Đại diện UBND quận Phú Nhuận cho biết trong đợt tiêm vắc xin thứ 5 này, quận chia nhỏ các địa điểm tiêm. Theo đó, mỗi phường sẽ có 2 bàn tiêm và mỗi giờ tiêm 12 người, điều này giúp đảm bảo giãn cách và có nhiều thời gian theo dõi sau tiêm.
Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan – phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM – cho biết viện bố trí 6 bàn tiêm ngoài cộng đồng và 3 bàn tiêm tại cơ sở y tế để tiêm những người có bệnh lý nền, người trên 65 tuổi.
“Đợt tiêm vắc xin vừa qua, người dân tập trung đông tại các điểm tiêm cộng đồng, đặc biệt trong lúc phải theo dõi 30 phút sau tiêm. Rất may không có tai nạn gì xảy ra nhưng chúng tôi rất lo lắng” – bác sĩ Lan chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Lan, trong đợt tiêm vắc xin thứ 4 vừa qua đã gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận sau tiêm vì số lượng người tiêm đông, gây sai thông tin người tiêm. Còn đợt này, với số lượng người tiêm ít (12 người/giờ) nên sẽ thuận lợi trong việc cấp giấy chứng nhận tại chỗ.
Bắt đầu từ ngày mai 22-7, TP.HCM chính thức triển khai tiêm vắc xin đợt 5 tại các quận huyện và TP Thủ Đức với dự tính khoảng 615 điểm tiêm. Trung bình mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày, có thể tăng cường lên 200 người/ngày. Dự kiến trong 2-3 tuần sẽ tiêm xong 930.000 liều.
Video đang HOT
Viện Y dược học dân tộc TP.HCM bố trí bộ phận công nghệ thông tin để làm hồ sơ sức khỏe qua app điện thoại, qua đó người đến tiêm không cần phải đem theo giấy tờ và bộ phận tiêm cũng dễ quản lý được người nào đã tiêm, tránh tình trạng gian dối và tụ tập đông người – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Người đến tiêm vắc xin đợt này chủ yếu là người của những đợt tiêm trước chưa tiêm vì có bệnh nền hoặc do bị kẹt trong các khu cách ly, phong tỏa – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nhân viên y tế hướng dẫn người được tiêm đến vị trí ngồi chờ sau khi được khám sàng lọc – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Cách mỗi giờ chỉ tiếp nhận 12 người đến tiêm để đảm bảo việc giữ khoảng cách – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đợt này Viện Y dược học dân tộc TP.HCM tiêm vắc xin AstraZeneca của Nhật Bản hỗ trợ – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Chị Vũ Hoàng Mai (cán bộ UBND quận Phú Nhuận) cho biết chị làm ở môi trường tiếp xúc với nhiều người, nên được tiêm chị an tâm công tác hơn – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Điểm tiêm đầu trong đợt tiêm chủng thứ 5 tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM (quận Phú Nhuận) – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Người được tiêm chờ phản ứng sau tiêm – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Viện Y dược học dân tộc TP.HCM chú trọng vào việc hỗ trợ công tác xử lý cấp cứu và các vấn đề sau tiêm cho người dân, bố trí các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ thăm khám khi có trường hợp đặc biệt xảy ra – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ông Lê Minh Hà (ngụ quận Phú Nhuận) có tiền sử dị ứng thuốc nên đợt trước không tiêm, đợt này ông an tâm tiêm tại viện vì công tác chuẩn bị tốt và có phòng cấp cứu khi cần thiết – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Tài xế nhận lại hơn 240 triệu đồng bỏ quên ở chốt kiểm dịch
Bỏ quên túi đựng hơn 240 triệu đồng khi khai báo y tế, một tài xế quay lại chốt kiểm dịch tìm kiếm với hy vọng mong manh và may mắn được tình nguyện viên trực chốt tại đây trao trả lại.
Trưa 19/7, anh Y Phong Êban - Bí thư Đoàn xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) - cho biết, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 của xã vừa trao trả lại trên 240 triệu đồng cùng tài sản cho người dân bỏ quên trong quá trình dừng xe tại chốt để khai báo y tế.
Nam tài xế được trả lại trên 240 triệu đồng bỏ quên ở chốt kiểm dịch (Ảnh: CTV).
Theo anh Y Phong, vào khoảng 21h ngày 18/7, khi đang điều phối lực lượng thanh niên tham gia trực chốt kiểm soát dịch thì nhận được tin báo của em Phạm Hữu Trí (18 tuổi, trường THPT Trần Phú - Bí thư Đoàn thôn 6 xã Hòa Phú) về việc phát hiện một chiếc túi màu đen của người dân để quên tại bàn khai báo y tế.
Lúc này, anh Y Phong cùng Trí kiểm tra sơ bộ ngăn ngoài thấy có một điện thoại di động cùng các vật dụng cá nhân khác. Do đang rất bận công việc nên mọi người không kiểm tra kỹ, chỉ yêu cầu Trí mang đi cất chờ người dân quay lại lấy.
Em Trí thường xuyên trực tại chốt kiểm soát dịch.
Khoảng 23h cùng ngày, anh Lê Trọng Linh (ngụ phường Bến Cát, tỉnh Bình Dương) cùng 3 người bạn đi xe ô tô đến chốt tìm kiếm chiếc túi bỏ quên.
"Anh Linh mô tả chiếc túi có điện thoại cùng số tiền hơn 240 triệu đồng bên trong. Qua đối chiếu, thấy đúng như lời tài xế nói nên chúng tôi đã trao trả lại tài sản cho anh Linh và nhờ lực lượng y tế tại chốt chứng kiến, xác nhận", anh Y Phong cho hay.
Nhận được tiền, tài xế Linh xúc động: "Đây là tiền bán hàng và lấy hàng nên tôi rất lo sẽ không tìm lại được, sẽ là một tổn thất lớn trong mùa dịch. Khi quay lại, tôi cũng chỉ để tìm kiếm với hy vọng mong manh chứ không nghĩ sẽ tìm được nữa. Tôi xin cảm ơn lực lượng đoàn thanh niên đã giúp tìm được tài sản lớn".
Chia sẻ với PV, Trí kể lại, khi đang làm việc, em để ý có một chiếc túi nằm trên bàn 30 phút nhưng không có ai đến lấy. Ngay lúc này, Trí lập tức thông báo với mọi người và mang cất chiếc túi đi.
"Khi nhận lại được tài sản tài xế xúc động như sắp khóc vì tưởng mất số tài sản lớn trong mùa dịch khó khăn này. Em cảm thấy rất vui khi mình cùng mọi người đã góp phần làm được một việc nhỏ giúp người khác", Trí nói.
Tại chốt kiểm soát dịch, do vội vàng nên người dân thường để quên chứng minh nhân dân, bằng lái xe... nhưng đều được các thanh niên tình nguyện xã Hòa Phú cất giữ cẩn thận và trả lại.
Anh Y Phong và Trí tại chốt kiểm soát dịch.
Được biết, Trí vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cả trước và sau khi kết thúc kỳ thi, Trí đều xung phong tình nguyện tham gia tại chốt kiểm soát dịch bệnh.
"Em sống cùng ông bà ngoại đã lớn tuổi nên mỗi khi làm nhiệm vụ về em đều ý thức việc vệ sinh cá nhân thật kỹ càng, giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn cho ông bà. Làm việc tại chốt kiểm dịch tuy rất mệt và vất vả nhưng chúng em vẫn luôn cố gắng tình nguyện hỗ trợ lực lượng chức năng", Trí tâm sự.
Thành Đoàn TP Buôn Ma Thuột đã có tờ trình về việc xem xét khen thưởng đột xuất, động viên đối với đoàn thanh niên tại chốt kiểm soát dịch xã Hòa Phú.
F1 cách ly tại nhà: 'Yên tâm và thoải mái' Hiện TP.HCM đã có hơn 2.000 trường hợp F1 đang được cách ly tại nhà ở 13 quận huyện. Người cách ly tại nhà cho biết rất yên tâm, thoải mái và đề xuất TP cần mở rộng mô hình này nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung. Một gia đình trong khu dân cư ở đường Nguyễn Trọng Tuyển...