Nhiều người đàn ông sống như khách trọ trong chính căn nhà mình
Anh có thể làm giám đốc, làm trưởng phòng, là bác sĩ, là kĩ sư… Có thể ngoài kia, cả trăm, cả ngàn người ngưỡng mộ, trọng vọng. Nhưng khi bước trở về nhà, vợ con chỉ mong anh là một người cha, người chồng rất đỗi bình thường.
Người đời có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Hai người cùng vun vén, cùng dốc tâm dốc sức cho hạnh phúc gia đình. Nhưng có phải đàn ông chỉ cần “xây nhà”, chỉ cần kiếm tiền là nghiễm nhiên sẽ có một mái ấm. Và người phụ nữ cũng chỉ cần như thế từ người đàn ông?
Nhiều người đàn ông biết ‘xây nhà’ nhưng lại sống như khách trọ trong chính căn nhà mình – Ảnh minh họa: Internet
Cuộc đời này rất lạ, nhiều người đàn ông biết “xây nhà”, giỏi “xây nhà”, có địa vị ngoài xã hội, kiếm được nhiều tiền nhưng lại sống chẳng khác gì khách trọ trong chính căn nhà mình. Đi sớm về trễ là chuyện thường xuyên. Tệ hơn nữa, họ phó thác chuyện con cái, chuyện nội ngoại, chuyện gia đình cho vợ. Họ làm chủ gia đình nhưng không hề biết vợ con mình sống có vui vẻ, có hạnh phúc không.
Với nhiều người đàn ông, nhà là nơi chỉ để về ngủ mỗi buổi tối không hơn không kém. Lấy lí do vì công việc, họ tất bật đi làm chẳng kịp chào con. Những buổi tối, cũng lấy lí do công việc mà nhậu nhẹt say sưa, khi về đến nhà thì con đã ngủ. Khi đó, người đàn ông chỉ biết leo lên giường và ngủ. Để sáng hôm sau tiếp diễn sự vô tâm, vô tình của mình.
Đàn ông phó thác chuyện “xây tổ ấm” cho vợ. Cứ tự huyễn hoặc rằng, bản thân mình đang vì gia đình, đang vì tương lai của con cái. Họ tự cho rằng bản thân mình là trụ cột, là vĩ đại và vợ con đang có một cuộc sống tốt đẹp. Nhưng họ đâu biết rằng, người đàn bà của mình cô đơn như thế nào khi có một người chồng vô tâm đến như vậy!
Dẫu anh là giám đốc, là bác sĩ, ngoài kia được bao nhiêu người ngưỡng vọng nhưng vợ con chỉ cần anh là người chồng, người cha rất đỗi bình thường -Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Người vợ nào cũng cần chồng trở về nhà sau một ngày làm việc ngoài kia. Cần hiện diện trong mỗi bữa cơm, cần có mặt trong những nỗi vui buồn, những dịp đặc biệt của gia đình. Người con nào cũng cần có cha quan tâm, thương yêu. Dẫu chỉ là ngồi dạy con làm bài tập về nhà. Dắt con đi chơi công viên, hay đơn giản chỉ là có mặt ở nhà mỗi buổi tối. Nhiều đứa trẻ có tiền, có nhiều đồ chơi đắt tiền nhưng không hề thấy hạnh phúc bởi vắng bóng tình yêu thương từ người cha.
Đàn ông có thể làm giám đốc, làm trưởng phòng, là bác sĩ, là kĩ sư. Có thể ngoài kia, cả trăm, cả ngàn người ngưỡng mộ, trọng vọng. Nhưng khi anh bước trở về nhà, vợ con của anh chỉ mong anh là một người cha, người chồng rất đỗi bình thường. Nghĩa là gác bỏ hết mọi công việc, mọi gánh nặng, cả vinh quanh, tất bật ngoài kia. Như những người đàn ông bình thường khác. Xắn tay lên giúp vợ việc nhà, chơi đùa với con, cùng nhau ăn bữa cơm vui vẻ. Hạnh phúc với đàn bà được định nghĩa – rất giản đơn như vậy đó!
Hôn nhân không thể hạnh phúc nếu đàn ông cứ lạnh nhạt, thờ ơ với vợ con của mình – Ảnh minh họa: Internet
Cưới nhau rất dễ nhưng sống với nhau hạnh phúc thì rất khó. Đàn ông bởi vì không hiểu những điều phụ nữ cần nên cho rằng phụ nữ quá tham lam, quá lắm lời khi yêu cầu, đòi hỏi đàn ông biết quan tâm cho gia đình nhiều hơn. Tiền quan trọng nhưng không thể mang lại hạnh phúc nếu như người đàn ông sống thờ ơ, sống lạnh nhạt với chính vợ con của mình.
Theo phunuvagiadinh.vn
Chồng vô tâm sao cứ mãi đòi hỏi vợ phải tận tâm?
Đàn ông luôn vô tâm, chỉ biết nghĩ cho mình, vậy tại sao lại đòi vợ phải tận tâm vì mình?
Có bao giờ đàn ông chịu hiểu cho người phụ nữ bên cạnh mình chưa? Có bao giờ cánh mày râu thử có tâm với vợ một lần chưa? Nếu chưa, tại sao các anh đòi vợ phải tận tụy, hy sinh hết lòng? Xin hãy một lần nghĩ cho người vợ của mình. Đừng mãi chạy theo những thứ hào nhoáng để rồi đánh rơi những điều quý giá nhất.
Đàn ông vô tâm, lấy quyền gì đòi đàn bà phải tận tâm? - Ảnh minh họa: Internet
Anh thường chê chị lắm lời, không đủ bao dung, không đủ rộng lượng, không đủ yêu thương. Nhưng ngày chị sinh, anh vẫn còn miệt mài với những hợp đồng của công ty. Anh không thèm gọi cho vợ 1 cuộc điện thoại khi đi công tác.
Anh chưa bao giờ hỏi chị có mệt không, vết thương khi mổ còn đau không? Sự bất công này chị đã chịu hơn 5 năm nay mà không một lời oán than. Nếu có than thở, anh cũng nói đàn bà như chị không hiểu chuyện đàn ông. Không hiểu được những vất vả mà anh đang gánh chịu.
Người phụ nữ trong hôn nhân có phải đã chịu quá nhiều thiệt thòi? - Ảnh minh họa: Internet
Anh cho mình cái quyền xem thường chị, nhưng lại không cho phép chị hỏi han việc riêng của mình. Chị đi đâu cũng báo với anh nhưng anh đi đâu chẳng thèm nói chị một tiếng. Mỗi lần chị muốn tâm sự, anh lại gạt đi.
Có thể thấy trong mỗi cuộc hôn nhân, đàn bà thường là người lo nghĩ nhiều hơn. Chuyện nhà cửa, con cái ốm đau, thậm chí những việc liên quan đến nhà chồng. Nhưng rồi sau tất cả, họ được gì?
Đàn bà đã gánh chịu nhiều thứ khiến bản thân trở nên đáng thương - Ảnh minh họa: Internet
Đàn ông khi vui thì nâng niu, chiều chuộng vợ. Khi buồn thì lại mang vợ ra làm bao cát trút giận. Vậy mà các anh bảo vợ phải ngoan, phải biết nghe lời, có phi lý quá không?
Trên đời này ai sẽ hiền lành mãi để mặc người khác chà đạp? Ai đủ bao dung để mặc người khác làm tổn thương? Vợ cũng là con người. Cô ấy cũng biết đau, biết tủi thân.
Đàn ông cứ mãi đòi hỏi đàn bà phải tận tâm...
Các anh luôn vô tâm, vậy tại sao lại đòi hỏi vợ phải có tâm với mình? Khi nhậu nhẹt, ăn chơi, các anh có nghĩ đến vợ ở nhà một lòng ngóng trông không? Khi ở ngoài trêu hoa ghẹo nguyệt, các anh có nghĩ đến việc mình đã có gia đình không?
Các anh có từng nghĩ cho những khổ sở và vất vả mà một người phụ nữ đang gánh chịu? Không chỉ là nỗi đau thể xác khi sinh nở mà còn về tinh thần khi sống chung với người vô tâm?
... trong khi họ chưa bao giờ nghĩ cho vợ mình - Ảnh minh họa: Internet
Nếu muốn vợ tận tâm với gia đình thì các anh phải là một người chồng có trách nhiệm trước đã. Khi đó, vợ tự khắc sẽ biết quan tâm đến mái ấm của mình.
Theo phunuvagiadinh.vn
Con trai không biết làm việc nhà, coi chừng ế vợ Vấn đề là con gái bây giờ đã biết nhìn nhận cuộc sống hôn nhân công bằng, mạnh mẽ, thẳng thắn và bản lĩnh hơn so với bà, với mẹ nó ngày trước. Chị dâu tôi vừa lau nhà, vừa mắng mỏ đứa con trai: "Con trai mà không biết làm việc nhà là ế vợ, bị vợ bỏ ráng chịu". Chồng chị...