Nhiều người dân ‘ngậm đắng’ trước mánh khóe ‘mua hàng trả lại tiền’
Các chương trình “mua hàng trả lại tiền” nhắm đến những người già, phụ nữ, người hạn chế hiểu biết len lỏi ở các vùng quê ở Hà Tĩnh.
Nhiều người dân cả tin nghe lời những kẻ lạ mặt đã phải “ngậm trái đắng” khi bỏ ra số tiền lớn để mua hàng hóa.
Địa điểm nơi nhóm người thuê để tổ chức các chương trình bán hàng cho người dân – Ảnh: LÊ MINH
Ngày 29-7, một nhóm người với danh nghĩa nhân viên của một công ty đến thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tổ chức chương trình “Người nội trợ thông minh”. Trước ngày tổ chức chương trình, nhóm người này “đi từng ngõ, gõ từng nhà” gửi giấy mời cho người dân đến tham dự chương trình.
Để thu hút nhiều người tham gia, nhóm này hứa hẹn những người đến trước 7h sáng sẽ nhận được một can dầu ăn 2 lít, còn sau 7h30 chỉ nhận được một gói bột canh. Theo đó, đúng ngày diễn ra chương trình, hàng chục phụ nữ, người già ở thị trấn Cẩm Xuyên kéo nhau đến tham dự.
Thực hiện lời hứa cũng như bước đầu tạo niềm tin, nhóm người này tặng dầu ăn cho người đến đúng giờ tham gia chương trình, đồng thời khởi động chương trình bằng cách giới thiệu bán các mặt hàng thực phẩm rẻ tiền. Tiếp đó, đưa các sản phẩm đồ điện tử ra giới thiệu, tổ chức chương trình “Mua hàng trả lại tiền”.
Bà Lê Thị Ngọ (70 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên) cho biết đội ngũ nhân viên trong chương trình tư vấn, giới thiệu tính năng và sản phẩm bếp hồng ngoại với giá bán 4,1 triệu đồng/chiếc.
Lúc này, có hai người ở tổ dân phố 4, thị trấn Cẩm Xuyên mua và được nhân viên chương trình trả lại tiền cho họ, kèm theo lý do tặng quà để tri ân khách hàng.
Thấy mua hàng được trả lại tiền, nhiều người tham gia chương trình tiếc nuối vì không tranh thủ mua những sản phẩm khuyến mãi này. Sau những lần trả lại tiền, đơn vị bán hàng hẹn 12h trưa cùng ngày quay trở lại để nhận những món hàng giá trị hơn vào giờ vàng giá sốc.
Video đang HOT
Có được niềm tin từ người dân, các nhân viên của chương trình thực hiện thủ đoạn hướng dẫn người dân nộp 100.000 đồng lấy phiếu mua hàng tham dự để nhận nhiều quà tặng tri ân, khuyến mãi khủng trong khung giờ vàng.
Bà Ngọ bỏ ra 8,8 triệu đồng để mua hàng của nhóm người lạ với giá cao – Ảnh: LÊ MINH
Đến giờ hẹn, gần 100 người đã mua phiếu trước đó tập trung chờ chương trình tri ân khách hàng với suy nghĩ ban tổ chức sẽ tri ân, mua hàng trả lại tiền như buổi sáng. Người mua ít nhất là 600.000 đồng, cao nhất khoảng 15 triệu đồng.
Đơn cử như bà Ngọ mua 3 sản phẩm gồm nồi áp suất trị giá 4,1 triệu đồng, bếp hồng ngoại trị giá 4,1 triệu đồng, chảo chống dính có giá 600.000 đồng và được tặng kèm theo một chảo điện đa năng cùng một chai dầu xoa bóp. Tổng số tiền bà Ngọ phải bỏ ra là 8,8 triệu đồng.
Sau khi bán hàng, người dân nhận hàng và chuyển tiền xong, nhóm người này nhanh chóng lên xe bỏ trốn. Đáng nói, người dân đã mua hàng khi về đối chiếu mới biết đã mua nhầm hàng với giá cao hơn rất nhiều trên thị trường.
Chương trình này không chỉ xảy ra ở thị trấn Cẩm Xuyên, mà còn diễn ra ở các địa phương khác ở huyện Cẩm Xuyên.
Bà Lê Thị Doan ở thị trấn Cẩm Xuyên cũng than thở sau khi mua hàng của nhóm người lạ mới biết giá cao hơn nhiều so với thị trường – Ảnh: LÊ MINH
Cần tỉnh táo trước các chiêu trò lừa đảo
Theo đại úy Nguyễn Văn Trung – phó trưởng Công an thị trấn Cẩm Xuyên, khi chương trình diễn ra vào buổi sáng, lực lượng công an đã có mặt kiểm tra các hồ sơ pháp lý thì bên phía doanh nghiệp đều đáp ứng đầy đủ và có thể thực hiện giao dịch thương mại tại địa phương.
Quá trình bán hàng cho thấy doanh nghiệp chỉ quảng bá sản phẩm cùng các chương trình khuyến mãi, còn người dân đăng ký tên tuổi rồi tự nguyện mua hàng.
“Nhưng đến buổi chiều, khi nghe người dân báo, chúng tôi đã nhanh chóng có mặt để xác minh. Khó khăn ở đây là các đối tượng lừa đảo này đã núp bóng doanh nghiệp, lợi dụng quy định của pháp luật trong hoạt động xúc tiến thương mại, với đầy đủ các giấy tờ pháp lý để hoạt động” – đại úy Trung nói.
Thượng tá Phan Ngọc Tố – trưởng Công an huyện Cẩm Xuyên – cho biết Công an huyện đang phối hợp cùng địa phương làm việc với người dân mua hàng để xác minh từng món hàng mà người dân đã mua, nguồn gốc, xuất xứ của từng món hàng.
Đồng thời phối hợp với công an địa phương nơi công ty đăng ký kinh doanh có các sản phẩm bán cho người dân vừa qua để xác minh tư cách pháp nhân và từng lĩnh vực đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp này. Xác minh, điều tra, làm rõ vụ việc trên và tiến hành xử lý vi phạm của công ty theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch huyện Lệ Thủy nói thẳng lý do khó thống kê số tiền từ thiện của Thủy Tiên
Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết địa phương chưa thống kê đầy đủ hoạt động từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên theo yêu cầu của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Ngày 13/11, ông Đặng Đại Tình, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã có cuộc trao đổi với PV về lý do tại sao địa phương này không thể thống kê đầy đủ hoạt động từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên theo yêu cầu của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Theo đó, huyện này cũng đã trao đổi với Bộ Công an về những khó khăn trong công tác thống kê số tiền hỗ trợ của đoàn ca sĩ Thủy Tiên. Cơ quan công an cho biết sẽ cùng phối hợp với huyện để làm rõ.
Ông Tình cho biết, vào đợt lũ xảy ra tháng 10/2020, đoàn của ca sĩ Thủy Tiên có về hỗ trợ cho nhiều hộ dân bị ảnh hưởng tại địa bàn gồm 7 xã: Sơn Thủy, Liên Thủy, Hồng Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Thanh Thủy.
Tuy nhiên, đoàn này không thông qua huyện mà trực tiếp về xã nên huyện không thể thống kê chính xác số tiền hỗ trợ.
Trước đó, bà Phạm Thị Hân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình, xác nhận với PV trong năm 2020, đoàn từ thiện của ca sĩ Thuỷ Tiên có về hỗ trợ cho người dân của tỉnh.
Tuy nhiên, đoàn của Thuỷ Tiên không thông qua Mặt trận Tổ quốc khi đến giúp đỡ người dân Quảng Bình mà chủ động liên lạc với chính quyền các địa phương dưới để trao tiền trực tiếp.
Về số tiền cụ thể mà đoàn từ thiện ca sĩ Thuỷ Tiên trao tặng cho người dân tỉnh Quảng Bình, bà Hân cho hay Mặt trận Tổ quốc tỉnh không nắm được.
Theo bà Hân, theo nguyên tắc để xác nhận con số cụ thể số tiền, quà thì bây giờ trao ở địa phương nào, số tiền bao nhiêu thì các địa phương thống kê và xác nhận. Bản thân Mặt trận Tổ quốc không tham gia nên không thể nắm được cụ thể.
"Nhân dân Quảng Bình rất trân quý khi trong lúc khó khăn đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các đoàn từ thiện trong đó có ca sĩ Thuỷ Tiên. Đó là hành động rất đáng quý.
Bây giờ nếu xác minh thì phải đến từng xã, thống kê cụ thể trao bao nhiêu suất, suất bao nhiêu tiền mới có con số cụ thể.
Mặt trận thì không tham gia, không dính dáng thì không nắm được cụ thể. Mặt trận chỉ nắm được là trao hỗ trợ cho 15.000 trường hợp ở các huyện, còn số tiền chính thức thì không rõ", bà Hân khẳng định.
"Hoạt động từ thiện là rất đáng quý nhưng cách làm phải minh bạch, bài bản, thông qua các cơ quan cụ thể để tránh sự việc đáng tiếc", bà Hân nói.
Trước đó, vào ngày 8/10, Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an cho biết cũng đã phối hợp với UBND và UBMTTQ các cấp ở 7 tỉnh miền Trung nhằm xác minh, cung cấp thông tin về số tiền cứu trợ mà nhân dân các địa phương này nhận được từ ca sĩ Thủy Tiên trong mùa lũ năm 2020.
7 tỉnh miền Trung bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Đình chỉ công tác Bí thư kiêm Chủ tịch huyện để điều tra về vi phạm lối sống Ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, kiêm Chủ tịch UBND H.Cô Tô (Quảng Ninh) bị đình chỉ công tác để điều tra về hành vi vi phạm lối sống, đạo đức đảng viên do người dân tố cáo. Ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, kiêm Chủ tịch UBND H.Cô Tô (Quảng Ninh) bị đình chỉ công tác để điều...