Nhiều người dân có nguy có phơi nhiễm dioxin
Ngày 11-4, tại Hà Nội diễn ra hội thảo đánh giá về hiện trạng ô nhiễm dioxin tại Việt Nam. Sân bay Đà Nẵng đang được Mỹ hỗ trợ xử lí dioxin bằng công nghệ hấp thụ nhiệt, sân bay Biên Hòa và sân bay Phù Cát đang trong quá trình lựa chọn công nghệ phù hợp.
Ông Lê Kế Sơn, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 33 (Ban chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam) cho biết: qua khảo sát, sân bay Biên Hòa bị ô nhiễm dioxin rộng nhất, do đây vốn là địa điểm được sử dụng làm nơi chứa, bơm các chất diệt cỏ lên máy bay đi phun rải trong chiến dịch Ranch Hand (1961-1971) và chiến dịch Pacer Ivy (1971-1972).
Hai khu vực lớn bị ô nhiễm được xác định là khu Z1 và Pacer Ivy, với khối lượng đất và trầm tích bị ô nhiễm khoảng 240.000m3. Ở sân bay Đà Nẵng, ô nhiễm chủ yếu giới hạn ở phía đông bắc, cuối đường băng sân bay với khoảng 70.000m3. Phù Cát là nơi ô nhiễm với qui mô nhỏ nhất, với khoảng 7500m3.
Sân bay Đà Nẵng xử lý dioxin bằng công nghệ hấp thụ nhiệt
Đà Nẵng là nơi duy nhất được xử lí ở qui mô toàn diện bằng phương pháp hấp thụ nhiệt, với sự giúp đỡ của Chính phủ Mỹ. Công việc thiết kế đã hoàn thành trong năm 2012, dự kiến tới 2016 sẽ hoàn tất việc xử lí dioxin.
Video đang HOT
Tại sân bay Biên Hòa và Phù Cát, việc lựa chọn công nghệ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm. Công nghệ MCD (xử lí bằng hệ thống phá hủy cơ hóa) đã được thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa.
Mặc dù 94.000m3 đất ô nhiễm tại khu Z1 (nơi ô nhiễm nặng nhất trong sân bay Biên Hòa) đã được Bộ Quốc phòng tiến hành cô lập song các mẫu đất, trầm tích, sinh vật ở một số hồ cách khu Z1 còn có nồng độ dioxin rất cao.
Nước mưa chảy qua khu ô nhiễm ở phía tây nam sân bay, theo đường thoát nước gây ô nhiễm cho các cánh đồng ở vùng phụ cận. Việc nhiều người dân bất chấp các khuyến cáo tiếp tục đánh bắt thủy sản từ các hồ trong sân bay đã làm gia tăng nguồn phơi nhiễm dioxin tại Biên Hòa.
Ông Sơn cho biết thêm, qua điều tra khảo sát, trong máu của một số người dân nuôi trồng thủy sản trong sân bay có nồng độ dioxin ở mức rất cao. Một số phường gần sân bay Biên Hòa có nguy cơ phơi nhiễm dioxin cao là phường Quang Vinh, Bửu Long, Tân Phòng, Trung Dũng…
Việc xử lí ô nhiễm dioxin đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn và công nghệ phải phù hợp trong điều kiện Việt Nam. Với khoảng 240.000m3 đất và trầm tích bị nhiễm dioxin, việc xử lí ước tính cần khoảng 270 triệu USD.
Theo ANTD
Đồng bào Khmer mừng tết Chôl Chnăm Thmây
Tại TP.Cần Thơ hôm qua, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, dự họp mặt mừng tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.
Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer mang ý nghĩa đón mừng năm mới. Ảnh: VGP/Thành Chung
Phat biêu tai buôi hop măt, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Pho Thu tương Vu Văn Ninh nhấn mạnh, với những chính sách chăm lo của Đảng và Nhà nước, diện mạo các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi mới và có những chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí được nâng cao khá rõ rệt, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. Truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo tiếp tục được phát huy. Hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước có nhiều tiến bộ. Đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer từng bước phát triển.
Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, đời sống của một bộ phận đồng bào còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (25%), tình hình an ninh, chính trị còn tồn tại những yếu tố phức tạp; hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước vẫn còn những khó khăn.
Phó Thủ tướng trao Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Ảnh: VGP/Thành Chung
Pho Thu tương Vu Văn Ninh khăng đinh, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer phát triển hơn nữa.
Nhân dip nay, Pho Thu tương kêu gọi toàn thể đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tích cực tham gia các phong trào thi đua nhất là thi đua học tập, thi đua sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới.
Pho Thu tương đê nghi các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer nỗ lực đẩy mạnh công tác Phật sự, đưa hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước ngày càng thiết thực, hiệu quả; chăm lo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ngày càng phong phú, đa dạng.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng với các bộ, ngành Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trong vùng thực hiện thật tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, lĩnh vực tôn giáo và an sinh xã hội; tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống cho đồng bào, nhất là người nghèo để đồng bào được hưởng trọn vẹn niềm vui nhân Tết Chol Chnam Thmay.
Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chol Chnam Thmay còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer năm nay diễn ra trong các ngày 14, 15, 16 tháng 4/2014 (tức ngày mùng 15, 16, 17 tháng 3 năm Giáp Ngọ). Trong thời gian này, bà con Khmer thường đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt.
Theo Việt Báo
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận thêm nhiệm vụ - Trong quyết định số 442/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ vừa ký về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận nhiệm vụ là Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ...