Nhiều người chết trong vụ sập cần cẩu, bê tông trên đường đang xây ở Thái Lan
Một cần trục giàn phóng và vài đoạn bê tông đúc sẵn đã đổ sập trên đường Rama II ở huyện Muang thuộc tỉnh Samut Kakhon của Thái Lan vào sáng sớm nay 29.11.
Vụ sập cần cẩu giàn phóng và vài đoạn bê tông nói trên xảy ra ở phía bên ngoài đường Rama II tại công trường xây dựng đoạn Ekachai-Ban Phaew thuộc đường cao tốc trên cao liên thành phố M82 ở khu Khok Krabue vào lúc 4 giờ 13 phút sáng 29.11, theo tờ Bangkok Post.
Cần cẩu giàn phóng và vài đoạn bê tông đúc sẵn đổ sập trên đường Rama II ở tỉnh Samut Sakhon (Thái Lan) vào sáng sớm 29.11. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH BANGKOK POST
Theo báo cáo sơ bộ, 4 công nhân xây dựng đã thiệt mạng và 10 người bị thương. Một quản đốc cho hay nhiều công nhân đã ngã xuống cùng với những đoạn bê tông đổ sập. Có 25 công nhân đã được cứu.
Tỉnh trưởng Samut Sakhon Naris Niramaiwong phát biểu tại hiện trường rằng vụ việc xảy ra khi cần cẩu giàn phóng đổ sập. Tỉnh trưởng Naris khuyên những người lái xe nên đi đường vòng vì tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở khu vực lân cận.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ giải tỏa khu vực để nhanh chóng khôi phục giao thông trên đường Rama II”, ông Naris tuyên bố.
Cận cảnh cần trục giàn phóng và một đoạn bê tông đúc sẵn đã đổ sập trên đường Rama II ở tỉnh Samut Sakhon (Thái Lan) vào sáng sớm 29.11. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH BANGKOK POST
Cảnh sát giao thông khuyến cáo người lái xe nên sử dụng đường Phetkasem và Borommaratchachonnari thay thế.
Ba xe cẩu di động đã được lệnh đến hiện trường để dọn dẹp đống đổ nát, dự kiến sẽ đến vào lúc 13 giờ cùng ngày.
Đường Rama II là tuyến đường chính và trực tiếp nhất nối thủ đô Bangkok của Thái Lan với khu vực phía nam, trong đó có thị trấn nghỉ dưỡng Hua Hin ở tỉnh Prachuap Khiri Khan. Các quan chức chính phủ đồng ý rằng tình trạng tắc nghẽn trên đường Rama II gây tổn hại đến du lịch vì du khách trong và ngoài nước lựa chọn những điểm đến khác để tránh bị kẹt xe.
Việc xây dựng đường cao tốc ở phía trên con đường này từ Bangkok đến Samut Sakhon nhằm rút ngắn thời gian di chuyển, nhưng sự chậm trễ trong công việc và các sự cố thường xuyên xảy ra cùng với việc ngăn không cho xe cộ lưu thông trên đường đã gây ra tình trạng tắc nghẽn thậm chí còn nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần và ngày lễ dài, theo Bangkok Post.
Miền Bắc Thái Lan chìm trong biển nước, nguy cơ đối diện "trận lũ thế kỷ"
Người dân ở 48 tỉnh thành phố của Thái Lan, bao gồm cả thủ đô Bangkok, đã được cảnh báo về khả năng xảy ra mưa lớn và lũ quét dự kiến sẽ kéo dài từ 13-18/9, với kịch bản xấu nhất về một trận lũ lụt thế kỷ.
Văn phòng tài nguyên nước quốc gia (ONWR) Thái Lan trong một bài đăng trên Facebook ngày 11/9 cảnh báo rãnh gió mùa sẽ di chuyển xuống nước này trong khoảng thời gian 13-18/9, kết hợp với gió mùa Tây Nam đang mạnh lên sẽ gây ra mưa lớn kéo dài với lượng mưa tăng cao ở một số khu vực.
ONWR đồng thời cảnh báo người dân ở các vùng dễ bị lũ lụt phải chuẩn bị ứng phó với tình trạng dòng chảy xiết và lũ lụt bất ngờ trong thời gian này. Theo đó, các khu vực dự kiến bị ảnh hưởng bởi lũ quét nằm ở 13 tỉnh phía Bắc, 8 tỉnh ở khu vực trung tâm và một số tỉnh ở khu vực phía Nam Thái Lan.
Nước sông Kok tràn vào huyện Muang của tỉnh Chiang Rai. Ảnh: Bangkok Post
Cục phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai Thái Lan cùng ngày thông báo lũ lụt và lở đất do ảnh hưởng của siêu bão Yagi đã cướp đi sinh mạng của 4 người ở miền Bắc Thái Lan. Trong đó, 2 người tử vong ở Chiang Mai và hai người khác tử vong ở Chiang Rai, gần biên giới Myanmar. 4 người khác bị thương và 5 người vẫn đang mất tích.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết thời tiết bất lợi xảy ra sau cơn bão Yagi đã ảnh hưởng đến khoảng 9.000 hộ gia đình ở Thái Lan. Theo trung tâm điều hành khẩn cấp quốc gia, tổng cộng có 29 người đã thiệt mạng tại Thái Lan trong các thảm họa liên quan đến mưa lớn kể từ đầu mùa mưa năm nay.
Wat Phasukkaram hay Wat Mai Lung Khon ở Chiang Rai chìm trong biển nước. Ảnh: Bangkok Post
Một tuyến đường tại Thái Lan bị sạt lở do mưa bão. Ảnh: Bangkok Post
Tại tỉnh Chiang Rai, giới chức địa phương cho biết đã xảy ra lũ lụt lớn ở huyện Mae Sai với mực nước lũ dâng cao khoảng 1 mét và liên tục chảy siết, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn hộ dân.
Tại công viên quốc gia Tham Luang-Khun Nam Nang Nong cũng thuộc huyện Mae Sai, nước lũ đã tràn vào hang Tham Luang trong ngày 11/9. Hiện, thuyền cao su vẫn không thể tiếp cận một số khu vực bị ngập lụt, nơi có hàng trăm người mắc kẹt và đang chờ được cứu giúp, lãnh đạo huyện Narongpol Kid-an cho biết.
Dòng nước lũ chảy mạnh đã khiến nỗ lực cứu hộ trở nên khó khăn tại các khu vực bị ảnh hưởng ở Thái Lan. Người dân tại khu vực ngập lụt được khuyến cáo nên di chuyển đến vùng đất cao hơn trong khi chờ sơ tán, nhưng không nên cố lội qua dòng nước chảy xiết để đảm bảo an toàn
Lũ lụt tại miền Nam Thái Lan, hơn 240.000 hộ bị ảnh hưởng Ngày 29/11, Cơ quan giảm thiểu và phòng ngừa thảm họa Thái Lan cho biết lũ lụt đang tấn công 7 tỉnh ở miền Nam nước này, khiến 4 người thiệt mạng, hơn 240.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt tại Narathiwat, Thái Lan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng đã...