Nhiều người cao tuổi suy giảm miễn dịch do lạm dụng corticoid
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, mặc dù đã có cảnh báo, nhưng nhiều người cao tuổi vẫn tự mua các thuốc có chứa corticoid điều trị vì hiệu quả trước mắt, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, trường hợp thứ nhất là bà Nguyễn Hồng 76 tuổi ( Long Biên, Hà Nội) được cấp cứu tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội trong tình trạng tụt huyết áp, lơ mơ, sốt cao, đau hông lưng trái. Bà Hồng có bệnh lý nền tăng huyết áp, đái tháo đường trên 10 năm, điều trị không thường xuyên. Do bị thoái hóa khớp vai nên bà thường xuyên tự mua và sử dụng thuốc giảm đau có chứa corticoid.
Các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp suy giảm miễn dịch do lạm dụng corticoid, người bệnh bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan kết hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thượng thận do thuốc dẫn đến tình trạng rất nặng có nguy cơ tử vong cao.
Ngay lập tức các bác sĩ điều trị theo phác đồ bù dịch, dùng vận mạch, phối hợp kháng sinh phổ rộng sớm, nuôi cấy tìm vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh. Bà Hồng cũng được hỗ trợ thở máy, theo dõi huyết động xâm lấn, lọc máu liên tục sớm. Tuy nhiên do có nhiều bệnh lý nền, thể trạng suy giảm miễn dịch, suy thượng thận do lạm dụng corticoid, người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết (Proteus mirabilis), nhiễm nấm phổi (Candida tropicalis) nên thời gian điều trị và hồi phục kéo dài.
Các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội thăm khám cho bệnh nhân. (Ảnh do BVCC).
Trường hợp thứ hai là bà Ngô Minh (69 tuổi) có tiền sử viêm khớp dạng thấp 8 năm thường tiêm giảm đau tại phòng khám tư nhỏ, kết hợp uống thuốc Đông y. Gần đây bà tới BVĐK Tâm Anh Hà Nội khám trong tình trạng sốt cao, ho, khò khè, khó thở, rét run, nhịp thở nhanh… Bà Minh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm thùy giữa phổi phải nghi ngờ do phế cầu, căn nguyên mắc vi khuẩn kháng thuốc. Ngay lập tức người bệnh được điều trị kết hợp 2 loại kháng sinh trị vi khuẩn kháng thuốc. Sau 7 ngày bà Minh hết sốt, hết ho và khó thở; tổn thương phổi giảm.
TS.BS Lê Bá Ngọc (Trưởng khoa Nội tổng hợp) cho biết do người bệnh tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nam, thuốc bắc có chứa corticoid kéo dài gây tăng huyết áp, suy thượng thận, đái tháo đường. Đây cũng là yếu tố khiến người bệnh suy giảm miễn dịch, dễ mắc vi khuẩn do lây chéo khi đến khám chữa bệnh nhiều lần ở những cơ sở y tế thiếu uy tín.
Video đang HOT
Điều dưỡng khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội đang chuẩn bị thuốc cho người bệnh viêm phổi, suy thượng thận do lạm dụng corticoid. (Ảnh do BVCC).
Theo số liệu thống kê từ khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, số bệnh nhân nhập viện với tình trạng suy thượng thận vì lạm dụng corticoid gần đây tăng nhanh, chủ yếu là người cao tuổi.
Trong quý 3 năm 2023, khoa đã tiếp nhận 10 bệnh nhân phải nhập viện vì suy thượng thận cấp. Những bệnh nhân này nhập viện đều do biến chứng nhiễm trùng theo kèm nhưng viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết. Đây là hậu quả của việc người bệnh mắc phải tình trạng đau xương khớp đã tự điều trị bằng thuốc nam, thuốc bắc, uống thuốc giảm đau tự mua tại quầy hoặc theo khám ở những cơ sở y tế thiếu uy tín dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Corticoid (hay corticosteroid) là nhóm hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, thường sử dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, từ các bệnh về da đến các bệnh viêm khớp, viêm phổi; các bệnh tự miễn như dị ứng, lupus ban đỏ hệ thống. Việc ra hiệu thuốc mua liều dùng tức thời có thể giúp người bệnh đỡ ngay lập tức, nhưng về lâu dài các bệnh lý khác sẽ xuất hiện.
TS Lê Bá Ngọc lưu ý nhiều người có quan niệm sử dụng thuốc Đông y để tránh tác dụng phụ, nhưng nhiều cơ sở chữa bệnh Đông y đã pha trộn thuốc Tây y, đặc biệt là corticoid, không rõ hàm lượng trong đó. Người bệnh sử dụng trong thời gian dài bị suy thượng thận, viêm phổi, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh xương khớp nặng lên phải điều trị dài ngày, gây nguy hiểm tính mạng.
Vì vậy, khi có biểu hiện bất thường từ việc đau xương khớp không nên tự dùng các thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc Đông y không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, với đối tượng người cao tuổi cần điều trị và tái khám theo lịch của bác sĩ chuyên khoa để được sử dụng liều lượng và điều chỉnh thuốc theo từng giai đoạn, tránh lạm dụng hay tương tác thuốc bất lợi.
Những vị thuốc Đông y giúp làm chậm lão hóa
Con người dần già đi, đó là quy luật tự nhiên, nhưng có thể áp dụng một số biện pháp giữ gìn sức khỏe, bao gồm cả việc dùng thuốc có thể làm chậm lão hóa, dự phòng bệnh tật, kéo dài tuổi thọ...
Một số vị thuốc điển hình làm chậm lão hóa có thể phân ra 4 nhóm sau đây:
1. Nhóm chống oxy hóa giúp làm chậm lão hóa của cơ thể
Chậm lão hóa là mong ước của con người vì lão hóa là điều không thể tránh khỏi nên việc làm chậm lão hóa luôn được con người quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu và dần cải thiện nó.
Quá trình oxy hóa của cơ thể tạo ra các gốc tự do, đẩy mạnh quá trình lão hóa và làm phát sinh các bệnh lý ở tuổi trung niên và người cao tuổi cụ thể như các bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm miễn dịch hay quá mẫn miễn dịch...
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng các vị thuốc đông y như hà thủ ô, nhân sâm, linh chi, đan sâm, bổ cốt toái, hoàng tinh, kỷ tử, hoài sơn, đương quy... có tác dụng chống lại gốc tự do, làm chậm lão hóa.
Nhân sâm vị thuốc làm chậm lão hóa.
2. Nhóm cải thiện công năng nội tiết giúp làm chậm lão hóa
Trong quá trình già hóa, hệ thống nội tiết của cơ thể cũng trở nên suy thoái về cấu trúc và chức năng. Sự biến đổi này không diễn ra đồng thời và đồng tốc. Bắt đầu sớm nhất là thoái triển tuyến ức, sau đó đến tuyến sinh dục rồi tuyến giáp, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận.
Dễ thấy nhất là biến đổi ở thời kì mãn kinh, mãn dục. Nếu thời kì này diễn ra không bình thường thì rối loạn thần kinh nội tiết sẽ tạo điều kiện cho sự phát sinh và phát triển một số bệnh như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, loãng xương...
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhiều vị thuốc đông y như nhân sâm, "> nhân sâm, hoàng kỳ, ngũ gia bì, hà thủ ô, đỗ trọng, nhục thung dung, bổ cốt toái, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng làm chậm lão hóa, cải thiện công năng của các tuyến nội tiết, đặc biệt là hệ trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
Bản thân một số hoạt chất có trong các vị thuốc này có tác dụng tương tự như nội tiết tố vỏ thượng thận. Nhờ đó mà chúng có tác dụng điều tiết sự rối loạn hoặc suy thoái của các tuyến nội tiết, góp phần phòng làm chậm lão hóa.
3. Nhóm điều tiết công năng miễn dịch giúp làm chậm lão hóa
Quá trình lão hóa và tình trạng rối loạn miễn dịch có quan hệ với nhau rất mật thiết. Biểu hiện của sự rối loạn này là miễn dịch tế bào suy giảm, miễn dịch dịch thể sút kém và phát sinh tình trạng tự miễn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn và ung thư.
Các vị thuốc đông y tác động lên hệ miễn dịch theo ba hướng: Tăng cường miễn dịch (như nhân sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, hoàng tinh, linh chi, ngân nhĩ - mộc nhĩ trắng, kỷ tử, ngũ gia bì, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo...); ức chế đáp ứng miễn dịch (như thanh cao, xuyên khung, đại táo... ) và điều tiết miễn dịch (như đại hoàng, đương quy, tam thất, đỗ trọng...).
Vị thuốc đỗ trọng điều tiết hệ miễn dịch giúp làm chậm lão hóa.
4. Nhóm tác dụng toàn thân (công năng của các tạng phủ) giúp làm chậm lão hóa
Có thể nói lão hóa là một quá trình diễn ra ở nhiều nơi và ở nhiều mức độ khác nhau từ mức phân tử, tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, các tạng phủ không già cùng một lúc và với tốc độ khác nhau. Bởi vậy, vấn đề lựa chọn hợp lý và cải thiện công năng các tạng phủ một cách đầy đủ, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Hay nói cách khác là làm chậm lão hóa.
Đi bộ nhanh giúp chống lão hóa và phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm
Tùy theo đặc tính của từng vị thuốc mà tác dụng làm chậm lão hóa, cải thiện công năng các tạng phủ cũng có những điểm khác nhau. Ví như nhân sâm, thạch xương bồ, bạch linh... có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, làm tăng khả năng ghi nhớ và lập lại trạng thái thăng bằng giữa hưng phấn và ức chế... giúp làm chậm lão hóa.
Đan sâm và ">tam thất lại có sở trường trong việc nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, làm tăng sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy cải thiện cung lượng tim, làm giảm sức cản ngoại vi và ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch.
Nguy cơ xuất hiện 'bệnh X' do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Trong danh sách mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật hồi tháng 11/2022, "bệnh X" là cụm từ các nhà khoa học dùng để chỉ một mầm bệnh chưa biết, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên thế giới. Ảnh minh họa: GETTY IMAGES Các nhà nghiên cứu ở Malaysia...