Nhiều người bị rụng lông mi do… ve rận làm tổ
Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rụng mi mắt, sẩn ngứa da nghiêm trọng do nhiễm ký sinh trùng ve, rận.
Nữ bệnh nhân rụng mi, đỏ sần da mặt vì ký sinh trùng demodex
Chiều 4/5, bác sĩ Đinh Thị Thảo – phụ trách Trung tâm Da liễu thẩm mỹ Hùng Vương, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương – cho biết, gần đây, đơn vị này tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám với biểu hiện: rụng mi, ngứa da, châm chích mặt nhiều, da ngày một sần lên nghiêm trọng.
Kết quả xét nghiệm cho thấy các bệnh nhân này bị nhiễm loài rận chuyên ký sinh trên da mặt người – demodex .
Theo các bác sĩ, demodex là loại ký sinh trùng thuộc họ ve, rận. Có hai loại demodex thường gặp là loại dài, ký sinh ở nang lông, tóc và loại thứ 2 là loại ngắn, ký sinh ở tuyến bã, thường thấy ở vùng ngực, lưng, da người.
Khi bị nhiễm ký sinh trùng này, bệnh nhân có thể bị đỏ da, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, có cảm giác kiến bò trên da, tình trạng mụn trứng cá cũng trở nên nặng nề hơn.
Video đang HOT
Đặc biệt, d emodex dễ bùng phát ở những làn da sử dụng kem trộn, rượu thuốc do bị lột tẩy đi hoàn toàn lớp hàng rào bảo vệ da. Bệnh này hay chẩn đoán nhầm với mụn trứng cá đỏ, viêm da tiếp xúc, viêm da quanh miệng.
Demodex là ký sinh trùng dễ gây bùng phát bệnh sau khi dùng corticoid hoặc rượu thuốc, mỹ phẩm kém chất lượng
Căn bệnh khiến người đàn ông không thể nằm ngủ
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi đến khám do đau vùng lưng, tê yếu hai chân.
Ảnh minh hoạ
Theo lời người bệnh, anh từng bị đau lưng nhiều đợt và đã đi khám, điều trị thuốc tại nhiều bệnh viện khác nhau nhưng tình trạng không thuyên giảm. Hai tháng gần đây tình trạng đau lưng tăng nhiều, không thể nằm ngủ, phải ngồi để ngủ, xuất hiện tê, yếu hai chân, khó khăn khi di chuyển.
Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám và chỉ định chụp cộng hưởng từ cộng sống lưng, kết quả thấy có hình ảnh khối u trong ống sống ngoài tủy vùng ngực ngang mức đĩa đệm T7-T8, kích thước 15 x 26mm, theo dõi u Schwannoma/ Neurofibroma. Khối u chèn ép tủy ngực ngang mức và rễ thần kinh tương ứng.
Trước đó, đầu tháng 4, Khoa Ngoại Tiệt niệu- Thần kinh, BV Trường Đại học Y - Dược Huế cũng tiếp nhận một trường hợp mắc bệnh u Schwannoma.
Bệnh nhân nữ 40 tuổi có tiền sử bị đau lưng đã hai năm nay, triệu chứng nặng hơn khi cúi hoặc xoay và đi lại, giảm khi bệnh nhân ngồi, đau ngày càng trở nên trầm trọng nên xin vào viện.
Qua thăm khám, bệnh nhân đau cột sống thắt lưng lan xuống hai chân hai bên kèm yếu liệt hai chi dưới, khiến bệnh nhân không thể đi lại được, đại tiểu tiện rối loạn mức độ nhẹ, đặc biệt bệnh nhân không nằm ngửa được vì đau lưng và đau lan xuống hai chân, co rút theo kiểu rễ khiến bệnh nhân phải ngủ ở tư thế ngồi.
Hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy một khối u kích thước khổng lồ 67x21x18mm trong màng cứng, ngoài tủy chèn ép vào chóp tủy ngang mức đốt sống D12 - L2. Phẫu thuật vi phẫu lấy trọn khối u đã được thực hiện và giải phẫu bệnh cho kết quả u schwannoma. Bệnh nhân phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật và không có biến chứng gì đáng kể.
Theo ThS. BS Đinh Thị Phương Hoài, Khoa Ngoại Tiết niệu - Thần kinh, u Schwannoma trong ống sống có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào dọc theo chiều dài của cột sống, vị trí thường gặp nhất là vùng cột sống cổ và ngực.
U schwannoma được cấu tạo chủ yếu từ các tế bào schwann biệt hóa tốt, lành tính, và hay gặp trong màng cứng, ngoài tủy. U Schwannoma ít gây ra triệu chứng thần kinh trừ khi có kích thước lớn chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh. Trong đó, hội chứng chóp tủy là một biến chứng hiếm gặp của u schwannoma trong ống sống.
Ths. BS Đinh Thị Phương Hoài cũng nhấn mạnh, Schwannomas phát triển chậm, bệnh nhân thường không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào cho đến khi khối u tăng kích thước và gây triệu chúng chèn ép trong giai đoạn muộn.
Đau, thay đổi vận động và cảm giác, và rối loạn cơ vòng là những triệu chứng phổ biến nhất gợi ý u trong ống sống này.
Triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của khối u. Đau khu trú tại một vị trí u, và thường lan cả hai bên nhưng trong khoảng thời gian ngắn. Đau theo rễ ban đầu là do sự gián đoạn dẫn truyền thần kinh (viêm rễ thần kinh trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc do khối u chèn ép rễ.
Sau đó, khi tủy sống bị chèn ép nhiều hơn, gây yếu liệt hai chi dưới hoặc gây bệnh lý tủy. Tuy nhiên yếu liệt vận động hiếm khi là triệu chứng đầu tiên.
U có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất trong độ tuổi từ 40 - 60 tuổi, không có sự khác biệt về giới tính.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu - BVĐK Hùng Vương, phẫu thuật đóng vai trò chính trong điều trị. Bệnh tổn thương tại đường tiêu hóa, trung thất, ổ bụng phẫu thuật cắt bỏ u toàn bộ hoặc một phần nhằm tránh các di chứng thần kinh, chèn ép các cơ quan là lựa chọn ưu tiên.
Vì vậy cần phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và hình ảnh học cộng hưởng từ để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như góp phần đề ra hướng điều trị phẫu thuật phù hợp.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân khi có những dấu hiệu bất thường của cơ thể cần đến bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa và trang thiết bị hiện đại để được khám, chẩn đoán, điều trị sớm.
Thiếu nữ rộp môi do dùng son kém chất lượng Bệnh nhân 15 tuổi sau khi dùng son dưỡng môi giá 5.000 đồng, son kem lì 17.000 đồng đã bị sưng môi, nổi mụn mủ. Bác sĩ Phan Ngọc Huy, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, ngày 28/4, cho biết bệnh nhân đến khám với môi khô, sưng, ngứa, mưng mủ, đóng mày, rỉ máu. Tình trạng này khiến...