Nhiều người Ấn Độ nghĩ bệnh nhân Covid tử vong vì sóng 5G
Người dùng mạng xã hội tại Ấn Độ đang lan truyền tin giả sóng 5G “trộn” với không khí khiến người dân khó thở và chết dần, chứ không phải do Covid-19.
Theo giả thuyết này, những “bức xạ 5G” từ trạm viễn thông đã khiến không khí trở nên độc hại, gây nên tình trạng khó thở và khiến nhiều người chết dần. Theo SputnikNews , người dùng mạng xã hội tại Ấn Độ đã tin vào những giả thuyết này và lan truyền chúng, trong bối cảnh nhiều người nước này tử vong vì dịch Covid-19.
Thông tin này sau đó được khẳng định là tin giả. Nhà chức trách bang Uttar Pradesh của Ấn Độ sau đó đã phải ra thông báo, nhấn mạnh đây là các trường hợp tử vong do Covid chứ không liên quan đến “tia 5G” như các thông tin trên mạng xã hội. Mạng 5G cũng chỉ đang được thử nghiệm tại một vài khu vực của nước này, chứ chưa có mặt trên toàn quốc.
“Chúng tôi nhận được nhiều thông tin trên Facebook, WhatsApp và mạng di động, lan truyền thông tin rằng các thử nghiệm 5G đã phát tán bức xạ khiến mọi người chết dần. Đó không phải là sự thật”, thông báo của nhà chức trách Uttar Pradesh viết, đồng thời kêu gọi mọi người ngừng phát tán tin đồn, không kích động các hành động quá khích.
Video đang HOT
Cảnh báo về tin giả liên quan đến 5G tại Ấn Độ.
Ngoài việc gây hoang mang cho người dân, tin giả này mang đến nguy cơ thiệt hại lớn về tài sản. Nhiều người dân tại các quận Fatehpur, Siddharthnagar, Gorakhpur và Sultanpur của bang này liên tục có cách hành động đe dọa làm gián đoạn quá trình thử nghiệm 5G, hay “nhổ” các tháp viễn thông.
Sự phổ biến Internet đến những người cao tuổi, được cho là một phần nguyên nhân khiến các tin giả lan xa. Nhiều người là giáo sư, quan chức cũng tin và chia sẻ những các tin giả này.
Shiv Gurung, một quan chức trong ngành ngân hàng cho biết ông vô tình xem được một video nói rằng 5G gây ra các vấn đề về hô hấp. Ông đã chia sẻ chúng với hàng trăm người khác vì “không loại trừ khả năng này có thể xảy ra”.
Arjun Parashar, kỹ sư công nghệ 23 tuổi cho biết, mẹ anh vốn là một giáo sư Thực vật học – cũng tin vào chúng và chia sẻ cho bạn bè của bà trên WhatsApp. “Tôi cảm thấy bất lực khi chứng kiến cảnh mẹ mình – một người có trình độ học vấn cao lại tin vào chúng. Điều này vừa buồn cười, vừa kỳ quái”, Arjun nói.
Theo Arjun, mẹ anh có trình độ độ học vấn cao, nhưng hiểu biết hạn chế về công nghệ. Nếu 10 người cùng nói với bà một vấn đề giống nhau thì rất có thể bà sẽ tin. “Đây là lý do khiến những tin đồn về tia 5G gây chết người chứ không phải Covid, được lan xa”, Arjun Parashar nói.
Ấn Độ không nhập khẩu iPhone, Xiaomi và OPPO được sản xuất tại Trung Quốc
Động thái này cho thấy những căng thẳng thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa được tháo gỡ, thậm chí còn được đẩy lên cao hơn.
Xiaomi và Apple trở thành những nạn nhân mới nhất đối với căng thẳng thương mại gần đây giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Theo Reuters, Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) đã gây cản trở việc nhập khẩu smartphone kể từ tháng 8, và iPhone 12 cũng như các thiết bị đeo thông minh của Oppo và Xiaomi cũng đã bị cấm nhập khẩu vào đất nước này.
BIS thường xử lý hàng nhập khẩu trong vòng 15 ngày, nhưng các báo cáo lại cho rằng thủ tục giấy tờ liên quan tới Xiaomi, OPPO hay iPhone 12 từ Trung Quốc mất đến 2 tháng để hoàn thiện. Sự chậm trễ này gây ra không ít trở ngại cho các nhà bán lẻ trong giai đoạn trước nghỉ lễ, vì nhu cầu người mua mọi thứ đều tăng cao, nhất là smartphone.
Đại diện của Apple tại Ấn Độ khẳng định với BIS rằng công ty sẽ mở rộng hoạt động lắp ráp tại Ấn Độ, nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa có thông tin cụ thể gì.
Thủ tướng Ấn Độ hiện đang thực thi các chính sách để thúc đẩy quá trình tự lực sản xuất và sản xuất trong nước, trong khi các thương nhân và các nhóm theo chủ nghĩa Hindu đang kêu gọi làn sóng tẩy chay hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sau các cuộc đụng độ biên giới đầu năm nay.
Reuters cũng cho biết thêm, từ hồi tháng 7, một giấy phép đặc biệt bất ngờ được gửi đến yêu cầu về việc nhập khẩu TV, đây có thể coi là một động thái khác nhằm cản trở Xiaomi và Samsung mở rộng thị trường tại Ấn Độ
Pegatron đầu tư 150 triệu USD vào cơ sở sản xuất ở Ấn Độ Pegatron - một trong những đối tác lắp ráp sản phẩm cho Apple, đã đầu tư 150 triệu USD vào cơ sở sản xuất đầu tiên của họ ở Ấn Độ nhằm chuẩn bị cho hoạt động sản xuất iPhone vào cuối năm 2021. Pegatron mạnh tay đầu tư vào cơ sở sản xuất tại Ấn Độ Theo AppleInsider , một giám đốc...