Nhiều ngư dân Quảng Ngãi băn khoăn việc đóng mới tàu vỏ thép
Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67), được ban hành 7/7/2014 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/8 đã tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và hàng nghìn ngư dân tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng hiệu quả đánh bắt của tàu vỏ thép như thế nào còn tùy thuộc vào ngành nghề và ngư trường khai thác, nhất là trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm như hiện nay.
Bàn giao tàu đánh cá lưới vây vỏ thép đầu tiên cho ngư dân Quảng Ngãi.
Ngư dân Dương Minh Thạnh, ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và các bạn chài, những người có nhiều kinh nghiệm khai thác đánh bắt cho biết với chính sách này, ngư dân không còn phải lo nghĩ đến tài sản thế chấp khi vay vốn mà có thể dùng chính con tàu mình đóng để thế chấp ngân hàng.
Thế nhưng, ngư dân Dương Minh Thạnh băn khoăn đối với nghề lặn, tàu vỏ thép không thực sự cần thiết mà chỉ phù hợp đối với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương dài ngày trên biển.
Đóng mới một tàu vỏ thép cần khoảng 7 tỷ đồng và ngư dân được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đóng mới với lãi suất 7%/năm. Chủ tàu chỉ trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm; thời hạn vay 11 năm. Trong đó, năm đầu, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc.
Đây là những điều kiện tốt giúp ngư dân mạnh dạn vay vốn đóng tàu vỏ thép. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm, đầu ra bấp bênh, điều khiển tàu vỏ thép không dễ. Đó là nỗi lo thường trực của nhiều ngư dân khi nghĩ đến việc đóng tàu vỏ thép hiện đại.
Ngư dân Lê Trung Thành, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bộc bạch do chưa tiếp cận được công nghệ tàu vỏ thép bởi lâu nay, ngư dân chủ yếu điều khiển tàu gỗ, nhiều ngư dân còn phân vân về điều khiển tàu vỏ thép.
Video đang HOT
Do vậy, các ngành chức năng tỉnh, Trung ương nên mở lớp tập huấn hướng dẫn hoặc tuyên truyền để ngư dân hiểu về điều kiện lái tàu, lợi ích của tàu vỏ thép so với tàu gỗ và mở lớp đào tạo thuyền trưởng cho tàu vỏ thép… Nhờ đó, bà con ngư dân mới mạnh dạn đầu tư.
Bên cạnh đó, nhiều ngư dân băn khoăn trong thời gian tàu mới hoạt động không hiệu quả thì ngư dân ngư dân không hoàn vốn được cho Nhà nước thì sẽ giải quyết như thế nào?
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh đã có 150 hồ sơ đăng ký đóng mới tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ. Trong đó, nhiều người xin đóng tàu đánh cá vỏ thép, tàu composite, tàu hậu cần nghề cá.
Trên cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia về nguồn lợi thủy sản của từng ngư trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định không phải ngành nghề nào cũng đóng tàu vỏ thép mà phải chú ý đến từng ngư trường, vùng miền.
Ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng xác định, trong tổng số lượng tàu thuyền của cả nước, chỉ đóng thêm được 2.000 chiếc vỏ thép. Trong số 2.000 tàu được phân bổ, tùy theo địa phương mà đơn vị bố trí.
Nghị định 67 của Chính phủ ra đời ưu đãi về vốn vay cho ngư dân đóng tàu vỏ thép vươn ra khơi xa bám biển dài ngày là phù hợp với nguyện vọng của nhiều bà con ngư dân.
Tuy nhiên, việc vận động ngư dân đóng tàu vỏ thép không nên làm ồ ạt theo kiểu phong trào mà phải được tính toán kỹ, cần có mô hình để rút kinh nghiệm sau đó mới vận động đóng và nhân đại trà với số lượng lớn ở từng địa phương. Bài học thất bại của Dự án đánh bắt xa bờ năm 1997 hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.
Theo Vietnam
Chỉ hỗ trợ vốn vay với ngư dân giỏi, khá giả, đánh bắt xa bờ
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh về chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép là không cho vay tràn lan, chỉ hỗ trợ người có nghề cá hoạt động hiệu quả, có khả năng tài chính... để đánh bắt xa bờ.
Hôm nay, 12/8/2014, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì buổi làm việc với các Bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thuỷ sản.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 67 ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014, trong đó có những chính sách ưu đãi đối với ngư dân như ưu đãi về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới... Đây được coi là động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản mà trọng tâm là phát triển đội tàu đánh cá xa bờ.
Nhằm đảm bảo chính sách đi ngay vào cuộc sống, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 cần được hoàn thành trước khi Nghị định này có hiệu lực.
Tinh thần xây dựng các văn bản hướng dẫn là nhằm "khuyến khích đánh bắt xa bờ, không khuyến khích đánh bắt gần bờ và đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên trên hết", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh tại buổi làm việc.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì buổi làm việc.
Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách, Phó Thủ tướng nêu rõ không cho vay ưu đãi tràn lan, chỉ hỗ trợ người có nghề cá hoạt động hiệu quả, có khả năng tài chính và phương án sản xuất cụ thể; ngoài ra, đối tượng này phải được chính quyền địa phương xác nhận, giới thiệu.
Việc đóng mới, nâng cấp tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần được thực hiện thí điểm ở cấp cơ sở, từ đó, chính quyền địa phương sẽ quyết định nhân rộng ra toàn tỉnh.
Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, minh bạch chính sách cho vay ưu đãi tới tận cơ sở, tránh tình trạng ngư dân không nắm hết chính sách, bị "cò mồi" lợi dụng để trục lợi, Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng cũng đồng tình với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Bộ này hướng dẫn các tỉnh đóng mới các loại tàu cá đánh bắt xa bờ; đồng thời nhấn mạnh, cần có giải pháp để ngư dân tham gia thiết kế mẫu tàu của mình, tránh việc cán bộ ngồi ở văn phòng mà thiết kế tàu.
Khi thực hiện chính sách bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Bộ Tài chính xây dựng theo hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ chi trả trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm thay vì ngư dân phải mất thời gian, thủ tục tự chi trả bảo hiểm như hiện nay.
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nghề cá cho những năm tiếp theo để hỗ trợ hoạt động đánh bắt xa bờ, trong đó lựa chọn hoàn thành dứt điểm một số cảng cá quan trọng
Về việc triển khai Nghị định 67, tới thời điểm này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định kỹ thuật về mẫu tàu cá, yêu cầu kỹ thuật đối với cơ sở đóng tàu, định mức kinh tế, kỹ thuật duy tu, sửa chữa định kỳ với tàu cá vỏ thép. Bộ cũng đang xây dựng các Thông tư quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu thiết kế tàu cá; cơ sở đóng mới, nâng cấp tàu cá; định mức kỹ thuật duy tu sửa chữa định kỳ với tàu vỏ thép (hiện đang trong quá trình xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương để góp ý).
Bộ Tài chính đang xây dựng các Thông tư về chính sách bảo hiểm; cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng và hướng dẫn một số chính sách khác của Nghị định 67.
Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, theo đó, quy định tất cả các ngân hàng thương mại đều tham gia cho vay, nêu chi tiết hơn về lãi suất quá hạn, thời hạn cho vay và thời gian hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, thời hạn tối đa vay vốn lưu động, quy định về tài sản đảm bảo cho khoản vay.
P.Thảo
Theo Dantri
Đóng tàu mới, ngư dân được vay vốn ngân hàng 95% Theo Nghị định Chính phủ vừa ban hành, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay tới 11 năm và lãi suất thấp nhất là 1%/năm. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính...