Nhiều ngôi sao mắc bệnh tuyến giáp nên không thể sinh con, chuyên gia chỉ cách giúp phòng tránh đơn giản từ chính thói quen hàng ngày
Ngày càng có nhiều ngôi sao nổi tiếng tại nước ta như Kha Ly, người đẹp Trúc Diễm… mắc phải bệnh tuyến giáp đến nỗi không thể sinh con. Vậy phải làm sao để phòng tránh bệnh tuyến giáp?
Nhiều sao Việt không dám sinh con vì mắc bệnh tuyến giáp
Vào tháng 3 năm nay, nữ diễn viên, ca sĩ Kha Ly lên tiếng chia sẻ mới được mổ để cắt bỏ khối u ở tuyến giáp. Trước đó, Kha Ly cho biết, bệnh u tuyến giáp khiến cô khó khăn trong việc mang thai. Bản thân nữ ca sĩ cũng thừa nhận, cô lo sợ không thể lo cho con khi sức khỏe bản thân chưa ổn định.
Năm 2018, Kha Ly và ông xã thường xuyên sang Mỹ, châu Âu biểu diễn nên kế hoạch phẫu thuật phải dời sang năm 2019. Việc cắt bỏ u tuyến giáp thành công vào đầu năm 2019 khiến người đẹp sinh năm 1985 mới dám sẵn sàng cho việc chào đón thêm thành viên cho gia đình mình.
Vào tháng 6 năm nay, người hâm mộ vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy hình ảnh khác lạ của người đẹp Trúc Diễm, khiến nhiều người nghi vấn có sự can thiệp của phẫu thuật thẩm mỹ. Sau đó lời giải thích của Trúc Diễm mới khiến người hâm mộ thêm lo lắng. Gương mặt khác lạ của cô một phần là do trang điểm nhưng ngoài ra còn là di chứng bệnh cường giáp khiến sức khỏe giảm sút suốt 2 năm qua.
Video đang HOT
Điều đáng nói là bệnh cường giáp làm cho mắt cô bị lồi, mặt sưng hơn, hơn nữa còn khiến cô không thể sinh con dù đã kết hôn từ năm 2015. Nhờ sự điều trị tích cực, sức khỏe người đẹp đã ổn định hơn. Mục tiêu trước mắt của Trúc Diễm là chăm sóc bản thân để sớm có em bé.
Bệnh tuyến giáp khiến nhiều chị em bị hiếm muộn, phải làm sao để phòng tránh?
TS Phan Hướng Dương (Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương) nhận định, nhiều năm gần đây, bệnh tuyến giáp ngày càng tăng mạnh ở nước ta do thiếu i-ốt, thiếu vi chất.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng để điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể, giúp tổng hợp hormone giáp trạng tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể, giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định.
Khi bị rối loạn chức năng, những hoạt động bình thường của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh tuyến giáp sẽ phải đối mặt với tình trạng suy giảm trí nhớ, tăng hoặc giảm cân bất thường, chậm nhịp tim, suy tim… thậm chí là tử vong đột ngột.
Rất nhiều người lo lắng mắc bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không. Thực tế thì chúng không gây vô sinh ở phụ nữ nhưng người bị cường giáp hoặc suy giáp bị rối loạn kinh nguyệt thì sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng có thai.
Theo đó, chuyên gia nhận định, phụ nữ mang thai bị bướu cổ có tình trạng cường giáp thì khả năng sẩy thai rất cao, trẻ sinh ra có thể bị cường giáp giống mẹ. Ngoài ra còn có thể xuất hiện cơn nhiễm độc giáp cấp khi sinh, dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con. Trong khi mẹ bị bướu cổ mà có suy giáp thì con sinh ra dễ bị thiểu năng giáp, chậm phát triển, trí tuệ đần độn.
Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam hiện tại nằm trong top quốc gia có tình trạng thiếu i-ốt tệ nhất thế giới, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh tuyến giáp. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2010 cho thấy chỉ có 6% số người được hỏi dùng duy nhất gia vị mặn là muối i-ốt, 75% còn lại sử dụng gia vị mặn từ các sản phẩm chế biến có muối như nước mắm, nước tương, bột canh…
Khi thấy những dấu hiệu cảnh báo bệnh tuyến giáp cần đi thăm khám ngay để điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo afamily
Vợ chồng chi hơn 2,3 tỷ cho 18 lần thụ tinh nhân tạo cuối cùng đậu thai bằng phương pháp cực kỳ đơn giản này
Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu... và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng) trước khi phát hiện vận dụng sai phương pháp chữa hiếm muộn.
Giống như các cặp vợ chồng khác, Marissa và Trent Laslett sống ở thành phố Adelaide (Úc) cũng mong muốn gia đình có thêm nhiều tiếng cười trẻ nhỏ. Thế nhưng, con đường sinh con của họ lại đầy rẫy chông gai khi Marissa phải trải qua 2 lần sảy thai và 10 lần thụ tinh nhân tạo mới hạ sinh được nàng công chúa đầu lòng tên Eliza. Thời điểm chuẩn bị mang đứa con thứ 2, vợ chồng cô đổi bác sĩ và phát hiện từ trước đây, họ sử dụng sai phương pháp nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình đậu thai.
Marissa và con gái đầu lòng.
Sau khi sinh con gái đầu lòng, vợ chồng Marissa mong muốn mang thai đứa tiếp theo. Cô thực hiện thụ tinh nhân tạo 8 lần tại bệnh viện trước giờ vẫn lui tới nhưng mãi không có kết quả. Marissa mô tả thất bại nối tiếp nhau khiến cô mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần. Thêm nữa, vì tính chất công việc thường ngày phải tiếp xúc với những đứa trẻ khiến cô càng thêm khao khát có con. Sau một thời gian nỗ lực, vợ chồng Marissa quyết định đổi chuyên gia điều trị và nhanh chóng nhận được tin vui.
Bác sĩ mới đề xuất Marissa vận dụng phương pháp kích thích buồng trứng để mang thai. Đây là cách điều trị sinh sản đơn giản, bao gồm uống thuốc và tiêm chích nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Chỉ trong vòng 4 tháng, Marissa đã đậu thai lần lượt 2 cậu con trai.
Tính đến thời điểm trước khi mang thai đứa con thứ 2, Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu... và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng). May mắn là cuối cùng, vợ chồng cô cũng tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Theo lời Tiến sĩ Michelle Wellman, chuyên gia thụ tinh nhân tạo, đôi khi các chuyên gia y tế cần phải quay lại vận dụng các phương pháp cơ bản và tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự của bệnh nhân là gì để đưa ra cách thức điều trị hợp lý.
(Nguồn: Dailymail)
Theo Helino
8 điều về cơ thể phụ nữ có thể bạn chưa biết Ngực phái đẹp không đối xứng, dậy thì hai lần trong đời, khả năng giao tiếp tốt và có thể chịu đau gấp 9 lần nam giới. Ngực không đối xứng Không một người phụ nữ nào có bộ ngực cân đối 100%. Sự khác nhau về kích thước hai bên ngực có thể khá rõ rệt hoặc không thể thấy rõ. Nguyên...