Nhiều nghiệp đoàn hàng không châu Âu kêu gọi đình công, tăng nguy cơ huỷ chuyến
Các cuộc đình công kéo dài trong hai ngày, 12-13/6 vừa qua đã khiến 25% tổng số chuyến bay của hãng hàng không Ryanair tại Pháp bị hủy.
Trong khi đó, các cuộc đình công mới với sự tham gia của nhiều nghiệp đoàn hàng không châu Âu dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Hành khách tại sân bay Geneva, Thụy Sĩ, ngày 15/6/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các hãng hàng không giá rẻ châu Âu đối mặt với một mùa Hè khó khăn trong bối cảnh nhân viên nhiều hãng hàng không tại châu lục này kêu gọi tiến hành các cuộc đình công yêu cầu tăng lương và cải thiện điều kiện lao động.
Theo đó, trong ngày 21/6, các nghiệp đoàn đại diện cho tiếp viên và phi công của hãng hàng không giá rẻ Ryanair tại Bỉ, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã kêu gọi tiến hành các cuộc đình công vào cuối tuần này.
Tại Italy, một cuộc đình công trong 24 giờ đồng hồ cũng dự kiến diễn ra vào ngày 25/6 với sự tham gia của phi hành đoàn nhằm yêu cầu tăng lương tối thiểu.
Hãng hàng không Brussels Airlines, một công ty con của Lufthansa, cũng kêu gọi tổ chức cuộc đình công trong 3 ngày, kể từ ngày 23/6.
Trong khi đó, nhân viên hãng hàng không easyJet chi nhánh tại Tây Ban Nha cũng sẽ tiến hành cuộc đình công kéo dài 9 ngày vào tháng tới tại các sân bay ở Barcelona, Malaga và Palma de Mallorca. Theo tính toán, nhân viên của easyJet chi nhánh Tây Ban Nha đang nhận mức lương 950 euro/tháng, mức thấp nhất trong số các chi nhánh của hãng này tại châu Âu.
Video đang HOT
Ông Damien Mourguesm, đại diện cho nghiệp đoàn SNPNC tại hãng hàng không Ryanair chi nhánh ở Pháp, cho biết ban lãnh đạo hãng hàng không này đã không tuân thủ các quy định về thời gian nghỉ trong khi nhân viên chỉ nhận tiền lương ở mức tối thiểu. Theo kế hoạch, các tiếp viên và phi công sẽ đình công vào ngày 25-26/6.
Trước đó, các cuộc đình công kéo dài trong hai ngày, 12-13/6 vừa qua đã khiến 40 chuyến bay của hãng hàng không Ryanair tại Pháp, tương đương 25% tổng số chuyến bay của hãng, bị hủy.
Các cuộc đình công xảy ra trong bối cảnh ngành hàng không đang dần hồi phục sau COVID-19. Nhiều hãng hàng không từng phải sa thải nhân viên trong thời gian đại dịch nay lại gặp khó khăn “kép” khi vừa thiếu nhân viên buộc họ phải hủy nhiều chuyến bay, vừa phải đối mặt với các cuộc đình công.
Một số sân bay rơi vào tình trạng quá tải do nhân viên đình công, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn tại các quầy làm thủ tục bay và kiểm tra an ninh. Nhiều hãng hàng không đã trấn an khách hàng, khẳng định nỗ lực hạn chế sự gián đoạn của các chuyến bay.
Ga tàu vắng tanh vì nhân viên đình công ở Anh
Hàng chục nghìn công nhân đường sắt tại Anh đã đình công vào ngày 21/6, đánh dấu lần đình công lớn nhất của ngành vận tải nước này trong hơn 3 thập niên.
Lối xuống ga tàu điện ngầm Waterloo đã bị đóng cửa hôm 21/6, ngày đầu tiên của cuộc đình công. Các cuộc đình công tiếp theo dự kiến diễn ra vào hai ngày 23/6 và 25/6, theo AP.
Lịch hoạt động của ga Waterloo thay đổi, với việc đóng cửa vào lúc 19h30 trong 3 ngày được cho là diễn ra cuộc đình công.
Nguyên nhân cuộc đình công là công đoàn và các công ty đường sắt không thể thống nhất về tiền lương và điều kiện làm việc của công nhân. Việc lượng khách đi tàu vẫn ở mức thấp so với trước đại dịch, đồng thời chính phủ ngừng các gói hỗ trợ khẩn cấp cho ngành đường sắt buộc các công ty phải cắt giảm chi phí và nhân công.
Công đoàn cho biết không thể chấp nhận đề xuất tăng 3% tiền lương từ phía công ty, trong bối cảnh lạm phát tại Anh đạt mức 9%. Nhưng các công ty cho biết không thể đưa ra mức cao hơn do lượng khách giảm mạnh đã ảnh hưởng đến doanh thu.
Cuộc đình công của 40.000 nhân viên vệ sinh, công nhân bảo dưỡng, nhân viên liên lạc và phụ trách sân ga đã ảnh hưởng đến những người đi làm bằng phương tiện công cộng.
Phía công đoàn cho rằng chính phủ nên tung ra các gói trợ cấp cho các công ty đường sắt như thời điểm đại dịch để tăng lương cho công nhân. Nhưng chính phủ Anh cảnh báo điều đó có thể khiến tình trạng lạm phát thêm trầm trọng. Thủ tướng Borish Johnson nói với nội các của mình hôm 21/6 rằng các cuộc đình công là "sai lầm và không cần thiết", nhấn mạnh lãnh đạo công đoàn nên ngồi lại và thỏa thuận với các công ty.
Các ga đường sắt lớn khá vắng vẻ. Hầu như chỉ có 20% chuyến tàu chở khách vào ngày 21/6.
Một nhân viên tại nhà ga Euston, nơi vắng lặng trong ngày các công nhân đường sắt đình công.
Chính phủ Anh cho biết có kế hoạch thay đổi luật để các công ty đường sắt phải cung cấp mức dịch vụ tối thiểu trong thời gian đình công, bao gồm khả năng thuê công nhân bên ngoài để thay thế.
Các nghiệp đoàn cho rằng đây là khởi đầu cho một sự bất mãn của lao động tại Anh, khi công nhân phải đối mặt với mức chi phí sinh hoạt bị siết chặt tồi tệ nhất trong hơn 30 năm, theo AP. Trong ảnh, các đoàn tàu ở sân ga thị trấn Ashford, Anh ngày 21/6.
Đình công phản đối giá sinh hoạt tăng cao làm tê liệt sân bay Brussels Cuộc đình công kéo dài 1 ngày tại Bỉ phản đối giá sinh hoạt tăng cao đã khiến sân bay Brussels phải hủy toàn bộ các chuyến bay xuất phát trong ngày 20/6 và nhiều dịch vụ xe buýt trên cả nước tạm dừng hoạt động. Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Brussels ở Zaventem, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...