Nhiều ngân hàng dự đoán năm 2022 giá dầu thế giới đạt mức 3 con số
Theo các nhà quan sát, bản thân nhiều nước trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang thiếu khả năng đẩy mạnh sản lượng.
Những quốc gia khác có năng lực bơm thêm dầu lại đang giảm dư thừa công suất toàn cầu từ đó gây rủi ro bùng phát gián đoạn nguồn cung và khiến giá dầu tăng thêm.
Một nhà máy lọc dầu tại Deer Park, Texas (Mỹ). Ảnh: AP
Kênh RT (Nga) cho biết hầu hết năng lực dư thừa công suất toàn cầu nằm trong tay hai thành viên của OPEC là Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất ( UAE). Dư thừa công suất là năng lực sản xuất hơn mức đang được khai thác hiện tại.
Bất ổn tại Kazakhstan và Libya trong tháng qua đã phản ánh thách thức thị trường dầu mỏ phải đối mặt nếu dư thừa công suất tiếp tục thuyên giảm. Vấn đề với OPEC là chỉ có một vài nhà sản xuất có thể duy trì dư thừa công suất khi nâng sản lượng, như Saudi Arabia, UAE, Kuwait và có thể bao gồm cả Iraq.
Video đang HOT
Mỹ, Canada cùng Brazil đều không thuộc OPEC và dự kiến nâng sản lượng khai thác dầu trong năm 2022. Với dự đoán nhu cầu về dầu mỏ trong năm nay có thể vượt mức trước khi COVID-19 bùng phát, việc dư thừa công suất thấp và đầu tư thượng nguồn thấp trong những năm gần đây đang tạo tiền đề cho giá dầu tăng cao.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) ước tính dư thừa công suất của OPEC sẽ giảm chỉ còn 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2022. Đây được coi là mức dư thừa công suất thấp nhất kể từ cuối năm 2018.
Ông Francisco Blanch tại Ngân hàng Mỹ nhận định với Bloomberg rằng nguồn cung của Nga sẽ ổn định trong 2 tháng tới và dầu mỏ có thể đạt giá ở mức 3 con số vào quý 2/2022. Cũng theo ông Blanch, nhu cầu về “vàng đen” đang khôi phục trong khi nguồn cung của OPEC cũng ổn định trong 2 tháng tới.
Một số nhà sản xuất tại OPEC gần đây nhận định với hãng thông tấn Reuters (Anh) rằng OPEC dự kiến gặp khó khăn trong tăng nguồn cung và giá dầu có khả năng đạt mức 100 USD/thùng.
Nhiều ngân hàng lớn tại Phố Wall cũng cho rằng dư thừa công suất giảm và năng lực đi xuống của OPEC trong đẩy mạnh sản xuất sẽ dẫn đến giá dầu đạt mức 3 con số.
Ngân hàng Goldman Sachs trong tháng 1 dự đoán giá dầu có thể đạt mức 100 USD/thùng vào năm nay và tăng lên 105 USD/thùng vào năm 2023. Goldman Sachs trích dẫn các lý do là sự thay thế từ khí đốt sang dầu; thất vọng về nguồn cung; nhu cầu mạnh hơn dự kiến vào quý 4 năm 2021; hàng tồn kho của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự kiến giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000 vào mùa Hè. Bên cạnh đó, dư thừa công suất của OPEC theo Goldman Sachs sẽ xuống mức chỉ 1,2 triệu thùng/ngày.
JP Morgan (Mỹ) lại cho rằng giá dầu có thể lên tới 125 USD/thùng vào năm nay và 150 USD/thùng vào năm 2023.
IEA cảnh báo những yếu tố bất ổn trên thị trường dầu mỏ thế giới
Theo IEA, dù số ca COVID-19 vẫn tiếp tục tăng nhưng các biện pháp phòng dịch mà các chính phủ ban hành lại không nghiêm ngặt như trước đây, từ đó tác động ít hơn đến nhu cầu dầu mỏ.
Thị trường dầu mỏ thế giới có thể sẽ trải qua thêm một năm đầy biến động, tuy nhiên nhu cầu dầu mỏ đang tăng cao khi ngành này dần điều hòa được tác động của làn sóng dịch bệnh COVID-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra.
Đây là nhận định mới được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra ngày 19/1.
IEA đã điều chỉnh số liệu ước tính nhu cầu dầu mỏ thế giới. Cơ quan này cho rằng nhu cầu dầu mỏ đã tăng 5,5 triệu thùng/ngày trong năm 2021 và sẽ tăng 3,3 triệu thùng/ngày trong năm 2022, cao hơn 200.000 thùng/ngày so với ước tính trước đó.
Như vậy, trong năm 2022, tổng nhu cầu dầu mỏ được dự báo đạt khoảng 99,7 triệu thùng/ngày, vượt qua các mức ghi nhận trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Theo IEA, dù số ca COVID-19 vẫn tiếp tục tăng nhưng các biện pháp phòng dịch mà các chính phủ ban hành lại không nghiêm ngặt như trước đây, từ đó tác động ít hơn đến hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Tuy nhiên, IEA cũng lưu ý triển vọng tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ hiện đang chưa sáng rõ do "những gián đoạn và sụt giảm năng suất" tại một số nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ).
Nếu nhu cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hoặc nguồn cung không đáp ứng nhu cầu, lượng dự trữ thấp và năng lực sản xuất dư tiếp tục giảm sẽ khiến các thị trường dầu mỏ toàn cầu tiếp tục đối mặt khó khăn trong năm 2022.
Giá dầu đã giảm mạnh kể khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi năm 2020, tuy nhiên đã dần tăng trở lại và lên mức cao nhất trong hơn 7 năm vào ngày 18/1 vừa qua.
Căng thẳng tại Trung Đông đẩy giá dầu vọt lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm Giá dầu trong phiên giao dịch sáng ngày 18/1 đã lên mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây, do lo ngại về khả năng đứt gãy nguồn cung sau vụ phiến quân Houthi ở Yemen tấn công cơ sở dầu mỏ Mussafah thuộc Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Dầu thô duy trì đà tăng giá mạnh ngay trong...