Nhiều mô hình trợ giúp người nghèo từ cộng đồng
Cùng với các nguồn lực của Nhà nước, người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh còn được tiếp sức thông qua những phong trào, mô hình giảm nghèo, trợ giúp người nghèo do cộng đồng thực hiện.
Học sinh ở xã Bàu Hàm 2 (H.Thống Nhất) lựa chọn quần áo mới tại shop 0 đồng do Hội LHPN xã Bàu Hàm 2 thực hiện. Ảnh: Văn Truyên
Trong số này, những mô hình như: shop đồ mới 0 đồng, thùng từ thiện, giúp vốn làm ăn, trợ cấp thường xuyên, tặng quà định kỳ… giúp những hoàn cảnh kém may mắn có điều kiện sống tốt hơn.
* Giúp vốn cho người còn khả năng lao động
Một trong những mô hình được thực hiện ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh đó là người có kinh tế khá giả giúp vốn, tư liệu sản xuất cho người khó khăn còn khả năng lao động bằng hình thức cho luôn vốn hay cho mượn không lấy lãi trong thời gian dài. Hay các hội đoàn thể vận động mạnh thường quân góp tiền gây quỹ để hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc HTX Dịch vụ chăn nuôi dê Văn Phong (xã Phú Lập, H.Tân Phú) cho hay, 5 năm qua mỗi năm ông đều giúp dê giống cho 20 hộ dân. Mỗi hộ được ông trao 3 con dê giống trị giá khoảng 10 triệu đồng, hướng dẫn làm chuồng và chỉ cách phòng, chữa bệnh cho vật nuôi. Đến khi dê phát triển, gia đình nào muốn bán đều được ông đứng ra đảm bảo tiêu thụ dê nuôi lấy thịt.
Ông Nguyễn Văn Ngà (ngụ xã Phú Lập) cho biết, gia đình ông được ông Nguyễn Văn Phong giúp 7 con dê giống để tăng đàn. Mỗi khi dê gặp vấn đề về sức khỏe, những ý kiến tư vấn của ông Phong giúp ích rất nhiều cho việc chăn nuôi của ông. Nhiều năm qua, dê thịt do ông nuôi luôn có đầu ra ổn định, giá bán tốt vì được ông Phong bao tiêu hoàn toàn.
Cùng với hàng chục hộ dân tại xã Phú Lập, thời gian qua gân 200 lươt nan nhân da cam/dioxin tai TP.Biên Hoa va 2 huyên Nhơn Trach, Vinh Cưu đã được vay vôn không lai suât đê lam kinh tê. Theo Chu tich Hôi Nan nhân chât đôc da cam/dioxin tinh Đao Nguyên, nguồn vốn vay từ 10-25 triệu đồng/hộ, được vận động từ các mạnh thường quân, tổ chức.
Ngoài ra, mỗi tổ chức Hôi Nan nhân chât đôc da cam/dioxin, Hội Chữ thập đỏ từ cấp xã đến huyện đều chủ động xây dựng quỹ để cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương vay buôn bán nhỏ với số tiền từ 5-15 triệu đồng. Nguồn tiền huy động hoàn toàn từ cộng đồng này cùng các chương trình tín dụng chính sách khác của Nhà nước đã góp phần giúp nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin có thêm điều kiện chăn nuôi, mua máy móc làm nghề. Cùng với đó, Hôi Nan nhân chât đôc da cam/dioxin câp huyên, thanh phô trong tinh còn hô trợ cây con giông cho hang trăm gia đinh nan nhân da cam co thanh viên con kha năng lao đông.
Video đang HOT
Theo ông Võ Văn Nga, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ kiêm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Túc Trưng, (H.Định Quán), thông qua vận động mạnh thường quân, Hội đã xây dựng được Quỹ Nạn nhân da cam với 55 triệu đồng. Số tiền này mỗi năm được giải quyết cho khoảng 10 người vay để làm vốn bán vé số, mua ve chai…
* Trợ giúp người thiếu thốn
Bà Nguyên Thị Phương Anh, Pho chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 30 địa điểm tổ chức mô hình cửa hàng từ thiện, shop 0 đồng, gian hàng cho – nhận. Những địa chỉ nhân đạo này đã tạo nên hiệu ứng tích cực khi huy động được sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng. Qua đó, góp phần tạo ra ngày càng nhiều sự hỗ trợ dành cho người có hoàn cảnh khó khăn trên đia ban tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Phong (bên trái, ngụ ấp 3, xã Phú Lập, H.Tân Phú) thăm một hộ dân được ông hỗ trợ dê giống. Ảnh: Văn Truyên
Có một điểm nổi bật là ban đầu, những shop 0 đồng, tủ đồ từ thiện… được thực hiện bằng việc kêu gọi người dân tặng đồ cũ còn sử dụng được để cho những người nghèo, khó khăn. Song 1 năm qua, những shop 0 đồng, tủ đồ từ thiện này đã được nâng chất lượng khi người dân có điều kiện đem đồ mới mua đến tặng nhiều hơn là quyên góp đồ cũ. Điều này đã góp phần giúp đỡ tốt hơn những hoàn cảnh kém may mắn.
Theo bà Trần Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội LHPN xã Bàu Hàm 2 (H.Thống Nhất), thời gian gần đây không ít nhà hảo tâm còn mua tặng shop 0 đồng của Hội LHPN xã những trang phục mới. Nhờ đó mà chất lượng của những vật dụng có ở shop 0 đồng cũng được nâng lên, tạo nên sức thu hút người dân đến với địa chỉ nhân đạo từ thiện này. “Em thích nhất những cái áo thun, đồ bộ còn nguyên nhãn áo vì là đồ mới nên màu vải rất đẹp”- em Nguyễn Thanh Hiền (học sinh Trường tiểu học Trần Bình Trọng, xã Bàu Hàm 2) thổ lộ.
Gần một năm qua, 2 tủ đồ từ thiện thuộc mô hình từ thiện Tủ đồ yêu thương tại khu vực phía trước trụ sở Thành đoàn Biên Hòa (đường Hà Huy Giáp, TP.Biên Hòa) là nơi quen thuộc để người dân tự đến lựa chọn quần áo, thực phẩm. Theo anh Nguyễn Minh Hiếu, Bí thư Thành đoàn Biên Hòa, hoạt động của mô hình gắn với vận động nguồn lực xã hội hóa theo phương châm: cho những gì mình không dùng đến, nhận những gì mình thấy cần dùng.
Không chỉ có đồ cũ không còn sử dụng đến mà ngày càng có nhiều người dân có tấm lòng thiện nguyện mua những trang phục còn mới 100%, thực phẩm có chất lượng để ủng hộ. Do đó mà mỗi tuần có hàng chục người dân là bà con bán vé số, nhặt ve chai, công nhân lao động đến tủ đồ yêu thương để chọn cho mình những đồ dùng mà gia đình có thể sử dụng được. Ngoài những vật dụng có sẵn ở tủ đồ, trong các dịp lễ, tết, các mạnh thường quân còn ủng hộ nhiều phần quà để Thành đoàn Biên Hòa tổ chức trao tặng cho bà con.
Cùng với các tủ đồ từ thiện, để huy động nguồn xã hội hóa từ người dân, mô hình thùng quỹ nhân đạo cũng được triển khai rộng khắp. Bà Đỗ Thị Phước Thiện, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết, ban đầu thùng quỹ nhân đạo được đặt tại bưu cục, điểm bưu điện ở 11 huyện, thành phố. Sau đó, Hội Chữ thập đỏ các huyện, thành phố tiếp tục mở rộng mô hình thùng từ thiện này ở những quán ăn có lượng khách đông, trụ sở UBND các xã, phường và đang được người dân hưởng ứng rất nhiệt tình.
Đắk Lắk: Từng chạy ăn từng bữa, trở thành hộ thoát nghèo duy nhất được đề nghị tặng bằng khen
Từ chỗ phải chạy ăn từng bữa, có được nguồn vốn vay ưu đãi cùng các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, gia đình anh Nguyễn Văn Hào đã nhanh chóng ổn định cuộc sống, trở thành một điển hình thoát nghèo của tỉnh Đăk Lăk.
Từ cảnh khó chồng khó...
Năm 1998, anh Nguyễn Văn Hào từ Thanh Hóa vào Đăk Lăk lập nghiệp với đầy hi vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nhưng trong tay không có nghề nghiệp, anh Hào chủ yếu đi làm thuê kiếm sống. Một năm sau, anh lập gia đình.
"Năm 1999, tôi và anh Hào cưới nhau. Khi đó anh 23 tuổi, tôi 21 tuổi, vợ chồng chẳng có tài sản gì, quanh năm đi làm thuê để kiếm cái ăn. Vay mượn, gom góp vợ chồng tôi mua được 1 sào đất nông nghiệp để vừa có chỗ dựng nhà vừa trồng rau kiếm thêm thu nhập"- vợ anh Hào kể.
Anh Hào chăm sóc đàn dê của mình. Ảnh: T.T
Năm 2009, khi gia đình anh Hào đã có thêm 2 người con thì tai họa liên tiếp ập đến. Trong một lần bất cẩn, chiếc đèn cầy đặt cạnh giường đã bén lửa gây hỏa hoạn lúc nửa đêm, cướp đi của anh một người con. Vợ anh vì cố cứu con mà bàn tay đã bị tật không còn làm được như trước.
Cũng năm này, anh Hào bị tai nạn giao thông, mất sức lao động. Cuộc sống vốn đã khó, tai họa lại liên tiếp ập đến khiến gia đình anh Hào có thể nói đã kiệt quệ. Khốn khó bủa vây gia đình nghèo ấy nhiều năm liền không sao dứt ra được...
Bà Lê Thị Lan - cán bộ làm công tác giảm nghèo ở xã Quảng Hiệp nói với chúng tôi: "Vợ chồng anh Hào rất chăm chỉ làm ăn, biết tích góp. Nhưng tai ương liên tiếp ập đến khiến họ chẳng những không thể thoát nghèo mà kinh tế ngày càng kiệt quệ hơn".
.... đến việc tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo
Bà Lan cho biết thêm, thấy hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của gia đình anh Hào, những cán bộ làm công tác giảm nghèo của địa phương đã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã Quảng Hiệp vận động hỗ trợ để xây dựng cho gia đình anh một căn nhà. Cùng với đó, cán bộ làm công tác giảm nghèo cũng định hướng để gia đình anh Hào vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.
Năm 2016, anh Hào làm đơn xin vay 25 triệu đồng theo chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Được định hướng trước, anh Hào dùng số tiền này để mua 3 con bò giống sinh sản. Trong thời gian ngắn, đàn bò đã sinh thêm được 3 con bê.
Cùng với đó, anh Hào dùng mảnh vườn gần 1 sào đất để trồng rau sạch. Rau củ thu được từ mảnh vườn này, phần tốt thì vợ anh mang ra chợ bán, phần hư xấu thì gia đình sử dụng và làm thức ăn cho đàn bò.
Tích góp từng ngày, sau 2 năm anh Hào đã trả được số tiền vay. Thấy cuộc sống đã bắt đầu có những bước phát triển ổn định, anh Hào đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo.
"Địa phương còn rất nhiều hoàn cảnh khác rất khó khăn trong khi nguồn vốn chính sách thì có hạn. Chính vì vậy, tôi muốn dành chính sách ưu đãi này cho những người nghèo hơn mình"- anh Hào nói về quyết định xin ra khỏi diện hộ nghèo của mình.
Sau 4 năm được sự hỗ trợ của Nhà nước, từ chỗ chỉ có một "mảnh đất cắm dùi" trồng hoa màu, anh Hào đã mua thêm được 5 sào đất rẫy trồng cà phê và một số loại cây trồng có giá trị khác. Anh Hào cũng tích góp để sửa sang ngôi nhà mà nhà nước hỗ trợ xây từ trước được rộng rãi, khang trang hơn.
Hiện anh Hào đã mạnh dạn chuyển đổi việc nuôi bò sinh sản sang nuôi dê thương phẩm. "Nuôi dê thuận lợi hơn do nguồn thức ăn khá dồi dào và thu nhập cũng khá hơn so với nuôi bò sinh sản"- anh Hào cho hay.
Từ những nỗ lực thoát nghèo của mình, gia đình anh Nguyễn Văn Hào đã được đề xuất là hộ điển hình thoát nghèo bền vững của xã Quảng Tiến. Không chỉ thế, gia đình anh cũng là hộ thoát nghèo duy nhất được huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk tặng bằng khen trong phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo, không ai bị để lại phía sau" giai đoạn 2016 - 2020.
Phát triển bảo hiểm y tế bền vững Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trong các trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm nguồn lực để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Cán bộ y tế bệnh xá Nhà máy Z113 Tuyên Quang kiểm tra sức khỏe cho công nhân. Ảnh: NGUYỄN ĐĂNG Bên...