Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến cho nông dân Bình Phước
Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Phước vừa tổ chức họp Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Củng cố lực lượng và phát triển phong trào ND, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020″, thường gọi là Đề án 192.
Vườn điều ghép của ND xã Phú Nghĩa (Bù Gia Mập) do Hội ND tỉnh chuyển giao kỹ thuật cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Duy Hưng
Thực hiện Đề án 192, năm 2015 Hội ND tỉnh Bình Phước đã phối hợp Trường Cán bộ Hội NDVN và Trường Chính trị tỉnh tổ chức đào tạo 1 lớp trung cấp chuyên ngành công tác xã hội, công tác hội cho 62 cán bộ Hội ND và nguồn quy hoạch cán bộ hội. Hội ND tỉnh còn phối hợp và trực tiếp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1.720 lượt cán bộ Hội ND các cấp trên địa bàn, đạt 108% chỉ tiêu được giao.
Video đang HOT
Hội ND tỉnh đã khánh thành và đưa vào sử dụng công trình Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND do T.Ư Hội NDVN đầu tư. Trong năm 2015, Hội ND tỉnh cũng tổ chức Hội chợ trái cây và hàng nông sản tiêu biểu lần thứ I; thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hoạt động của Quỹ Hỗ trợ ND giai đoạn 2014 – 2018″. Trong năm 2015 các cấp Hội ND đã tích cực vận động tăng trưởng, bổ sung nguồn quỹ hơn 6 tỷ đồng, đạt 242% chỉ tiêu được giao.
Ông Phạm Kim Trọng-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Phước cho biết, thực hiện Đề án 192, Hội ND tỉnh còn phối hợp các Sở NNPTNT, LĐTBXH… tổ chức hàng trăm lớp dạy nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm… với hàng ngàn học viên tham dự.
Nhiều mô hình Hội ND chuyển giao kỹ thuật được ND áp dụng hiệu quả như phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi gia cầm quy mô nông hộ theo hướng VietGAP; phát triển chuỗi giá trị của cây gấc; ghép cải tạo vườn điều già cỗi năng suất – chất lượng thấp thành vườn điều năng suất, chất lượng cao; mô hình công nghệ nuôi gà- lợn thịt an toàn sinh học… Hội ND tỉnh đang tiếp tục triển khai các dự án: “Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng nhằm phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP trong nông hộ”; “Hỗ trợ phát triển đàn trâu trong vùng đồng bào dân tộc”…
Theo Danviet
Thu nhập người dân nông thôn đạt 33 triệu đồng/người/năm
Sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của thành phố Hà Nội đã có nhiều khởi sắc, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 14 triệu đồng năm 2011 lên 28,6 triệu đồng năm 2014 và hết năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm.
Thành phố Hà Nội tự hào là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng NTM với 213/401 xã đạt chuẩn (đạt 53,12%). Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong giai đoạn tới.
Trồng rau an toàn đang mang lại thu nhập cao cho người dân xã Tiên Dương, huyện Đông Anh(Hà Nội). Ảnh: Đăng Quang
Điều đáng mừng nhất ghi nhận được trong quá trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 là chính quyền và nhân dân thành phố đã đạt được sự đồng thuận cao. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ. Thiết chế văn hóa ở nhiều nơi được quan tâm đầu tư...
Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn ngày một tăng, gấp gần 2 lần so với năm 2011. Tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố và khang trang ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4 lần so với năm 2011.
Với những kết quả đã đạt được, năm 2015 thành phố Hà Nội là một trong 13 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào xây dựng NTM; nhân dân và cán bộ của 56 xã và 17 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Phát huy những thành tích đã đạt được, chính quyền thành phố đã nhanh chóng đề ra các kế hoạch để xây dựng NTM tại địa phương nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa. Trong đó xác định mục tiêu giai 2016-2020 sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM, nhất là các tiêu chí về y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường và thu nhập. Phấn đấu đến năm 2020 thành phố có 80% số xã đạt chuẩn NTM trở lên, 100% số huyện, thị xã đạt NTM.
Theo danviet
Huy động nhiều nguồn lực xây dựng nông thôn mới Nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), tỉnh Điện Biên đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành thêm 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong đó, riêng huyện Điện Biên đăng ký 15 xã. Để bắt tay vào thực hiện mục tiêu này, ngay trong năm đầu tiên của giai đoạn,...