Nhiều mô hình liên kết, hợp tác để phát triển hợp tác xã
Đã xuất hiện những hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm… Dẫu vậy, vấn đề vốn vay và đào tạo nguồn nhân lực cho các HTX kiểu mới vẫn khiến nhiều nhà quản lý “đau đầu”.
Tăng quy mô, giảm số lượng
Theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), đến hết năm 2016, cả nước có 19 liên hiệp HTX nông nghiệp với hơn 10.750 HTX nông nghiệp. Năm 2016, có 1.100 HTX được thành lập mới, tuy nhiên số lượng HTX giải thể, sáp nhập lên tới 1.285 HTX.
Theo đánh giá của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, chất lượng hoạt động của các HTX có chuyển biến mạnh, tỉ lệ số HTX hoạt động hiệu quả từ chỉ khoảng 10% năm 2014 lên mức 30% năm 2016. Bình quân doanh thu đạt 1,1 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động đạt 1,5 triệu đồng/tháng.
Sơ chế và đóng gói cà chua tại HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng). ảnh: BẢO TRANG
Đặc biệt, đã xuất hiện những liên minh HTX, HTX nông nghiệp hoạt động rất hiệu quả, đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm như HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (ở Lâm Đồng), HTX nông nghiệp sản xuất và thương mại Phước An (TP.HCM), HTX thanh long Tầm Vu (Long An), HTX nông nghiệp Evergrowth (Sóc Trăng)…
Ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thông tin, hiện có gần 4,05 triệu thành viên HTX nông nghiệp, giảm 3 triệu so với năm 2014, tuy nhiên quy mô các HTX đã có chuyển biến theo hướng tăng quy mô, giảm số lượng. Cụ thể, việc nhiều HTX phải giải thể, sáp nhập đã khiến số lượng thành viên HTX trên cả nước giảm mạnh, số lượng thành viên, xã viên bình quân trong một HTX cũng giảm từ 600 người xuống chỉ còn 400. Cùng với đó, số lượng HTX có quy mô dưới 100 xã viên tăng lên. Đây được xem là xu hướng nâng cao hiệu quả của HTX và thu nhập của thành viên.
Ngoài các hoạt động sản xuất thông thường, trong năm qua, thông qua các hình thức kinh tế hợp tác, đã hình thành được các chuỗi nông sản an toàn, liên kết sản xuất từ đầu vào đến đầu ra cho nông dân. Các hình thức liên kết cũng khá đa dạng, từ liên kết giữa nông dân với HTX, nông dân với doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp…
“Đau đầu” đào tạo lao động cho HTX
Video đang HOT
Ông Ma Quang Trung cho biết, hiện nay có tình trạng để đạt xã NTM, các xã đều báo cáo là có HTX hoạt động hiệu quả, tuy nhiên, vẫn có tình trạng “đánh bóng tên tuổi” các HTX không hiệu quả để lấy thành tích. Do đó, trong 2017 sẽ kiểm tra, rà soát lại hiệu quả của các HTX ở những xã NTM. Đơn vị nào vì thành tích mà báo cáo không chính xác thì sẽ xem xét cắt danh hiệu xã NTM.
Dù được đánh giá là đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế hợp tác thời gian qua, tuy nhiên, vai trò của HTX, tổ hợp tác với sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá mờ nhạt, vấn đề vốn, nguồn nhân lực… vẫn khiến nhiều nhà quản lý “đau đầu”. Ông Ma Quang Trung thừa nhận, hiện tại, số lượng nông sản tiêu thụ qua HTX tại Việt Nam chỉ ở mức 10%. Trong khi đó, ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, HTX tiêu thụ đến 80 – 90% nông sản của xã viên. Do đó, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu trong năm 2017 sẽ có biện pháp cụ thể để tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai cho rằng, việc đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp nói chung và các HTX nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập. Rất nhiều sinh viên nông nghiệp chỉ học lý thuyết và không thể áp dụng vào thực tế. “Sinh viên nông nghiệp ra trường chưa có kinh nghiệm gì đã học tiếp lên thạc sĩ. Nhưng có những thạc sĩ nông nghiệp mà khi tôi bảo kể các bộ phận con trâu từ đầu đến đuôi thì không biết kể cái nào trước” – ông Tuấn cho ví dụ.
Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, các HTX chỉ tư vấn đầu vào cho nông dân; với yêu cầu phát triển kinh tế hợp tác như hiện nay, cần phải đào tạo lại, cơ quan chức năng nên đặt hàng với các trường đại học để đào tạo kỹ năng quản lý HTX kiểu mới.
Riêng với Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trong năm 2017 sẽ tổ chức 30 lớp đào tạo cho khoảng 900 cán bộ HTX. Tuy vậy, số lượng này là không thấm vào đâu so với nhu cầu hiện tại. Theo bà Hạnh, cả nước hiện nay có 36.800 khuyến nông viên tại các địa phương, có kiến thức, có kinh nghiệm… Ngành nông nghiệp cần sử dụng tối đa hệ thống này để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho xã viên HTX.
Theo đánh giá, hiện nay chỉ có 3% HTX có thể tiếp cận vốn vay (trong tổng số 60 – 70% số HTX có nhu cầu vay vốn), với số tiền từ 800 triệu đến 1,5 tỷ đồng, để đầu tư vào các dịch vụ gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.
Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, sắp tới sẽ có thông tư phân loại HTX, từ đó xác định được các nhu cầu cần hỗ trợ của từng đối tượng HTX khác nhau. Riêng về đào tạo nhân lực cho HTX, cán bộ nhà nước ngành nông nghiệp và cán bộ quản lý HTX là hai đối tượng cần được tập huấn, nâng cao kỹ năng, kiến thức.
Ông Nam đề xuất, các Sở NNPTNT phải có kế hoạch đào tạo cụ thể, xem HTX, nông dân cần gì thì đào tạo, không được lấy số lượng để đặt mục tiêu đào tạo. Đặc biệt, phải gắn với doanh nghiệp để đào tạo lao động. “Phải xem doanh nghiệp họ cần gì, trách nhiệm mỗi bên thế nào… để lên kế hoạch đào tạo, không làm tràn lan” – ông Nam nhấn mạnh./.
Theo Danviet
Hướng tới kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
Năm 2016, Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp chỉ đạo, Báo NTNN chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện đã bước sang năm thứ 4.
Bên cạnh Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" sẽ được tổ chức trọng thể vào tối 14.10 và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình còn được đánh giá là có nhiều hoạt động, chuỗi sự kiện mới mang ý nghĩa đầu tư chiều sâu, gợi mở ý tưởng mới cho nông dân xuất sắc; chính sách lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với nhà quản lý... Dưới đây, NTNN ghi nhận ý kiến của các thành viên Hội đồng chung khảo Chương trình bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016" và đại diện lãnh đạo Hội Nông dân một số tỉnh, thành phố về Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" năm 2016.
Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương): Khuyến khích nông dân sản xuất theo chuỗi
Trong những năm qua, Chương trình bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" là sáng kiến hay, có nhiều ý nghĩa và rất đáng trân trọng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đối với người nông dân.
Ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương)
Chương trình không chỉ là diễn đàn cho nông dân mà còn là hình thức động viên, khích lệ kịp thời sự cần cù, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh của người nông dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Chương trình cũng tạo điều kiện để bà con nông dân trên cả nước giao lưu, học hỏi, gắn kết, kết nối, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Qua chương trình, sẽ phát hiện thêm nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu, những sáng kiến, cách làm hay có thể nhân rộng.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, đòi hỏi các sản phẩm nông sản phải có chất lượng cao hơn, giá thành cạnh tranh hơn không chỉ ở thị trường quốc tế mà ngay trên "sân nhà". Do đó, những thành công của Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam", trọng tâm là Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" cần tiếp tục được phát huy hơn nữa để có thêm nhiều nông dân không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi mà còn sẵn sàng hội nhập.
Đoàn nông dân Việt Nam xuất sắc do Báo NTNN tổ chức đi tìm hiểu mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Hàn Quốc, tháng 10.2016. Ảnh: Đàm Duy
Theo tôi, chương trình cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo và ngày càng nâng cao các tiêu chí bình chọn nông dân xuất sắc. Nông dân trong bối cảnh hiện nay không chỉ dùng kinh nghiệm dân gian để sản xuất được nữa mà đòi hỏi phải luôn luôn học tập, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề; phải có kiến thức về sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP và hiểu rõ các tiêu chuẩn cho từng loại nông sản đang sản xuất theo "đặt hàng" của các doanh nghiệp tiêu thụ trong nước và những doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt, nông dân phải biết liên kết lại với nhau trong các tổ chức, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi, sản xuất theo kế hoạch, theo đơn đặt hàng và theo nhu cầu của thị trường để có được sản phẩm nông sản với năng suất, chất lượng cao... Sản xuất theo chuỗi cũng sẽ khắc phục được tình trạng nông sản "cứ được mùa thì mất giá".
Ông Nguyễn Tiến Đông - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước): Ưu tiên vốn cho mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Tôi đánh giá cao Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam", trọng tâm là Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" do Báo Nông Thôn Ngày Nay chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện trong 4 năm qua.
Trong bối cảnh hội nhập, lĩnh vực nông nghiệp và nông dân phải tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh, đang là mối quan tâm lớn của Đảng, Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương...
Ông Nguyễn Tiến Đông - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước).
Đã có rất nhiều nghị định, thông tư được ban hành nhằm hỗ trợ cho nông nghiệp và người nông dân. Riêng về tín dụng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55 về khuyến khích cho vay nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10 hướng dẫn cho vay nông nghiệp với tất cả ưu đãi cả về phía khách hàng và ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực này. Trong những đối tượng vay vốn tín dụng thương mại phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể thiếu nông dân giỏi, "Nông dân Việt Nam xuất sắc". Chính sách tín dụng mới xác định, kể cả khi đầu tư không thành công trong chuỗi liên kết sản xuất nông sản cũng đều có phương án xử lý, đảm bảo các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư mạnh dạn vay vốn đầu tư vào nông nghiệp.
Tính đến tháng 8.2016, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của các tổ chức tín dụng (không bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) ước đạt khoảng 900.000 tỷ đồng, tăng 6,64% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 18% tổng dư nợ cho vay.
Tuy nhiên, câu chuyện tiếp cận vốn vay ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng còn nhiều điều cần bàn. Thực tế, vẫn còn nhiều vướng mắc trong thủ tục pháp lý, khiến người nông dân hay nhà đầu tư khi đầu tư vào nông nghiệp khó tiếp cận vốn vay. Ví như, hiện nay, trong quy định của pháp luật, cụ thể là đăng ký thế chấp tài sản, riêng những tài sản cố định mà hình thành trên đất nông nghiệp, bên thế chấp công chứng không định giá cho giá trị thuế đất. Bộ NNPTNT đã thấy những vướng mắc này và kiến nghị lên Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp, nông dân giỏi đầu tư lớn vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư nhà kính có thể lên tới vài tỷ đồng nhưng định giá tài sản đất đang vướng ở chỗ cơ quan công chứng không xác nhận cho. Theo quy định của luật pháp, đất nông nghiệp không được tính vào tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Kể cả đất thuê trả tiền hàng năm, giá trị thế chấp của đất thuê đấy, theo pháp luật cũng chỉ tính tiền thuê năm một, còn những tài sản trên đất nông nghiệp không được tính. Hiện chỉ có vướng mắc đó, còn khách hàng tốt thì ngân hàng còn "nịnh" để được cho vay, bởi các ngân hàng hiện đang dư dả thanh khoản. Nông nghiệp công nghệ cao cũng là 1 trong 5 lĩnh vực ưu tiên mà ngân hàng quan tâm.
Theo Danviet
OCB hợp tác với City Ford và Bảo hiểm PTI Phú Mỹ Hưng Theo thỏa thuận, OCB và City Ford, Bảo hiểm PTI Phú Mỹ Hưng sẽ hợp tác cùng nhau trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của hai bên, hỗ trợ kinh doanh và quảng bá phát triển thương hiệu của nhau một cách hiệu quả. Ngay sau lễ ký kết, khách hàng khi vay OCB mua ô tô tại City Ford sẽ...