Nhiều mẫu ô mai chứa chất độc hại
Kiểm nghiệm 90 mẫu ô mai xí muội lấy trên thị trường cho thấy có đến 65 mẫu sử dụng đường sarcarine vượt quá giới hạn cho phép, 13 mẫu sử dụng cyclamate, một loại chất tạo ngọt bị cấm sử dụng.
Nhiều loại ô mai, xí muội bán trên thị trường không có nguồn gốc nhãn mác. Ảnh: Thiên Chương.
Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), 90 mẫu ô mai xí muội này được lấy tại các địa phương gồm: Hà Giang, Lai Châu, Khánh Hòa, Cà Mau, Tiền Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Kiên Giang, Hà Nội, TP HCM, Bình Định, Hải Phòng, Lâm Đồng, Bắc Giang, Quảng Nam.
Ngoài ra, trong số này cũng phát hiện một mẫu sử dụng natri benzoic, 23 mẫu sử dụng axit benzoic. Đặc biệt có đến 9 mẫu phát hiện có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép.
Video đang HOT
Các địa phương đã xử lý các cơ sở có sản phẩm không đạt yêu cầu và thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo quy định.
Bên cạnh đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục kiểm tra, giám sát và lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh ô mai xí muội trên địa bàn. Đồng thời xử lý kiên quyết các cơ sở vi phạm về chất lượng sản phẩm, vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh.
Trước đó, báo chí Trung Quốc đưa tin giới chức nước này vừa phát hiện hàng loạt cơ sở trong nước sản xuất trái cây sấy khô sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate, chất tạo màu carmine, amaranth….
Theo VNExpress
14 cơ sở ô mai vi phạm an toàn thực phẩm
Kiểm tra 27 cơ sở sản xuất, kinh doanh ô mai tại Hà Nội và TP HCM thì có đến 14 cơ sở vi phạm như: nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chất tạo ngọt tổng hợp, chì vượt quá giới hạn...
Ảnh minh hoạ: Fresh.
Trong số này 11 cơ sở bị Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) phạt tiền.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra của Cục cũng tiêu huỷ 26 kg hàng hóa vi phạm, niêm phong chờ xử lý 2 tấn mai mặn và sấu mặn, 49,5 kg đường saccarin, 30 kg cam thảo và 40 kg me vì không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trong khi đó tại TP HCM, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng đã lấy 10 mẫu ô mai, xí muội tại các cửa hàng, siêu thị, chợ để kiểm tra. Kết quả cho thấy một số mẫu có sử dụng cyclamate (đường hoá học), hàm lượng saccharine và chì vượt quá giới hạn cho phép.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực yêu cầu các địa phương và các viện chuyên ngành tiếp tục kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là các làng nghề sản xuất ô mai, xí muội.
Trước đó báo chí Trung Quốc đưa tin giới chức nước này vừa phát hiện hàng loạt cơ sở trong nước sản xuất trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô... sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate, chất tạo màu carmine, amaranth, chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần mức giới hạn cho phép.
Một lần nữa việc kiểm tra của cơ quan chức năng Việt Nam xuất phát từ một cảnh báo ở nước ngoài. Tuy nhiên lần này không phải là phát hiện chất lạ, mà là ô mai, trái cây sấy khô, một món ăn vặt quen thuộc của người Việt. Và cũng không phải chỉ đến bây giờ những sai phạm này mới có để bị phát hiện mà dường như nó đã tồn tại từ lâu.
Theo VNExpress
Xuất hiện đường siêu ngọt kiến không dám bâu Người bán hàng tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết chỉ cần mua 1 lạng đường siêu ngọt giá 50 nghìn thì chủ hàng chè có thể pha bán cả tuần. Loại đường hóa học có tên Tangjing này được bán phổ biến ở các quầy hàng đồ khô tại các chợ. Tuy bao bì toàn chữ Trung...