Nhiều lúc không biết đâu là ’sông, đường’, dự án chống ngập 10.000 tỷ vẫn im ắng
Tình trạng ngập úng ở TP.HCM được phản ánh nhiều lúc không phân biệt được đâu là sông, đâu là đường, trong khi dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng thì ngưng, không rõ bao giờ hoàn thành.
Chiều 10/10, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi cùng Tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tiếp xúc với cử tri quận 4, quận 7 và huyện Nhà Bè.
Đề cập tới vấn đề ngập nước tại địa phương, cử tri Nguyễn Văn Bình phản ánh, vào mùa triều cường, đường Trần Xuân Soạn nhiều thời điểm không phân biệt được đâu là sông, đâu là đường.
Cử tri Nguyễn Văn Bình nêu thực trạng ngập úng tại buổi tiếp xúc cử tri
Tại đường Huỳnh Tấn Phát, mỗi lần mưa lớn, nước ngập đến tận đầu gối, người dân di chuyển rất vất vả.
“Tôi muốn hỏi, dự án chống ngập 10.000 tỷ của thành phố đã triển khai nhiều năm nhưng chưa hoàn thành. Cách đây vài năm, tôi nghe thông tin công trình khởi công trở lại nhưng đến nay vẫn im ắng. Chúng tôi đề nghị đại biểu làm rõ dự án có làm nữa không và nếu làm thì bao giờ xong?”, ông Bình hỏi.
Trao đổi với cử tri về dự án này, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, đây là một trong những dự án gặp vướng mắc lớn và thành phố cũng bỏ nhiều công sức tháo gỡ.
Ông cho biết, dự án dừng rồi tái khởi động và tiếp tục dừng là do nhà đầu tư khó khăn về tài chính. Đến giờ này, khối lượng chung của dự án đã đạt trên 90%, chỉ còn 10% (khoảng 1.800 tỷ) nhưng nhà đầu tư không đủ tài chính để tiếp tục.
Thành phố đã đề xuất có cơ chế thanh toán sớm từ phía địa phương để nhà đầu tư hoàn thành công trình. Tuy nhiên, do dự án chưa hoàn thiện để nghiệm thu nên chưa có cơ sở để chi.
Video đang HOT
Người đứng đầu chính quyền thành phố thông tin, trong năm nay, ngân sách Trung ương và TP dành cho đầu tư hơn 64.000 tỷ đồng. TP sẽ sử dụng 5.700 tỷ cho dự án chống ngập, những dự án chưa xong thì chưa thể thanh toán được.
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi trả lời cử tri
“Do đó, thành phố đang xin cơ chế được sử dụng một phần trong 5.700 tỷ, gắn với khối lượng nhà đầu tư đã hoàn thành (trên 3.200 tỷ) thì hoặc cho vay hoặc thanh toán sớm để nhà đầu tư hoàn thành dự án”, ông Mãi nói.
Cũng theo ông Mãi, nhà đầu tư cho biết, nếu khởi động trở lại thì 6 tháng nữa sẽ hoàn thành.
“Chúng tôi như bị tách rời khỏi trung tâm vì kẹt xe”
Về giao thông, các cử tri cho rằng, vấn đề kẹt xe, ngập nước không phải là “đặc sản” của riêng TP.HCM mà nhiều đô thị khác đang gặp phải.
Tuy nhiên, dù thành phố cũng đưa ra nhiều giải pháp, nhưng chưa có nhiều chuyển biến, vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân tại đô thị đông nhất cả nước.
Một số cử tri quận 7 cho biết, họ có cảm giác quận đang tách rời với trung tâm thành phố, vì giao thông thường xuyên ùn tắc. Mỗi lần đi từ quận qua khu vực trung tâm đều kẹt xe khủng khiếp.
Cư tri chất vấn về vấn nạn kẹt xe, ngập úng
Theo cử tri Lê Ngọc Khanh (huyện Nhà Bè), nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Nguyễn Văn Linh thi công chậm trễ, gây kẹt xe thường xuyên.
Các trục đường chính của huyện cũng còn nhiều bất cập về giao thông bởi xe tải, xe container thường xuyên di chuyển với cường độ cao.
Cử tri Nguyễn Xuân Bình (quận 7) bày tỏ, kẹt xe, ngập nước đang là vấn nạn ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố và đời sống của người dân. Cử tri của quận 7 cũng dẫn chứng, mỗi lần qua các cầu Khánh Hội, Kênh Tẻ để vào trung tâm thành phố, đều trải qua cảnh kẹt xe “kinh khủng”. Khu vực qua cảng Sài Gòn, người dân cũng chen chúc nhau vào khung giờ cao điểm.
Trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, về vấn đề kết nối quận 7 với khu vực trung tâm, thành phố đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung, trong đó có quy hoạch hệ thống giao thông trên địa bàn. Việc điều chỉnh theo hướng, quận 7 sẽ có nhiều kênh kết nối với khu Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, sân bay Tân Sơn Nhất và trung tâm thành phố.
Theo ông Mãi, quy hoạch chung đang hoàn thiện, nhưng còn phải trình cơ quan có thẩm quyền. Trước mắt, thành phố đang mở ra các hướng kết nối dưới các hình thức như metro, đường trên cao.
“Thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đầu tư, kết nối hạ tầng giao thông theo hướng kết nối các khu vực của mô hình thành phố đa trung tâm. Vấn đề giãn dân cũng nằm trong tính toán của thành phố trong việc thực hiện mô hình này”, ông Phan Văn Mãi nói.
Cần Thơ lý giải việc đặt cống trên 32 đường nhưng vẫn ngập
Người dân khó hiểu vì vừa qua TP Cần Thơ thực hiện dự án lắp đặt cống trên 32 tuyến đường nhưng ngập vẫn ngập.
Từ ngày 30-9 đến 2-10, triều cường tại TP Cần Thơ vượt báo động 3 làm nhiều đường phố khu vực trung tâm ngập sâu. Dù Sở Giáo dục và Đào tạo ra thông báo cho học sinh lùi giờ vào học để tránh triều cường nhưng nhiều phụ huynh vẫn chật vật vượt qua dòng nước để đưa con đến trường.
Có xe bị chết máy, phụ huynh để xe lại, cõng con đến trường. "Năm nào tới mùa triều cường cũng vất vả đưa con đi học vì chạy tuyến đường nào cũng toàn là nước" - chị Bùi Việt Nga (ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) than.
Phụ huynh vất vả đưa con đi học trong sáng 2-10
Tâm sự của chị Nga cũng là nỗi niềm của nhiều người dân. Họ lấy làm khó hiểu vì vừa qua thành phố thực hiện dự án lắp đặt cống trên 32 tuyến đường nhưng ngập vẫn ngập.
Trước thắc mắc này, ông Nguyễn Văn Tho, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA TP Cần Thơ (gọi tắt là Ban ODA), cho biết dự án lắp cống 32 tuyến đường thuộc gói thầu CT3-PW-1.11 "Cải tạo hệ thống thoát nước trung tâm quận Ninh Kiều" thuộc dự án "Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị" (dự án 3) do Ban ODA làm chủ đầu tư.
Cần Thơ: Triều cường dâng cao, trung tâm ngập nặng
Gói thầu này có tổng vốn gần 282 tỉ đồng, ngày kết thúc hợp đồng là 4-4-2024. Đơn vị thi công đã triển khai thi công tại 29/32 tuyến đường (tiến độ đạt hơn 81%), còn lại 3 tuyến đường và 2 trạm bơm chưa hoàn thành.
"Mục tiêu của gói thầu CT3-PW-1.11 là nâng cấp hệ thống thoát nước chứ không phải nâng cao độ của đường nên hiện nay triều cường thì vẫn ngập. Đây không phải là dự án chống ngập mà việc cải tạo này trên 32 tuyến đường để hỗ trợ hệ thống thoát nước cũ khi có mưa lớn" - ông Tho khẳng định. Ngoài gói thầu trên thì dự án 3 còn thực hiện 47 gói thầu khác như xây dựng kè sông Cần Thơ, các cống ngăn triều và âu thuyền, cải tạo nhiều con rạch trong thành phố... Dự án có tổng vốn 9.167 tỉ đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới hơn 5.697 tỉ đồng, thời gian kết thúc cuối tháng 6-2024.
Ông Tho cho hay dự án 3 hoàn thành sẽ phát huy tác dụng chống ngập cho thành phố. Khi triều cường dâng cao, tất cả âu thuyền, cống được đóng lại để ngăn không cho nước từ sông vào vùng lõi. Nếu có mưa lớn sẽ sử dụng các máy bơm tại các cống, âu thuyền để bơm nước ra ngoài, từ đó tránh tình trạng ngập ở nội ô.
Chủ tịch Phan Văn Mãi: Vụ Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng rất lớn kinh tế-xã hội TP.HCM Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay vụ Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội TP.HCM, khiến một bộ phận cán bộ, cơ quan e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm. Sáng 28.6, tại Q.4 (TP.HCM) diễn ra buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc...