Nhiều lợi ích từ điều trị Methadone
Việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone không những cải thiện tình trạng sức khỏe cho người nghiện mà còn giúp họ tự tin, tái hòa nhập cộng đồng, tìm lại giá trị cuộc sống.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai – Trưởng cơ sở điều trị Methadone quận Hai Bà Trưng cho biết, cơ sở được triển khai từ tháng 10/2011, đến nay đã có những thành công nhất định. Những ngày đầu, cán bộ y tế cơ sở phải nhờ đến cơ quan chức năng địa phương đến từng nhà vận động người nghiện tham gia chương trình điều trị Methadone miễn phí vì họ chưa thực sự hiểu về những quyền lợi rõ rệt về mặt kinh tế, sức khỏe, an ninh… cho gia đình và toàn xã hội.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai – Trưởng cơ sở điều trị Methadone quận Hai Bà Trưng khám và tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Thảo Trần
Video đang HOT
Ban đầu, TP giao chỉ tiêu 250 bệnh nhân (BN) nhưng đến nay, bước sang năm thứ 9, chương trình điều trị Methadone đã có những kết quả ngoài mong đợi khi con số tham gia lên tới hơn 700 lượt BN điều trị. Việc điều trị bằng thuốc Methadone đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Cụ thể, sau 3 – 6 tháng điều trị, BN tăng 1kg, sau một năm tăng 3kg và từ năm thứ 3 trở đi, BN tăng ổn định từ 5 – 6kg và giữ thể trạng đều đều vì những độc tố của heroin được đào thải… Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ dùng heroin giảm khoảng 70%; sau 2 năm chỉ còn 3% (100 người thì chỉ có 3 người dùng heroin. Trong 3 người này, hầu hết có thể bị bệnh kèm theo hoặc đôi khi bị ảnh hưởng, stress về tinh thần…).
“Điều đáng nói, có tới 41% BN sau 3 – 6 tháng điều trị bắt đầu có việc làm. Sau một năm con số này lên tới 65% và sau 3 – 6 năm có đến 87% BN có việc làm và thu nhập ổn định; 20% BN đã lấy vợ sinh con” – bác sĩ Mai chia sẻ.
Thế giới đã coi tình trạng nghiện lâu ngày là bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài và liên tục do tổn thương ở não bộ. Trước kia chưa có chương trình điều trị Methadone, người nghiện muốn cai nghiện phải vào các trung tâm giáo dưỡng.
“Từ ngày người bệnh được tham gia điều trị Methadone, tôi thấy chương trình này có tính nhân văn cao, không những giữ họ ở lại trong cộng đồng mà giúp phục hồi sức khỏe, nhân cách, biết quan tâm tới người thân xung quanh mình” – bác sĩ Mai cho hay.
Phòng bệnh Covid-19 cho người hằng ngày đến uống thuốc Methadone thế nào?
Trong số người đang thực hiện cách ly y tế không có bệnh nhân đang điều trị Methadone, nhưng Bộ Y tế đã có phương án cho tình huống này.
Nước ta hiện có gần 53.000 người nghiện các chất dạng thuốc phiện đang được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone. Đây là loại thuốc đang được sử dụng để điều trị cho người nghiện và được ngành y tế quản lý chặt chẽ. Để phòng ngừa Covid-19 cho nhóm đối tượng này như thế nào khi có những điểm điều trị có tới hơn 700 bệnh nhân?
TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS
Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, cơ sở điều trị Methadone vẫn duy trì hoạt động đón bệnh nhân đến uống thuốc hàng ngày. Theo Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể để các cơ sở thực hiện quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19, bệnh nhân đến uống thuốc phải đeo khẩu trang, xếp hàng cách nhau tối thiểu 2m. Bệnh nhân được đo nhiệt độ, nếu có sốt, ho thì phải đưa vào khu vực cách ly. Việc sát trùng các đồ vật xung quanh bằng Cloramine B được tiến hành thường xuyên. Bệnh nhân phải rửa tay bằng cồn sát khuẩn trước và sau khi uống thuốc.
Dù trong số hàng trăm nghìn người đã và đang phải thực hiện cách ly y tế chưa có trường hợp nào là bệnh nhân đang điều trị Methadone, nhưng Bộ Y tế đã có phương án cho tình huống này. Nếu bệnh nhân bị cách ly thì phải có đơn đề nghị uống thuốc, sau đó bác sĩ sẽ kê đơn tối đa 7 ngày thuốc và cơ sở điều trị phải bố trí nhân lực đến tận nơi, giám sát bệnh nhân uống thuốc ngay trước mặt nhân viên y tế của cơ sở cách ly. Ngoài ra, Bộ còn giao cho Sở Y tế các tỉnh thành phố bố trí các mô hình cấp thuốc trong những tình huống đặc biệt, nhưng phải đảm không được để thất thoát, lạm dụng thuốc Methadone.
Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Hoàng Đình Cảnh cho biết thêm, với cơ sở điều trị bị phong tỏa do Covid-19 thì thực hiện như trong tình huống cơ sở bị đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định 90. Sở Y tế ngay lập tức phải lựa chọn cơ sở điều trị Methadone gần đó để chuyển bệnh nhân đến cơ sở mới. Tùy tình hình và điều kiện của địa phương mà bố trí cơ sở để chuyển bệnh nhân chuyển đến, có thể là chuyển bệnh nhân đến nhiều cơ sở trong tình huống cơ sở ban đầu quá đông bệnh nhân.
Hiện chi phí điều trị Methadone được các địa phương thu khoảng 10.000 đồng/1 người/1 ngày. Trước việc người bệnh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố miễn phí điều trị cho bệnh nhân./.
Văn Hải
Uống nhầm chai nước màu hồng, bé 4 tuổi Sơn La phải nhập viện cấp cứu Thấy chai nước màu hồng, bé tưởng nước ngọt nên lấy ra uống. Đâu ngờ, đó thuốc điều trị cai nghiện Methadone khiến bé phải nhập viện cấp cứu. Ngày 13/5, BV đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, BV vừa tiến hành cấp cứu cho bé N.H.C (4 tuổi, Sơn La) do ngộ độc thuốc cai nghiện Methadone. Trước đó, bé được...