Nhiều loại thuốc tăng giá
Khảo sát của phóng viên Dân trí cho thấy, nhiều loại thuốc dùng phổ biến tăng giá. Ví như loại men tiêu hóa Entergomina rất phổ biến tăng giá từ 110 ngàn lên 120 ngàn/hộp.
Tại nhà thuốc của các phòng khám tư, các loại thuốc này giá cũng tăng cao hơn so với các hiệu thuốc ngoài thị trường. Ví như với thuốc Brochon – vaxom tại hiệu thuốc, giá là 100.000 đồng/1 hộp 10 viên, thì loại thuốc này tại các phòng khám có bán thuốc thì ở mức 110.000 đồng/1 hộp.
Loại men phổ biến này đã tăng giá thêm 10 ngàn đồng/hộp. Ảnh: H.Hải
Riêng với các loại thuốc tiểu đường, theo nhiều chủ hiệu thuốc, giá tăng đến 10%. Ngoài ra, loại kháng sinh chữa răng Rodogyl cũng tăng giá từ 88 ngàn lên 95 ngàn/hộp. Thuốc Mobic giá từ 170 – 190 ngàn… Ngay cả với muối sinh lý cũng tăng giá 500 đồng một lọ to 500ml và tăng giá 1 ngàn đồng với lọ nhỏ 10ml có đầu nhỏ sẵn.
Theo ông Đỗ Văn Doanh, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam, nguyên nhân khiến giá một số loại thuốc tăng là do chi phí và nguyên liệu sản xuất đắt đỏ, trong khi đó ngành dược lại không được Nhà nước bao cấp.
Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dược đều đấu thầu giá từ quý 4 năm 2010 cho việc cung ung thuốc trên thị trường cả năm 2011. Nhưng từ sau Tết Nguyên Đán, nhiều mặt hàng lên giá mạnh, trong đó có nguyên liệu ngành dược, giá nhân công… nên nhiều công ty dược phải điều chỉnh giá tăng.
Theo dân trí
Khi đó là 'tín hiệu' bệnh thận
Bôn tín hiệu của thận dưới đây nhiều người trong chúng ta thường không chú ý, dẫn đến việc không kịp thời cứu chữa hoặc chữa trị không đúng bệnh.
1. Chóng mặt
Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.
2. Buồn nôn
Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc ty vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.
Khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. (anh minh hoa)
3. Thiếu sức lực
Cuộc sống hiện đại với tiết tấu nhanh, khiến nhiều người tự nhiên cho rằng việc cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực là do công việc áp lực cao gây ra. Thực ra, đây có thể là biểu hiện thời kỳ đầu của rất nhiều bệnh liên quan đến thận, gây thiếu hụt protein, thiếu chất dinh dưỡng; hoặc suy giảm chức năng thận dẫn đến thiếu máu.
4. Loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng
Một loạt các hiện tượng bệnh lặp lại như loét khoang miệng, mẫn cảm với ánh sáng...đều là các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch do các tổn thương ở thận biến đổi nhanh chóng gây ra. Đây là hiện tượng lâm sàng thường gặp của các bệnh về thận, nên đi kiểm tra thận ngay khi thấy các hiện tượng trên lặp đi lặp lại.
VGT(Theo Bưu Điện Việt Nam)
Lợi ích của việc ăn chậm, nhai kỹ với sức khỏe Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Thay vì một người ăn 4 chén cơm mới cảm thấy no và đầy đủ năng lượng thì chỉ cần ăn 2 - 3 chén và nhai kỹ cũng có thể mang lại phần...