Nhiều loại thực phẩm tăng giá mạnh dịp nghỉ lễ
Dựa hơi” dịp lễ Tết Dương lịch, cộng với thời tiết mưa rét kéo dài liên tục, nhiều tiểu thương tận dụng đẩy tăng giá, nhưng trước sức mua lớn của người tiêu dùng, thị trường vẫn bán chạy với những mặt hàng thiết yếu hằng ngày.
Dàn hàng đợi mua rau ngày Tết
Mới sáng sớm, ngoài chợ đã tấp nập cảnh mua-bán. Không khí chợ ngày Tết khác hẳn với ngày thường, giá cả cũng được “hét cao” hơn so với những ngày trước.
Theo khảo sát của phóng viên Vietnam ngày 29/12, trên thị trườngcác chợ đầu mối lớn như chợ Ngã Tư Sở, Phùng Khoang, chợ Phía Nam… giá của nhiều mặt hàng từ thịt, trứng, cá, rau quả, thức uống… đã tăng từ 5-20% so với tuần trước.
Cụ thể, giá của nhiều loại rau tăng mạnh, tăng từ 2.000-4.000 đồng/sản phẩm; như rau cải xoong tăng từ 5.000-8.000 đồng/mớ; cải thảo được bán với giá 15.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng; ngọn su su tăng từ 16.000-20.000 đồng/kg…
Lý giải về việc tăng giá rau, anh Kiên, tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối Ngã Tư Sở cho biết, trời rét muốn rau lên mầm phải đầu tư kỹ lưỡng, từ mua ni lông che phủ, đến chế độ chăm sóc cũng công phu, tốn kém hơn. Do đó, việc tăng giá lên cũng xem như để bù vào các khoản chi phí đó.
Không chỉ có các mặt hàng rau xanh tăng giá, mà các loại thịt cũng được bán với giá nhỉnh hơn, thịt lợn tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg; trong đó thịt lợn mông khoảng 95.000-100.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 85.000 đồng/kg, thịt chân giò 100.000 đồng/kg, sườn thăn nạc lên tới 120.000-130.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Thịt bò cũng có giá đắt hơn so với tuần trước từ 10.000-20.000 đồng/kg và hiện bán với giá
220.000-250.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, các mặt hàng thịt vịt, thịt gà nguyên con cũng đã tăng thêm từ 10.000-15.000 đồng/kg, giá vịt tăng từ 75.000 đồng/con lên 85- 90.000 đồng/con. Trong khi đó, nếu phân theo loại, giá đùi gà công nghiệp tăng từ 60-70.000 đồng/kg, ức gà từ 55-65.000 đồng/kg, gà ta được bán với giá 120-130.000 đồng/kg…
“Trong khi giá cả ở các chợ đầu mối tăng lên, thì việc buôn về bán lại tại các chợ lẻ có giá đắt hơn 1-2.000 đồng là chuyện đương nhiên,” chị Minh tiểu thương bán lẻ tại chợ Hoàng Văn Thái cho biết.
Cũng nhân dịp nghỉ lễ, anh Quân (195 Cầu Giấy) quản lý hàng ăn trên phố Hồ Tùng Mậu cho biết, khách đặt chỗ ở cửa hàng dự kiến sẽ tăng hơn so với ngày thường, nên anh cũng chuẩn bị lượng thực phẩm chế biến với gấp đôi ngày thường, nhằm đáp ứng nhu cầu dịp nghỉ lễ cho khách hàng.
Trước nhu ăn uống thiết đãi bạn bè dịp lễ Tết các loại đồ uống như bia, nước ngọt cũng bắt đầu tăng giá từ 5.000-10.000 đồng/chai (két, thùng), cụ thể như bia lon Hà Nội có giá 220-230.000 đồng/thùng, bia Heineken lon có giá 370 nghìn đồng/thùng…
Tại các siêu thị trung tâm mua sắm cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị sẵn phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng dịp lễ Tết.
Chị Nguyễn Thị Huyền, quản lý siêu thị Big C cho biết, dịp nghỉ Tết Dương lịch kéo dài 4 ngày sẽ thu hút lượng khách hàng mua sắm tập trung lớn. Dự kiến lượng khách từ các tỉnh đổ về tăng cao, hệ thống siêu thị Big C đã tăng lượng dự trữ hàng hóa lên 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, các dịch vụ như thu ngân, giao hàng miễn phí, dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, vệ sinh, an ninh,… cũng được tăng cường.
Cũng trong dịp này, tại các siêu thị Big C trên toàn quốc giảm giá từ 5 – 50% cho hơn 1.300 mặt hàng kèm nhiều quà tặng hấp dẫn, tập trung vào nhóm hàng bánh, kẹo, mứt, nước uống, rượu… ; nhóm thực phẩm khô: lạp xưởng, chả, nem, xúc xích… đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho các gia đình trong ngày nghỉ lễ.
Theo ông Trần Quốc Cường, trưởng ban quản lý chợ đầu mối Phùng Khoang cho biết, mặc dù giá cả thị trường ngày Tết có nhiều biến động, song với chương trình bình ổn giá dịp Tết áp dụng cho các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm sẽ phát huy tác dụng và không để việc khan hàng, sốt giá cuối năm.
Theo Tinmoi
"Đói" hợp đồng, giá gạo xuất khẩu có xu hướng giảm
Nhiều doanh nghiệp cho biết, thị trường gạo thế giới trầm lắng và ít hợp đồng được ký kết đã ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2013.
Trước tình hình này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây đã công bố giá xuất khẩu gạo theo hướng mở để doanh nghiệp linh hoạt áp dụng.
Theo đó, từ ngày 27.12, gạo loại 35% tấm (đóng bao 50 kg/bao, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam) xuất khẩu giá FOB tối thiểu là 370 USD/tấn. Còn chênh lệch giá giữa các loại gạo do các doanh nghiệp tự tính toán và quyết định.
Nhu cầu giảm khiến xuất khẩu gạo gặp khó - Ảnh: Trung Hiếu
Hiện giá xuất khẩu gạo 5% tấm là 405-410 USD/tấn gạo 15% tấm là 390 USD/tấn. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu bình quân 465 USD/tấn mà VFA công bố ở tháng 11.2012.
Ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Gạo Việt - cho biết xuất khẩu gạo đầu năm 2013 cũng sẽ giống như đầu năm 2012, đó là việc Ấn Độ và Pakistan tăng nguồn cung xuất khẩu cộng với việc bán giá thấp để cạnh tranh với gạo Việt Nam. Ngoài ra, Thái Lan với lượng tồn kho khoảng 15 triệu tấn, nếu họ "xả" ào ạt thì xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng bị "vạ lây".
Trong khi đó, khác với những năm trước, xuất khẩu gạo của Việt Nam đầu năm 2013 không có nhiều hợp đồng tập trung. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp gạo phải tìm kiếm những hợp đồng thương mại.
Hiện nay, thị trường mà nhiều nước xuất khẩu gạo nhắm đến là Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã công bố đấu thầu nhập khẩu 2,6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, nước này lại không bao giờ tiết lộ lượng gạo thiếu hụt cũng như lượng nhập khẩu.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thường vào thời điểm giá xuất khẩu xuống thấp, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đặt hàng.
Lúc đó, doanh nghiệp trong nước trước áp lực tồn kho cùng với sắp vào vụ thu hoạch Đông Xuân buộc phải ký kết hợp đồng với giá thấp.
"Thời điểm này hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp gạo. Năm hết, tết đến, cùng với áp lực trả vay ngân hàng nên dù biết giá thấp nhưng doanh nghiệp cũng phải chấp nhận bán để xả hàng", ông Long nói.
Tại cuộc họp xuất khẩu gạo gần đây, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong nhận định với diễn biến thị trường thì xuất khẩu gạo trong quý 1/2013 sẽ hết sức khó khăn. Xuất khẩu gạo nếu có khởi sắc cũng phải sau thời điểm tháng 4.2013.
Theo TNO
Thị trường Lễ Giáng sinh, Tết dương lịch: Ngắm nhiều mua chẳng bao nhiêu Hàng hiệu ế ẩm, hàng xôn cũng chẳng khá hơn. Đồ Giáng sinh chủ yếu để ngắm. Người tiêu dùng chỉ tập trung mua lương thực, thực phẩm. Đó là tình hình chung ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... Sảnh trước trung tâm thương mại Now Zone (Q.5, TP.HCM) ken dày dòng người, thế nhưng bên trong khác hẳn. Ở tầng...