Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
Tỷ lệ người Việt mang ký sinh trùng không thuyên giảm, nhiều loại tưởng tuyệt chủng ở nước ta bất ngờ xuất hiện trở lại.
Anh T.Đ.T. (21 tuổ.i, trú tại Yên Bái) đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) thăm khám trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da. Dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng đều có hình ảnh giun sán ký sinh trùng di chuyển.
Bệnh nhập viện theo dõi với chẩn đoán nhiễm giun rồng. Bệnh phẩm sau đó đã được chuyển lên Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử để định danh, kết hợp với lâm sàng xác định nhiễm Dracunculus sp (giun rồng).
Trước đây, anh T. từng ăn gỏi cá và có biểu hiện ngứa khắp người. Anh gãi đến trầy xước da, gây áp- xe mủ.
Khi mới xâm nhập cơ thể, giun rồng không gây ra triệu chứng ngay. Khoảng 1 năm sau, khi giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú.
Sau đó, vết thương sưng tấy vỡ ra tiết dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn giun màu trắng (thường là phần đầu con giun). Nếu không có tác động, con giun thường tự chui ra ngoài sau 3-6 tuần.
Anh T. đang được bác sĩ theo dõi. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết giun rồng là loại ký sinh trùng trước đây chưa từng xuất hiện ở Việt Nam mà chỉ gặp ở châu Phi và một số nước khác. Tuy nhiên, gần đây, nước ta đã ghi nhận ca mắc.
Ngoài ra, tình trạng ký sinh trùng tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ký sinh trùng từ thú cưng, các loại sán do thực phẩm chưa nấu chín.
Trước đây, một số ký sinh trùng hiếm có ở Việt Nam nhưng hiện nay tỷ lệ lưu hành không hề nhỏ, điển hình như giun lươn. Theo bác sĩ Cấp, loại ký sinh trùng này tồn tại mạn tính, người bệnh không để ý. Khi người dân có bệnh lý khác phải sử dụng thuố.c, giun lươn bắt đầu bùng phát gây nhiễ.m trùn.g kéo dài, nhiễ.m trùn.g huyết. Nếu bác sĩ không rõ bệnh lý này, phương pháp điều trị nhiễ.m trùn.g đơn thuần sẽ không đem lại hiệu quả.
Video đang HOT
Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều đường khác nhau như nước bị ô nhiễm, thức ăn, chất thải, đất và má.u. Một số loại có thể lây truyền qua quan hệ tìn.h dụ.c, vật mang mầm bệnh như muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, từ động vật sang người như Toxocara canis (giun đũa chó), Toxocara cati (giun đũa mèo), giun móc chó mèo…
Nhiễm ký sinh trùng gây ra những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Bệnh nhân có thể chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu má.u, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy, ho sốt, mẩn ngứa…
Trường hợp nặng gây tắc ruột, viêm loét đường tiêu hóa, tắc mật, sỏi mật, viêm đường mật, áp-xe gan, u gan, áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi… Nếu ký sinh trùng trú ngụ ở mắt sẽ gây hạn chế thị lực hoặc mù lòa; trú ngụ ở não gây động kinh, co giật, hôn mê.
Bác sĩ Cấp chỉ ra 3 thói quen khiến người dân đối mặt với nguy cơ nhiễm ký sinh trùng:
1. Ăn thực phẩm chưa nấu chín như các món nộm, tái, gỏi chế biến từ cá, tôm, thịt mang ký sinh trùng; ăn sống một số rau thủy sinh như rau cần, ngổ.
2. Không quản lý phân thải ra môi trường dẫn tới gia tăng ký sinh trùng.
3. Nuôi chó mèo nhưng không xổ ký sinh trùng, trứng bám vào lông. Người bế chó, mèo vô tình đưa nguồn lây vào thực phẩm dẫn tới nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, các loại vật nuôi còn chứa ký sinh trùng trên cơ thể như bọ, ve, rận có thể lây sang người.
Ăn gỏi cá, nam thanh niên mắc giun rồng và nhiều loại ký sinh trùng
Chiều 22/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân (21 tuổ.i, ở Yên Bái) mắc giun rồng và nhiều loại ký sinh trùng do ăn gỏi cá.
Khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người, anh T. Đ. T đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương thăm khám trong tình trạng: Sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da. Dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng đều có hình ảnh giun sán, ký sinh trùng di chuyển. Anh T. được nhập viện theo dõi với chẩn đoán: Nghi nhiễm giun sán, ký sinh trùng (nghi do giun rồng).
Bệnh nhân cho biết, trước đây anh có ăn gỏi cá, sau đó có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông. Anh gãi đến trầy xước da, đến nỗi vùng gãi gây áp xe mủ. "Bản thân tôi cũng biết mình bị nhiễm giun sán khi nhìn thấy giun nổi ở mặt, tay, bụng, lưng, chân ngứa tại chỗ gây loét, có mủ khi vỡ tiết ra dịch vàng làm cho cuộc sống thường ngày gặp nhiều bất tiện", anh T. thông tin.
Tiếp nhận người bệnh, bác sĩ Lê Văn Thiệu nhận định, bệnh nhân có nhiều tổn thương ban đỏ rải rác toàn thân dạng nấm hắc lào gây nên. Đặc biệt, vùng da mặt, dưới cánh tay và dưới đùi 2 bên có hình ảnh ký sinh trùng di chuyển dưới da, trong đó vùng đùi 2 bên tạo ổ áp xe đã vỡ, vùng dưới cẳng tay có biểu hiện viêm mủ, lộ đầu giun.
Sau khi hội chẩn với bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp Tiết niệu và Nam học, bệnh nhân đã được xử lý và lấy được bệnh phẩm ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30 cm. Sau đó, anh được chuyển lại Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu cho biết thêm: Bệnh phẩm giun sau đó đã được chuyển lên Khoa Vi sinh và Sinh học phân tử để định danh đã nghi ngờ giun tròn, kết hợp với lâm sàng, bệnh nhân được xác định nhiễm Dracunculus sp (giun rồng).
Ngoài ra, bệnh nhân đã được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác và dương tính với khá nhiều loại giun sán khác như sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo.
"Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi các tổn thương ở các vị trí trên cơ thể. Khi tổn thương vỡ, có thể giun sẽ chui ra, nhân viên y tế hoặc người nhà có thể lấy dụng cụ từ từ lôi giun ra. Việc lấy giun ra có thể lấy luôn ra được hoặc có thể mất vài ngày. Tránh không làm đứt giun và không rạch dọc, rạch rộng theo chiều dài của giun để lấy giun ra", bác sĩ Thiệu cho biết.
Bác sĩ Thiệu nhấn mạnh: Cách điều trị duy nhất hiện nay là lấy giun rồng ra hoặc giun sẽ tự chui ra từ những tổn thương như mụn vỡ chảy nước vàng trên da. Nếu giun không tự chui ra hoặc không được lôi ra, nó có thể gây áp xe tại chỗ trú trên cơ thể người.
"Hiện chưa có vaccine và thuố.c điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Thiệu khuyến cáo.
Cách phòng bệnh giun rồng
Bệnh giun rồng có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn như ăn tái, sống từ các động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm...) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổ.i đều có thể bị nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%.
Đây là loại giun tròn, dài nhất trong nhóm giun gây nhiễm trên người. Giun cái trưởng thành có chiều rộng 1 - 2 mm, dài khoảng 70 - 120cm, mỗi giun cái có thể mang tới 3 triệu ấu trùng giun. Giun đực ngắn hơn và chế.t sau khi gia.o phố.i với giun cái.
Bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài 9 - 14 tháng và tiến triển âm thầm, ít khi gây t.ử von.g trực tiếp nhưng có thể t.ử von.g do biến chứng của bệnh như nhiễ.m trùn.g thứ phát, áp xe lạnh xuất hiện tại chỗ giun chế.t, nhiễ.m trùn.g khớp..., tê liệt tủy sống, liệt nửa người do giun bị chế.t và vôi hóa.
Các biến chứng này làm hạn chế khả năng học tập, làm mất khả năng lao động, hoặc suy kiệt do diễn biến bệnh kéo dài. Tổ chức Y tế thế giới đán.h giá bệnh đang là gánh nặng bệnh tật, gánh nặng về kinh tế cho gia đình, xã hội.
Các dấu hiệu khi mắc bệnh giun rồng: Khi mới mắc bệnh thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt nào.
Khoảng 1 năm sau khi mắc bệnh, khi con giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có các dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú.
Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn con giun màu trắng từ trong chui ra ngoài (thường là phần đầu con giun), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài hoàn toàn sau 3 - 6 tuần.
Một số trường hợp người bệnh tự kéo nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc giải phóng ra ngoài lây lan theo đường đi của giun làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễ.m trùn.g huyết, viêm cứng khớp, áp xe do giun chế.t trước khi thải ra ấu trùng giun hoặc uốn ván.
Chẩn đoán xác định nếu tìm thấy giun từ ổ áp xe hoặc biểu hiện trên X-quang của một con giun đã bị vôi hóa.
Các chuyên gia y tế khuyến cách phòng bệnh giun rồng:
Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; sử dụng các dụng cụ trong chế biến thực phẩm chín và sống riêng biệt (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa...) đặc biệt vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống.
Nấu chín kỹ khi sử dụng các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm...), chôn, đốt hoặc rắc vôi bột phần ruột, đầu... sau khi chế biến hạn chế phát tán nguồn lây.
Không cho chó, mèo ăn sống các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm...).
Những người bệnh đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh giun rồng không tắm, rửa tại ao hồ, hoặc các nguồn nước sinh hoạt khác để tránh phát tán ấu trùng ra môi trường; làm sạch vết thương, băng bó thường xuyên vùng da bị bệnh cho đến khi lấy hết hoàn toàn giun ra khỏi cơ thể.
Giời leo là bệnh gì? Gia đình tôi vừa có người được chẩn đoán mắc bệnh giời leo. Xin hỏi đây là bệnh gì và nó có lây không? Gia đình tôi vừa có người được chẩn đoán mắc bệnh giời leo. Xin hỏi đây là bệnh gì và nó có lây không? Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc...