Nhiều loài cá cực dị, giá nghìn đô lần đầu xuất hiện tại triển lãm
Những con cá di truyền mắt đỏ trị giá tiền triệu, các giống thủy sản đặc hữu Cần Giờ hay những sản vật độc đáo từ An Giang, Đồng Nai… tạo thành điểm nhấn thu hút sự chú ý của khách tham quan tại Hội chợ triển lãm giống nông nghiệp TP.HCM lần 5 vừa khai mạc ngày 22.6.
Triển lãm do Sở NNPTNT TP.HCM tổ chức nhằm tạo cầu nối đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và nâng cao vai trò đi đầu của TP.HCM trong sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao cho các tỉnh thành.
Ông Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM xem một tác phẩm bonsai tại triển lãm
Ngoài các giống cá mới lai tạo như cá Oarada ngũ hoa, cá sặc mã giáp, Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao AHTP còn giới thiệu các loại cá mới như cá ông tiên Albio, cá dĩa trắng Albio…
Cá dĩa trắng Albio
Các loại cá này có màu mắt đỏ do di truyền, giá trị có thể cao gấp 3 – 4 lần cá thường. Như một con cá ông tiên mắt đỏ 10cm có giá cả triệu đồng 1 con.
Một chú cá cảnh rực rỡ sắc màu, thu hút nhiều khách tham quan
Một số loài thủy sản đặc hữu của vùng Cần Giờ như cá nâu, cá chạch lửa hay cá ngựa được nhân nuôi lai tạo thành công cũng được giới thiệu lần đầu tại triển lãm.
Tại triển lãm, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai mang đến các loại trái cây nhiệt đới đa dạng kích thước, chủng loại đặc thù của vùng đất này như đặc sản bưởi Tân Triều, hay những quả na to bằng quả bưởi.
Video đang HOT
Quả na hạt lép to gần bằng quả bưởi của ngành nông nghiệp Đồng Nai
Sở NNPTNT tỉnh An Giang lại mang đến những quả chúc chỉ có ở vùng Bảy Núi. Loại quả này có mùi vị, hình dáng tương tự quả chanh nhưng thơm nồng hơn rất nhiều.
Quả chúc của vùng Bảy Núi, An Giang
Cũng trong ngày khai mạc khai mạc triển lãm, Hội nghị xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã chứng kiến lễ ký kết nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh thành trong cả nước.
Ký kết ghi nhớ hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh, thành trong sản xuất, chuyên giao công nghệ nông nghiệp công nghệ cao
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh giống cây trồng, vật nuôi là 1 trong 4 khâu quan trọng để hướng tới tái cơ cấu nông nghiệp.
Ông Liêm cũng chỉ đạo, Trung tâm Công nghệ sinh học, đơn vị đồng tổ chức triển lãm, phải phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu làm nông nghiệp công nghệ cao của TP.HCM, tăng cường gắn kết và chuyển giao công nghệ giữa các địa phương.
“Từ đó tiến tới tổ chức Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao mà giống là một phần trong đó”, ông Liêm chia sẻ.
Dừa cấy mô, một trong những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
Hội chợ triển lãm giống nông nghiệp lần thứ 5 tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM có sự góp mặt của 350 gian hàng. Hội chợ mở cửa đến hết ngày 26.6.
Cùng xem thêm một số sản phẩm nông nghiệp đặc sắc được giới thiệu tại Triển lãm hội chợ giống nông nghiệp 2017 vừa khai mạc sáng nay:
Giống bơ mini không hạt đang được Sở NNPTNT Bến Tre trồng thử nghiệm
Củ bình vôi hơn 10 năm tuổi đến từ vùng núi An Giang có công dụng trị nhiều bệnh
Nấm hoàng đế có nguồn gốc từ Ấn Độ. Một tai nấm trưởng thành có thể nặng trên 1 kg
Giống bò Charolais nặng 952kg, 26 tháng tuổi được trại giống Đức Cường, Củ Chi mang đến giới thiệu tại triển lãm
Theo ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM: Năm 2016, giá trị xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam đạt 32 tỷ USD, chiếm 18% cơ cấu xuất khẩu cả nước (khoảng 175,9 tỷ USD). Trong 5 tháng đầu 2017, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so cùng kỳ 2016.
Theo Danviet
TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành "kho lương thực thế giới"
TP.HCM đang đẩy mạnh hợp tác chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) với Nhật Bản, từng bước nâng cao giá trị sản xuất nông sản.
Nhiều cơ hội hợp tác
Ông Từ Minh Thiện - Phó Trưởng ban quản lý Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (AHTP), cho biết, từ những ngày đầu thành lập đến nay, AHTP đã có nhiều hợp tác trong lĩnh vực NNCNC với các đối tác Nhật Bản, đặc biệt là trong việc chuyển giao công nghệ, khoa học - kỹ thuật. Gần đây nhất, trong khuôn khổ Diễn đàn nông nghiệp Việt - Nhật 2017, Ban quản lý AHTP đã ký hợp tác 3 bên với Công ty TNHH MTV FUJI CONSULTING JAPAN và Công ty NAKASHIMA BUSSAN, nhằm triển khai ứng dụng thử nghiệm hệ thống xử lý nước trong môi trường nông lâm nghiệp bằng công nghệ Fine Bubble, ứng dụng vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản.
TP.HCM đẩy mạnh các hợp tác chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong ảnh: Sản xuất giống lan cấy mô tại AHTP. Ảnh: T.H
Theo báo cáo từ AHTP, tỷ lệ vốn FDI trong nông nghiệp rất thấp trong cơ cấu ngành kinh tế và có xu hướng giảm. Bình quân mỗi năm chỉ thu hút 20 dự án và 130 triệu USD mỗi năm. Quy mô vốn đầu tư bình quân chỉ 6,6 triệu USD là quá thấp so với mức bình quân 14,7 triệu USD/dự án FDI. Chưa kể việc việc phân bổ vốn FDI không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các dự án thu hồi vốn nhanh như chăn nuôi, lâm sản, thủy sản.
Theo đó, máy công nghệ hòa tan Fine Bubble giúp hòa tan oxy và giảm khí độc trong nước, được áp dụng trong nông nghiệp, giúp chất lượng sản phẩm cao hơn. Công ty đang thí điểm mô hình nuôi tôm ở Gò Công cho hiệu quả cao. Nếu sử dụng máy quạt thổi oxy thì phải dùng 8 giờ, còn với máy hòa tan chỉ cần 2 giờ, có thể giữ oxy trong 6 giờ, nên tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Đồng thời, công nghệ hòa tan Fine Bubble giúp giảm được khí độc, nâng chất lượng con tôm. Cùng nuôi trong 105 ngày, tôm nuôi ở ao dùng máy hòa tan có trọng lượng lớn hơn so với tôm nuôi ở ao dùng quạt thổi...
Ông Tajima Hisashi- Trưởng đại diện Văn phòng JICA TP.HCM đánh giá, khả năng hợp tác đầu tư của Nhật vào vào nông nghiệp Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng còn nhiều. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi lớn khi cung ứng nông phẩm vào thị trường Nhật Bản. Vấn đề còn lại là cần hoàn chỉnh thêm sản phẩm để hướng tới hình thành thành kho lương thực thế giới.
Vẫn cần một "đầu tàu"
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tìm kiếm cơ hội làm nông sản tại Việt Nam rồi xuất ngược về nước họ, thu giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, theo ông Từ Minh Thiện, TP.HCM không nên lạm dụng hướng đi này. Ông Thiện giải thích, năm 2008 hai nước ký Hiệp định hợp tác kinh tế VJEPA, một số doanh nghiệp Nhật qua Việt Nam tìm nơi sản xuất nông sản và xuất khẩu ngược lại Nhật.
"Nhưng nếu hợp tác với Nhật Bản mà cứ duy trì hoặc lạm dụng cách làm này thì e rằng không bền vững. Khi đó chúng ta sẽ đụng chạm đến quyền lợi của nông dân Nhật Bản. Ta nên đi theo hướng đẩy mạnh hợp tác về công nghệ, lao động... để hướng đến thị trường xuất khẩu lớn hơn, hoặc xuất qua một nước thứ 3. Khi đó chúng ta sẽ được Nhật ủng hộ nhiều hơn"- ông Thiện gợi ý.
Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Việt - Úc cho rằng, AHTP nên xem lại các hợp tác giữa hai bên, rà soát việc kết nối giữa doanh nghiệp Việt - Nhật để đánh giá tính hiệu quả. Đối với những dự án lớn, yêu cầu khoa học kỹ thuật cao cần đánh giá rồi mới nhân rộng. Do đó, vị này cho rằng, AHTP cần là "đầu tàu" đứng ra thí điểm các công nghệ chuyển giao từ Nhật Bản về Việt Nam. Từ đó, nông dân, doanh nghiệp trong nước học hỏi để áp dụng vào sản xuất. Song song đó, AHTP cũng là kênh trung tâm liên hệ với các đối tác và quảng cáo rộng rãi hơn các sản phẩm NNCNC trong các liên kết này.
Theo Danviet
Những loại quả dại núi rừng "hút hồn" lũ trẻ vùng quê Không có giá trị nhiều về kinh tế và chỉ mang tính ăn cho vui là chính, thế nhưng nhiều loại trái, quả dại núi rừng luôn thu hút lũ trẻ ở vùng thôn quê, miền núi kéo nhau kiếm tìm mỗi khi rảnh rỗi. 1. Trái quăng đỏ au Từng mọc rất nhiều ở dọc bìa chân đồi và bìa núi của...