Nhiều lô đất đấu giá tại Bắc Giang bị khách hàng “ngó lơ”
Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều lô đất tại Bắc Giang được mang ra đấu giá nhưng không có khách trả mua.
Trước đó, tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá cũng diễn ra tại nơi đây.
UBND huyện Tân Yên vừa phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh Thành Phát (TP Bắc Giang) tổ chức đấu giá 89 lô đất ở tại các xã Liên Chung, An Dương và Hợp Đức.
Các lô đất đưa ra đấu giá thuộc cụm dân cư thôn Lãn Tranh, xã Liên Chung (45 lô); cụm dân cư thôn Hạ, xã An Dương (27 lô) và cụm dân cư Đồng Sỏi, thôn Tiến Sơn, xã Hợp Đức (17 lô).
Các lô đất có tổng diện tích gần 11.300 m2, diện tích các lô từ 90 m2 đến 260,5 m2; giá khởi điểm từ 333 triệu đồng đến 1,89 tỷ đồng.
Tham gia đấu giá có 190 khách hàng với 574 bộ hồ sơ. Tiền đặt trước từ 60 triệu đồng đến 300 triệu đồng/lô tùy vào vị trí, diện tích các lô đất.
Kết quả, có 80 lô đất được khách hàng trả giá với tổng số tiền trúng đấu giá gần 67,4 tỷ đồng, cao hơn mức khởi điểm gần 13,8 tỷ đồng. Lô đất có giá chênh lệch cao là lô số 01 thuộc LK3 cụm dân cư thôn Lãn Tranh với giá trúng gần 2,8 tỷ đồng, cao hơn giá khởi điểm gần 1,2 tỷ đồng.
Đây không phải lần đầu xuất hiện tình trạng một số lô đất tại các phiên đấu giá ở Bắc Giang không có khách hàng trả giá. Trước đó, hồi tháng 10, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Sở Tư Pháp tỉnh Bắc Giang) vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng 118 lô đất thuộc khu dân cư ở các xã Quang Châu, Việt Tiến và thị trấn Bích Động. Tổng diện tích các lô đất hơn 12.000 m2 với giá khởi điểm hơn 221 tỷ đồng. Mỗi lô đất có diện tích từ 80 m2 đến hơn 120 m2.
Video đang HOT
Có 866 hồ sơ của 334 khách hàng tham gia đấu giá. Tuy nhiên, chỉ có 85 lô đất có khách hàng trả giá với giá trúng hơn 200 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm của các lô đất này gần 59,5 tỷ đồng. Trong đó, có gần 20 lô có giá trúng chênh lệch hơn một tỷ đồng so với giá khởi điểm. Lô có giá trúng cao nhất hơn 4,26 tỷ đồng, diện tích 112 m2, chênh hơn 504 triệu đồng so với giá khởi điểm.
Còn lại 32 lô không có khách hàng trả giá và một lô có người trả giá nhưng không đủ điều kiện. Huyện Việt Yên cho biết sẽ đưa các lô đất này vào đấu giá trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thời gian qua, các phiên đấu giá đất tại Bắc Giang cũng xuất hiện nhiều trường hợp dù đã trúng nhưng vẫn bỏ cọc. Tại huyện Lạng Giang, từ đầu năm tới tháng 10/2022, toàn huyện tổ chức đấu giá 612 lô đất ở với tổng giá trúng hơn 1.000 tỷ đồng. Theo bà Đặng Thị Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thuế khu vực Lạng Giang – Lục Nam, qua rà soát trong số các lô đất trúng đấu giá đến nay có 59 lô đất thuộc các xã Quang Thịnh, Đại Lâm, Mỹ Hà, An Hà và thị trấn Vôi đến hạn nhưng khách hàng không nộp tiền và bỏ cọc.
Tại xã Quang Thịnh có 23 lô sau khi trúng với tổng số tiền gần 43 tỷ đồng nhưng đến hạn “chót”, khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính; thị trấn Vôi cũng có 17 lô bị bỏ cọc, giá trúng gần 47 tỷ đồng. Căn cứ theo quy định của pháp luật, UBND huyện đã ban hành quyết định hủy kết quả trúng đấu giá đối với các lô đất trên.
Tình trạng trên còn xảy ra tại các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo ông Nguyễn Quang Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Việt Yên – Hiệp Hòa, từ đầu năm thời điểm tháng 10, qua các phiên đấu giá, huyện Hiệp Hòa có 355 lô đất ở trúng đấu giá, trong đó có 57 lô khách hàng bỏ cọc với số tiền cọc gần 6,8 tỷ đồng. Huyện Việt Yên có 755 lô đất trúng đấu giá, trong đó có 104 lô bị bỏ cọc với số tiền cọc hơn 22 tỷ đồng. Các lô đất này phần lớn có giá trúng rất cao so với mức khởi điểm…
Để ngăn ngừa tình trạng trên, một số chuyên gia cũng cho rằng, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu giá . Đặc biệt, mức cọc khi tham gia đấu giá tài sản cũng cần nâng cao hơn so với hiện tại.
Thời điểm thị trường bất động sản lộ diện nhà đầu tư 'đuối sức"
Sau thời kỳ thị trường sôi động, đến nay đã bước vào giai đoạn chững lại, theo đó nhiều nhà đầu tư dưới áp lực tài chính đã bán cắt lỗ.
Tuy nhiên, dù lỗ nhưng một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra còn may mắn vì đã bán được đất.
Bán lỗ để thoát "nợ"
Năm 2021, có trong tay 1,5 tỷ đồng, anh Ngô Thành, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, bắt đầu tìm hiểu về thị trường bất động sản với mong muốn sẽ kiếm được lời.
"Thời điểm đó, bạn bè tôi nhiều người đã kiếm được tiền từ đất, thậm chí là rất nhiều và giàu lên nhanh chóng. Thời điểm đó, lãi suất gửi ngân hàng khá thấp nên tôi đã rút hết tiền tiết kiệm và bắt đầu khảo giá khắp nơi để mua", anh Thành nói.
Sau vài tháng tìm kiếm, đến tháng 5/2021, thị trường bất động sản vẫn diễn biến sôi động, anh Thành liều vay thêm tiền mua 2 mảnh đất tại Thạch Thất, diện tích 70m2/lô với mức giá 18 triệu đồng/m2, tổng hơn 2,5 tỷ đồng, trong đó có 1 tỷ đồng là anh vay ngân hàng.
Mấy tháng đầu tiên, dù phải trả cả gốc và lãi vài chục triệu đồng mỗi tháng nhưng anh Thành vẫn cảm thấy rất thoải mái. Dần thấy mỗi tháng phải đóng vài chục triệu và đều đặn, cộng với việc đầu năm 2022 thị trường bất động sản bắt đầu chững lại rồi hạ nhiệt, lúc này anh Thành mới cảm thấy như "ngồi trên đống lửa".
"Các lệnh siết phân lô bán nền, kiểm soát tín dụng,... khiến thị trường bắt đầu chững lại. Khi đó, tôi thấy không ổn với việc đầu tư đất, bởi về dài hạn vẫn chưa biết sẽ có tác động gì tiếp theo. Đầu năm 2022 tôi rao bán nhưng mãi vẫn khó bán", anh Thành nói.
Mãi đến mới đây, anh Thành đã chấp nhận cắt lỗ sâu cả 2 lô đất với mức giá 15 triệu đồng/m2, tức lỗ hơn 400 triệu đồng. "Sau hơn 1 năm đầu tư tôi phải chấp nhận cắt lỗ hơn 400 triệu đồng. Tuy nhiên, việc cắt lỗ được và giải phóng khoản nợ ngân hàng ở thời điểm này vẫn còn may. Để lâu thêm tôi sợ có thể giá xuống nữa, khó thanh khoản hơn, cộng thêm lãi ngân hàng vẫn trả đều thì thành âm nặng", anh Thành nói.
Lộ diện nhà đầu tư "tay mơ"
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp khó khăn về siết tín dụng, tụt giảm thanh khoản, lệch pha cung cầu... nhiều nhà đầu tư đang thật sự đuối sức.
Nhiều môi giới cũng phải thừa nhận trong thời gian hiện tại rất khó thanh khoản, người bán nhiều người mua gần như không có. Anh Thanh Tùng - chủ phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết, nhiều nhà đầu tư bất động sản dùng đòn bẩy quá lớn hiện nay đang muốn "tháo chạy" khỏi thị trường. Ngay cả một số nhà đầu tư lớn hiện cũng đã chấp nhận bán lỗ một số lô đất để cơ cấu danh mục đầu tư, chỉ giữ lại nhưng lô có vị trí đẹp và công năng sử dụng ngay.
"Khi thị trường sôi động thì bỏ tiền vào khu vực nào cũng có lãi, lúc đó ai cũng là nhà đầu tư tài ba. Nhưng khi thị trường bất động sản bắt đầu sang giai đoạn mới sẽ lộ diện những nhà đầu tư tay mơ, họ là nhóm đối tượng sẽ bỏ chạy đầu tiên khi có biến động do tâm lý không vững vàng", anh Tùng nói.
Người này nhận định, thực tế hiện tượng cắt lỗ mới chỉ diễn ra ở một bộ phận và chưa xuất hiện tình trạng "bán tháo" như giai đoạn 2009 - 2011. Nếu thị trường vẫn không có chuyển biến mới thì chỉ cuối năm 2022 - 2023 nhà đầu tư đang ôm đất sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Theo ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, câu chuyện gồng lãi với nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nhiều phụ thuộc vào nguồn thu, bài toán tài chính và thời hạn đầu tư của mỗi người. Nhà đầu cơ lướt sóng khi dùng đòn bẩy tài chính nhiều sẽ chịu rủi ro nhiều nhất.
Xu hướng cắt lỗ có thể lan rộng hay không thì hiện tại khó đưa ra dự báo chính xác. Nhưng sẽ xảy ra với những người sử dụng đòn bẩy từ 70-80% trở lên mà không có nguồn thu để gồng lãi tiếp.
Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, trong bối cảnh nền kinh tế 2022 rất khó đoán định thì tiêu chuẩn hàng đầu khi mang tiền đi đầu tư thời gian này là phải đảm bảo không mất vốn, mua bất cứ tài sản nào cũng phải nghĩ đến khả năng bán được (tức thu hồi vốn nhanh), sau đó mới xét đến mục tiêu lợi nhuận.
Dự báo thị trường bất động sản TP.HCM từ nay đến cuối năm Chuyên gia của DKRA dự báo trong những tháng cuối năm, nguồn cung và lượng tiêu thụ sẽ tăng nhưng không có nhiều đột biến. Giá đất nền chững lại DKRA Việt Nam vừa công bố báo cáo tháng 8 về diễn biến thị trường bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận (Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng...