Nhiều linh kiện quốc phòng, công nghệ cao ở Mỹ là đồ giả
Rất nhiều các sản phẩm, linh kiện công nghệ đang được Chính phủ Mỹ sử dụng là hàng giả – hàng kém chất lượng.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, lượng hàng được các nhãn hiệu “nguy cơ cao” này cung cấp cho Chính phủ Mỹ tăng đến 63%. Con số trên được hãng tư vấn quản lý chuỗi cung ứng HIS công bố theo nghiên cứu mới nhất.
Vào tháng 9/2010, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ phát hiện bộ nhớ trong một tên lửa là hàng giả. Chi phí sửa chữa lên đến 2,7 triệu USD. Nếu quả tên lửa trên được đưa vào sử dụng trước khi sửa chữa thì khả năng thất bại là rất cao, người phát ngôn của cơ quan này cho hay.
Vào tháng 2/2008, FBI công bố cơ quan này vừa thu giữ lượng thiết bị mạng làm giả bộ định tuyến Cisco có giá trị lên đến 76 triệu USD.
FBI cho hay các thiết bị hàng giả này có thể bị tin tặc Trung Quốc lợi dụng để thâm nhập vào mạng lưới máy tính của Chính phủ Mỹ. Rất nhiều các cơ quan của chính phủ Mỹ mua bộ định tuyến từ một nhà cung cấp được ủy quyền từ Cisco nhưng nhà cung cấp này lại mua bộ định tuyến từ các nhà cung cấp Trung Quốc
Một vi xử lý giả được cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ phát hiện.
Video đang HOT
.Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung cấp lớn cho các sản phẩm hàng giả và hàng nhái cho thị trường Mỹ. Năm 2011, trong lượng hàng giả hàng nhái mà cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ phát hiện thì có đến 62% trong số này xuất phát từ Trung Quốc. Tổng giá trị của số lượng hàng giả hàng nhái này lên tới 178 triệu USD.
Những nỗ lực phòng chống hàng giả
“Các bộ phận hàng giả đang làm tăng nguy cơ xuất hiện lỗ hổng bảo mật đối với an ninh quốc gia cũng như độ tin cậy của hệ thống vũ khí và sự an toàn của các quân nhân trong quân đội Mỹ”, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa John McCain tuyên bố nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với luật chống hàng giả.
Hiện nay, Mỹ có sẵn bộ luật và hệ thống để bảo vệ các chuỗi cung ứng cho chính phủ. Cơ quan Dịch vụ chung của Chính phủ Mỹ có sẵn hệ thống cơ sở dữ liệu về hơn 90.000 nhà cung cấp có nguy cơ cao mà các cơ quan chính phủ cần phải kiểm tra trước khi đặt hàng. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để các nhân viên làm theo các đạo luật chống hàng giả.
“Các quy định và các nhà sản xuất đã không bám sát nhau” – ông Rory King- giám đốc quản lý cung ứng của tập đoàn HIS cho hay – “để cải thiện tình trạng này, chính phủ cần các chương trình tập huấn tốt hơn”.
“Sẽ rất nguy hiểm nếu như hệ thống vũ khí của quân đội hoặc thiết bị trong ngành hàng không vũ trụ gặp trục trặc do sử dụng hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng”, ông Rory King nhận xét.
Hiện tại, đã có một số cơ quan chính phủ Mỹ đang bắt đầu cảnh giác với hàng nhái và hàng kém chất lượng.
NASA được coi là một trong những cơ quan đi đầu trong công cuộc phòng chống mặt hàng này.
NASA đã thực hiện một cuộc xem xét lại toàn bộ các nhà cung cấp của mình và đưa ra hệ thống chấm điểm giúp những nhân viên dễ dàng chọn những nhà cung cấp uy tín. Cơ quan này cũng đòi hỏi các nhà cung cấp phải có giấy chứng minh từ các chính phủ cũng như giấy ủy quyền từ các tập đoàn. Những tài liệu này phải được cập nhập 3 năm 1 lần. Không những vậy, mọi sản phẩm đưa đến NASA đều được kiểm tra nghiêm ngặt.
Hàng giả hàng kém chất lượng không chỉ đe dọa các cơ quan chính phủ Mỹ. Người dân cũng phải đang đối mặt với nạn hàng giả khi hàng điện tử gia dụng đang đứng đầu trong danh sách hàng giả, theo Cục An ninh nội địa Mỹ. Các mặt hàng điện tử dễ bị làm giả bao gồm các thiết bị không dây, máy tính và cả xe máy với các triệu chứng như các lỗi bất thường liên quan đến nhiệt độ hoặc khó khởi động.
Những nhà cung cấp bị dán nhãn “nguy cơ cao” khi dính líu đến các sản phẩm hàng giả, đường dây hàng nhái hay các hành vi trái phép khác. Trong năm 2011, 9.539 doanh nghiệp trong danh sách cấm đã bị phát hiện bán công nghệ cho chính phủ, 10% trong số này dính líu đến các linh kiện và trang bị giả mạo.
“Hành vi làm hàng giả ngày càng tinh vi. Ngay khi chúng ta tìm ra cách mới để kiểm tra chất lượng và xuất xứ hàng hóa, những công ty làm hàng giả cũng tìm ra cách để lách luật,” ông Vivek Kamath nguyên cựu giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng tập đoàn Raytheon cho hay. Theo khảo sát của HIS, số lượng hàng giả trôi nổi trên thị trường tăng gấp 4 lần từ năm 2009 đến năm 2011.
Theo ANTD
Nhà Trắng không tìm được dấu vết gián điệp từ Huawei
Bản báo cáo mới nhất của Nhà Trắng lại hoàn toàn trái ngược với bản báo cáo của Ủy ban tình báo Mỹ hôm 8/10 vừa qua.
Theo Reuters, trong một cuộc thăm dò gần đây, Nhà Trắng đã không hề tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh Huawei là gián điệp của chính phủ Trung Quốc. 2 cá nhân liên quan trực tiếp trong vụ điều tra lần này nói rằng, họ đã không có tìm thấy bằng chứng của các hoạt động gián điệp, và nói thêm rằng "một bộ phận khác của chính phủ Mỹ thì lại muốn chứng minh điều ngược lại".
Kết quả điều tra này hoàn toàn đối lập với những bản báo cáo của Ủy ban tình báo Mỹ hạ viện Mỹ hôm 8/10 vừa qua, khi cáo buộc 2 hãng công nghệ viễn thông TQ: Huawei và ZTE là hiểm họa an ninh của nước Mỹ. Bản báo cáo của Nhà Trắng hiện tại chưa được công bố rộng rãi. Bà Caitlin Hayden - Phát ngôn viên của Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng hiện vẫn từ chối bình luận về vụ việc này.
Có sự bất đồng trong chính phủ Mỹ?
Trước đó, Ủy ban tình báo Mỹ đã cáo buộc 2 hãng công nghệ TQ là gián điệp của TQ, khi không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh được sự "trong sạch" của mình. Ngoài ra, một vài bằng chứng về các hoạt động hối lộ và tham nhũng đã được ủy ban này đưa ra trong bản báo cáo của mình. Ngay sau đó, bộ thương mại TQ và2 hãng công nghệ nói trên lại "phản pháo" rằng, bản báo cáo nói trên là không chính xác và chủ yếu nhằm vào mục đích chính trị thay vì tập trung vào sự thật.
Các đối thủ Mỹ cũng nhân cơ hội này để hạ gục 2 hãng công nghệ TQ tại thị trường nội địa.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ liệu bản báo cáo mới nhất của nhà trắng có thay đổi được cục diện của vấn đề hay không, khi mà hiện nay các công ty công nghệ Mỹ (đi đầu là Cisco) cũng xin tam hdự và tích cực vận động cộng đồng doanh nghiêp Mỹ đuổi cổ 2 thượng hiệu TQ ra khỏi thị trường nội địa.
Theo Genk
Top 10 hãng công nghệ đột phá nhất trong kinh doanh (Phần 2) #5: 10gen - Giúp các cơ sở dữ liệu mở rộng hơn, hoạt động nhanh hơn với chi phí thấp hơn Đồng sáng lập kiêm CEO Dwight Merriman Lĩnh vực hoạt động: Phát triển một trong những cơ sở dữ liệu NoSQL (không sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ) phổ biến hơn cả, được biết đến dưới cái tên MongoDB. NoSQL...