Nhiều lãnh đạo tỉnh Bình Dương “ngã ngựa” vì cha con Nguyễn Đại Dương
Nguyễn Đại Dương (SN 1965 tại Hà Nội, cư trú tại phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).
Ngày 16/6/1998, Dương bị bắt về tội “Buôn bán hàng cấm”. Ngày 28/4/2007, Dương bị khởi tố về tội “Chứa chấp sử dụng trái phép chất ma tuý”.
Ngày 29/12/2009, TAND TP Hà Nội xử miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Dương. Dương là con rể của ông Nguyễn Văn Minh, SN 1955, cư trú tại TP Hồ Chí Minh, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt là Tổng Công ty Bình Dương, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương là chủ sở hữu). Vợ Dương là Nguyễn Thục Anh (SN 1982, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Phát triển).
Hai cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Trúc.
Trong vụ án cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam và 27 cán bộ cấp dưới cùng đồng phạm để tư nhân thâu tóm hai khu đất Nhà nước, gây thiệt hại hơn 5.700 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Minh bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” với vai trò chủ mưu, tích cực thực hiện tội phạm. Nguyễn Đại Dương bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”với vai trò đồng phạm tích cực. Nguyễn Thục Anh bị truy tố về tội “ Tham ô tài sản”.
Viện KSND tối cao xác định, Nguyễn Đại Dương với vai trò là người điều hành hoạt động của Công ty Âu Lạc đã liên đới cùng ông Nguyễn Văn Minh và đồng phạm khác gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 965 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đối với Nguyễn Thục Anh, thông qua việc chuyển nhượng 15% vốn điều lệ cho Tổng Công ty Bình Dương, Nguyễn Thục Anh và đồng phạm đã giúp sức cho ông Nguyễn Văn Minh chiếm đoạt gần 644 tỷ đồng của Tổng Công ty Bình Dương. Từ sự câu kết của ba cha con Nguyễn Đại Dương, hàng loạt lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương và người đứng đầu một số sở, ngành của tỉnh Bình Dương đã “ngã ngựa”.
Người có vai trò cao nhất và xuyên suốt trong vụ án này là ông Trần Văn Nam (SN 1963 tại Hà Nội, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương). Ông Trần Văn Nam bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, và phải chịu trách nhiệm chính về những quyết định và chỉ đạo của mình dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước.
Tiếp đến ông Trần Thanh Liêm (SN 1962 tại Bình Dương, cựu Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Dương); ông Phạm Văn Cảnh (SN 1958 tại Bình Dương, cựu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương); ông Nguyễn Thanh Trúc (SN 1965 tại Bình Dương, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cựu Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương); ông Võ Văn Lượng (SN 1962 tại Thừa Thiên – Huế, cựu Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương); ông Trần Xuân Lâm (SN 1968 tại Hà Nội, cựu Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương)…
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, với chức vụ là Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2015-2020), Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kiêm Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hoá Tổng Công ty Bình Dương, ông Trần Thanh Liêm phải có trách nhiệm thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Bình Dương, trách nhiệm của Ban chỉ đạo cổ phần hoá để bảo vệ tài sản cho Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tại cuộc họp Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương ngày 17/4/2017, khi biết Tổng Công ty Bình Dương đã chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú trái với chủ trương, quyết định của Tỉnh uỷ và trái với quy định của pháp luật, nhưng ông Liêm không yêu cầu huỷ bỏ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quyết định của chủ sở hữu mà lại đồng ý cho Tổng Công ty Bình Dương tiếp tục được chuyển nhượng 30% vốn góp tại liên doanh Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc tại Dự án khu Đô thị – Thương mại – Dịch vụ Tân Phú trên khu dất 43ha, tạo điều kiện cho ông Nguyễn Văn Minh và đồng phạm hoàn thành việc chuyển nhượng trái pháp luật toàn bộ tài sản Nhà nước sang tư nhân, gây thất thoát tài sản Nhà nước gần 985 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Trần Thanh Liêm biết rõ khu đất 145ha đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt phương án sử dụng đất, tiếp tục kế thừa tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá, đồng thời biết Tổng Công ty Bình Dương đưa khu đất 145ha vào góp vốn tại Công ty Tân Thành, nhưng khi chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hoá Tổng Công ty Bình Dương ngày 21/11/2017 để xem xét kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, ông Trần Thanh Liêm đã thống nhất với nội dung trình, sau đó ký ban hành Quyết định số 3468/QĐ-UBND ngày 8/12/2017 phê duyệt giá trị doanh nghiệp, thống nhất kết quả phân loại, đưa khu đất 145ha vào mục “Tài sản chờ thanh lý”, không đưa khu đất 145ha vào xác định giá trị doanh nghiệp, gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng. Với những sai phạm như trên, ông Trần Thanh Liêm bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, liên đới cùng ông Nguyễn Văn Minh gây thất thoát tài sản Nhà nước số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.
Đối với ông Nguyễn Thanh Trúc, trong giai đoạn giữ chức vụ Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, có chức năng thẩm định các văn bản trước khi trình lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương giải quyết theo thẩm quyền. Khi nhận được Văn bản số 11906/CT-QLCKTTĐ để thẩm định, ông Nguyễn Thanh Trúc biết rõ Cục Thuế tỉnh Bình Dương đề xuất cho áp dụng đơn giá đất bình quân 51.914 đồng/m2 (năm 2006) để tính thu tiền sử dụng đất khi UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định số 2631/QQĐ-UBND ngày 28/9/2012 giao khu đất 43ha cho Tổng Công ty Bình Dương là trái với quy định của pháp luật về đất đai, nhưng vẫn đồng thuận với ý kiến tham mưu của cấp dưới, duyệt nội dung để trình ông Trần Văn Nam (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) ký ban hành Văn bản số 3444/UBND-KTN ngày 23/11/2012 cho phép áp dụng đơn giá đất năm 2006 để tính tiền sử dụng đất khi giao đất cho Tổng Công ty Bình Dương năm 2012 và 2013. Hành vi của ông Nguyễn Thanh Trúc là cố ý làm trái quy định của pháp luật về đất đai, thu tiền sử dụng đất, gây thất thoát cho Nhà nước hơn 761 tỷ đồng. Với những sai phạm như trên, ông Nguyễn Thanh Trúc bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương biến đất "vàng" của Nhà nước vào tay tư nhân
Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (viết tắt là Tổng Công ty Bình Dương) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương là chủ sở hữu.
Tất cả tài sản của Tổng Công ty Bình Dương được giao quản lý, sử dụng đều thuộc sở hữu Nhà nước.
Do đó, toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Bình Dương phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước. Với vai trò là chủ sở hữu, trên cơ sở quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Tỉnh uỷ Bình Dương đã ban hành các quy định để quản lý và cùng với UBND tỉnh Bình Dương thực hiện trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo toàn vốn, tài sản, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra thất thoát vốn, tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Bình Dương.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam.
Ông Trần Văn Nam (SN 1968 tại Hà Nội, cư trú tại phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2014. Từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2015, ông Trần Văn Nam được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Từ tháng 10/2015 đến tháng 7/2021, ông Trần Văn Nam là Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, trong giai đoạn giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam đã ký Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 và Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 7/1/2013 về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất khu đất có diện tích 43ha và 145ha cho Tổng Công ty Bình Dương do bị can Nguyễn Văn Minh (SN 1955, cư trú tại phường 14, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc.
Với cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trực tiếp phụ trách theo dõi và chỉ đạo về lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam biết rõ tiền sử dụng đất là nguồn thu ngân sách Nhà nước; bảng giá trị đất hàng năm được UBND tỉnh Bình Dương ban hành trên cơ sở Nghị quyết của HĐND là căn cứ để tính tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, ngày 23/11/2012, ông Trần Văn Nam đã ký Công văn số 3444/UBND-KTN có nội dung: "Chấp thuận đơn giá đất để xác định tiền sử dụng đất cho khu dịch vụ do Tổng Công ty Bình Dương làm chủ đầu tư trong Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương với đơn giá đất bình quân 51.914 đồng/m2" theo đề nghị của các bị can thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương và tham mưu của các bị can thuộc Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương cho phép áp đơn giá đất từ năm 2006 để tính thu tiền sử dụng đất cho Tổng Công ty Bình Dương năm 2012. Biết rõ việc làm trên là trái quy định của pháp luật nhưng ông Trần Văn Nam vẫn quyết định ký ban hành. Từ nội dung quyết định trên dẫn đến hậu quả là gây thất thoát ngân sách Nhà nước số tiền hơn 761 tỷ đồng khi tính tiền thuế chước bạ, tiền sử dụng đất giao khu đất 43ha và khu đất 145ha cho Tổng Công ty Bình Dương.
Trong giai đoạn cổ phần hoá Tổng Công ty Bình Dương, với chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương, ông Trần Văn Nam là người giữ chức vụ cao nhất đối với quyền chủ sở hữu. Ông Trần Văn Nam đã chủ trì tổ chức cuộc họp Thường trực Tỉnh uỷ để phê duyệt phương án sử dụng đất của Tổng Công ty Bình Dương tại Công văn số 470-CV/TU ngày 29/7/2016. Theo đó, khu đất 43ha và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú không bàn giao về Công ty Impco - là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh uỷ Bình Dương quản lý. Tuy nhiên, tại cuộc họp của Thường trực Tỉnh uỷ Bình Dương ngày 17/4/2017, mặc dù biết Tổng Công ty Bình Dương đã chuyển nhượng khu đất 43ha cho Công ty Tân Phú, không bàn giao về Công ty Impco là trái chủ trương của Tỉnh uỷ và quy định của pháp luật, nhưng ông Trần Văn Nam đã không yêu cầu Tổng Công ty Bình Dương huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng, chuyển giao khu đất về cho Công ty Impco quản lý để bảo toàn vốn chủ sở hữu theo quy định, mà vẫn chỉ đạo và quyết định cho Tổng Công ty Bình Dương tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc (công ty do bị can Nguyễn Đại Dương, là con rể bị can Nguyễn Văn Minh điều hành) dẫn đến hậu quả là toàn bộ quyền quản lý của Nhà nước tại Dự án Khu đô thị Thương mại - Dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43ha đã bị chuyển sang công ty tư nhân.
Để che giấu sai phạm của Tổng Công ty Bình Dương và trách nhiệm quản lý của chủ sở hữu, ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo hợp thức hoá Công văn số 947-CV/TU đề ngày 19/5/2017 (thực tế công văn được lập vào tháng 10/2018) đính chính Thông báo số 287/TB-TU ngày 24/7/2017 và Công văn số 477-CV/TU đề ngày 29/8/2016 (thực tế công văn được lập vào tháng 3/2019) điều chỉnh Công văn số 407-CV/TU ngày 29/7/2016 làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất của chủ sở hữu là Tỉnh uỷ Bình Dương tại Công văn số 407-CV/TU ngày 29/7/2016. Hành vi của ông Trần Văn Nam cùng các đồng phạm dẫn đến hậu quả gây thất thoát cho Nhà nước số tiền gần 985 tỷ đồng.
Viện KSND tối cao xác định, trong vụ án này, ông Trần Văn Nam phải chịu trách nhiệm chính về những quyết định và chỉ đạo của mình dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước. Với những sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trên, ngày 8/7/2021, ông Trần Văn Nam bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành quyết định cách tất cả các chức vụ trong Đảng các nhiệm kỳ.
Tiếp đó, ngày 9/8/2021, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bình Dương ban hành quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Trần Văn Nam. Ông Trần Văn Nam bị bắt tạm giam từ ngày 27/7/2021, hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Viện KSND tối cao truy tố ông Trần Văn Nam về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định tại khoản 3, Điều 219 BLHS.
Hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bình Dương chuẩn bị hầu tòa tại Hà Nội Tháng 8 tới đây, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ mở phiên sơ thẩm, xét xử hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng đồng phạm trong đại án kinh tế tham nhũng trao "đất vàng" cho tư nhân. Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, dự kiến ngày 15.8 tới, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội sẽ mở...