Nhiều lãnh đạo thế giới đến thăm Việt Nam
Tại cuộc họp báo chiều nay (7/11), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Lương Thanh Nghị đã thông báo về một loạt chuyến thăm của các nhà lãnh đạo thế giới đến Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Tổng thống Putin rất coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam
Cụ thể, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 12/11 tới theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga đang phát triển hết sức tốt đẹp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Putin sẽ hội đàm, trao đổi các phương hướng lớn nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển sâu, rộng và thực chất trên tất cả các lĩnh vực. Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Dự kiến, một số văn kiện hợp tác sẽ được ký kết nhân dịp này.
Tổng thống Putin cũng sẽ hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, và tham dự Lễ khai mạc Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam.
Sau chiến thăm của Tổng thống Putin, Tổng thống Cộng hòa Namibia – ông Hifikepunye Pohamba cũng sẽ có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam từ ngày 18 đến 20/11. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Namibia trên các lĩnh vực kinh tế – đầu tư – thương mại, nông lâm nghiệp, giáo dục, giao thông – vận tải.
Video đang HOT
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Namibia sẽ hội đàm và chứng kiến lễ ký một số văn kiện hợp tác. Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Namibia sẽ chào xã giao Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Namibia.
Ngoài chuyến thăm của hai nguyên thủ quốc gia đến từ nước Nga và Namibia, tuần này và tuần sau Việt Nam cũng đón chào hai quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc.
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh – bà Noeleen Heyzer, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế – Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 15/11/2013.
Bà Noeleen Heyzer và Bộ trưởng Phạm Bình Minh sẽ hội đàm, đánh giá những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian qua cũng như những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác và hỗ trợ của ESCAP đối với Việt Nam.
Nhân dịp này, bà Noeleen Heyzer sẽ tham dự và phát biểu tại Hội nghị “APEC trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương của thế kỷ 21″ do Bộ Ngoại giao tổ chức với tư cách là diễn giả chính.
Trước đó, ngày hôm qua (6/11), Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP kiêm Chủ tịch Nhóm các tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc UNDG – bà Helen Clark cũng đã đến thăm Việt Nam. Chuyến thăm của bà sẽ kéo dài đến ngày 10/11/2013.
Bà Helen Clark và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ hội đàm, đánh giá quá trình thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) tại Việt Nam, trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa UNDP và Việt Nam trong thời gian tới.
Bà Helen Clark sẽ cùng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham dự Hội nghị các Trưởng đại diện UNDG và Hội nghị Quản lý của UNDP khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hải Yến
Theo_VnMedia
Mỹ đang có "chiến tranh lạnh" với Trung Quốc
Một tiểu ban Hạ viện Mỹ vừa bày tỏ hoài nghi về tính hợp pháp của các tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi thành lập một "liên minh quân sự châu Á" với Nhật Bản để đối phó Bắc Kinh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại phiên điều trần có chủ đề "Những đe dọa về địa lý và biển đảo" mới đây, ông Dana Rohrabacher, Chủ tịch Tiểu ban Hạ viện Mỹ về châu Âu, Á - Âu và các mối đe dọa mới, nhận định: "Chúng ta đang trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Trung Quốc". Ông gọi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này là "mối đe dọa quốc tế với những chính sách nhằm thống trị khu vực rồi cả thế giới".
Nghị sĩ Mỹ này sau đó còn chất vấn về tính xác thực của "các tuyên bố chủ quyền biển đảo mơ hồ" của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông. Ông nhận định: "Trung Quốc sẽ đưa ra mọi loạt tuyên bố chủ quyền để giành lấy lãnh thổ của bạn, bao gồm cả đe dọa, khiêu khích, biểu tình và chính sách dùng tàu hải giám quấy nhiễu, trong khi than vãn trên các diễn đàn quốc tế rằng họ bị đối xử tệ". Ông chỉ trích các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là "vô căn cứ", "mơ hồ", "bành trướng" và "quá đáng".
Nghị sĩ Dana Rohrabacher (phải)
Ảnh: CFP
Ông Rohrabacher còn cáo buộc quân đội Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh bằng "thông tin lấy cắp" từ Mỹ và kêu gọi nên thành lập "một liên minh quân sự châu Á, với lực lượng quân sự hiện đại của Mỹ làm nòng cốt". Ông cho rằng Mỹ có thể liên kết với Nhật Bản để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và bảo đảm hòa bình cho thế giới.
Ông Alan Lowenthal, một nghị sĩ Mỹ khác, thậm chí còn cảnh báo rằng Mỹ cần phải "cảnh giác hơn với Trung Quốc" nếu không sẽ phải lãnh "hậu quả không khác gì vụ khủng bố 11-9-2001".
Trong một diễn biến khác, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) hôm 6-11 đã có động thái chưa có tiền lệ là triển khai các tên lửa đất đối hạm tới đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa. Số tên lửa này được dùng trong các cuộc tập trận diễn ra từ 1 đến 18-11.
Tham gia tập trận còn có một đơn vị tên lửa đến từ một căn cứ ở tỉnh Aomori. Ngoài ra, một tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đóng vai là tàu của kẻ thù. Bộ Quốc phòng Nhật Bản khẳng định cuộc tập trận không nhằm mục đích đe dọa cụ thể nào cũng như nhằm vào bất kỳ nước nào.
Theo NLĐ
Giám đốc UNDP thăm Việt Nam Tổng giám đốc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Helen Clark đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Bà Helen Clark. Ảnh: UNDP Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, chuyến thăm Việt Nam của bà Helen Clark, người cũng là Chủ tịch Nhóm các tổ chức Phát triển...