Nhiều lãnh đạo phường ở TP HCM bị kỷ luật vì tham nhũng
Nhiều chủ tịch, phó chủ tịch phường cùng hàng loạt cán bộ ngành nghề khác tại TP HCM bị cho là có “tư túi” đã bị kỷ luật trong 6 tháng đầu năm 2012.
Chiều 19/7, lãnh đạo UBND TP HCM họp sơ kết công tác 6 tháng và triển khai một số nhiệm vụ 6 tháng cuối năm về phòng chống tham nhũng. Theo đánh giá, tuy thành phố luôn tăng cường các giải pháp phòng chống tham nhũng như cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thanh kiểm tra… song vẫn có nhưng nhiều cán bộ vì lợi ích cá nhân đã chiếm dụng tài sản.
Trong 6 tháng đầu năm, 12 cán bộ, chiến sĩ của ngành công an thành phố cũng đã bị kỷ luật. Ảnh minh họa của Tá Lâm.
Trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã xử lý hàng loạt cán bộ tham nhũng. Cụ thể, đã cho nghỉ việc một cán bộ phụ trách địa chính – xây dựng ở phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1), kiểm điểm phê bình giám đốc và kỷ luật kế toán trưởng Bệnh viện quận 7, kỷ luật 47 cán bộ ở quận 8, kỷ luật 11 cán bộ, thanh tra viên xây dựng có sai phạm trong quản lý đất đai ở phường Thới An (quận 12)…
Chiếm dụng tài sản để tiêu xài cá nhân được cho là nguyên nhân khiến nhiều cán bộ “nhúng chàm”. Điển hình như vụ kỷ luật 2 cán bộ do chiếm dụng tiền lãi của các hộ vay ngân hàng chính sách xã hội, chiếm dụng các khoản thu phí, lệ phí (quận 11), kỷ luật một viên chức do chiếm dụng quỹ (huyện Nhà Bè)…
Ngoài ra, nhiều bí thư, chủ tịch phường cũng “dính” tiêu cực chỉ vì lợi ích riêng. Một bí thư, bốn chủ tịch và phó chủ tịch phường (quận Bình Tân) đã bị kiểm điểm. Cơ quan chức năng cũng kỷ luật một phó chủ tịch, cách chức một chủ tịch và một phó chủ tịch (huyện Bình Chánh)… Bên cạnh đó, ngoài việc tuyên dương hơn 1.300 cán bộ, chiến sĩ không nhận hối lộ, Công an TP HCM còn kỷ luật 12 người vì có tiêu cực.
Video đang HOT
Về việc truy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng cũng đã phát hiện nhiều sai phạm. Thành phố đã phê bình chủ tịch UBND phường 12 (quận 11) do để xảy ra việc một nhân viên văn phòng có hành vi cố ý chiếm dụng 51,4 triệu đồng để tiêu xài cá nhân, kiểm điểm nguyên chủ tịch và cảnh cáo chủ tịch xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) do để cán bộ của mình tư túi.
Trong nửa năm qua, ngành Thanh tra thành phố cũng tiến hành 135 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất, xây dựng, thu – chi ngân sách và tài sản công… Trong số này đã hoàn tất được 72 cuộc thanh tra, phát hiện 26 đơn vị có sai phạm về kinh tế với hơn 4,2 tỷ đồng, 75,66 m2 đất. Đồng thời, thanh tra đã xử lý hành chính 50 tập thể và 65 cá nhân.
Do tình trạng tham nhũng vẫn còn xảy ra nhiều, trong những tháng cuối năm, thành phố sẽ mạnh tay xử lý cán bộ tham nhũng. Những cuộc thanh tra sẽ được tăng cường, trong đó chú trọng kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như thu – chi ngân sách, mua sắm tài sản công, tín dụng – ngân hàng, quản lý đất đai, sử dụng kinh phí bồi thường giải tỏa…
Thành phố cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng, nhất là các vụ tồn đọng kéo dài.
Theo VNExpress
Quan tòa "ăn" hối lộ, ép 4.000 trẻ vào trại cải tạo
Hàng nghìn bị cáo vị thành niên ở quận Luzern, bang Pennsylvania, nước Mỹ đã bị xử sai, ép buộc vào các trại cải tạo. Thủ phạm gây ra sự việc đó chính là thẩm phán Mark Ciavarella, người đã nhận hối lộ hàng triệu USD của những chủ trại cải tạo tư nhân. Trung tuần tháng 8 vừa qua, Tòa án bang Pennsylvania đã xử vị thẩm phán này 28 năm tù giam; mấy chục quan chức nhà nước dính líu cũng bị trừng phạt.
Thẩm phán Mark Ciaavarella sau khi bị tuyên án 28 năm tù giam.
Xử nghiêm hay ép xử?
Dư luận xã hội bang Pennsylvania, vùng Đông-Bắc nước Mỹ, gần đây trở nên rất bức xúc thấy nhiều trẻ vị thành niên phạm tội bị xử quá nặng. Hơn nữa tại các phiên tòa, bị cáo vị thành niên không được phép mời luật sư bào chữa, tội bé xé ra to, tội trộm cắp vặt cũng trở thành tội lớn, phải vào trại cải tạo lâu dài...
Sau nhiều vụ xử, xã hội đánh giá trái chiều nhau, người khen, kẻ chê quan tòa. Nhiều người cho rằng phải xử nghiêm như vậy xã hội mới có thể trở nên trong sạch. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng các quan tòa đã "xử ép", thậm chí "bị ép xử?".
Một số luật sư bất bình thấy rằng có những vụ có thể ân sá, hoặc chỉ cần phạt hành chính, song quan tòa vẫn nhất quyết đưa các em vào trại cải tạo! Phải chăng có nguyên cớ uẩn khúc? Xuất phát từ những bức xúc đó, người ta ngược thời gian tìm hiểu nhiều năm về trước. Cuối cùng đã phát hiện ra một trong những thẩm phán "rất nghiêm", đó là ông Mark Ciavarella, năm nay 61 tuổi.
Ngồi ghế chánh án các phiên tòa xử bị cáo vị thành niên quận Luzern, bang Pennsylvania, trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2008, thẩm phán Ciavarella đã có "thành tích" đưa hơn 4 nghìn trẻ vị thành niên từ 10 đến 17 tuổi vào trại cải tạo, dài thì vài năm, ngắn cũng dăm bẩy tháng.
Điều đặc biệt là tại các phiên tòa do ông làm chủ tọa tuyệt đối không cho phép bị cáo thuê luật sư bào chữa và tuyệt đối không được phép xin ân xá. Tại các phiên xét xử, thẩm phán Ciavarella luôn công khai thể hiện sự chuyên quyền và hành vi thô bạo.
Nhiều khi với các bị cáo chỉ 10 - 11 tuổi ông cũng khoác cho cái án cải tạo rất nghiêm khắc. Vào siêu thị lấy trộm một chiếc bút chì, một gói kẹo cao su, một quả quýt, hay một lần móc túi vị khách qua đường..., đối với vị quan tòa này đã đủ để cấu thành tội nặng, phải vào trại cải tạo ít nhất nửa năm!
Một thẩm phán khác, ông Michael Conahan được coi là "Thần xâu số 2". Những người làm việc tại các Văn phòng Luật sư bang Pennsylvania đều cho rằng "sẽ là xấu số cho tất cả các tội phạm vị thành niên bị xét xử tại phiên tòa do thẩm phán Ciavarella hay Conahan làm chủ tọa". Đã được các quan tòa này xét xử thì chắc chắn chỉ có một con đường là vào trại cải tạo!
Quan tòa nhận hối lộ
Theo tài liệu của Cục Cảnh sát điều tra bang Pennsylvania, 2 vị thẩm phán Mark Ciavarella và Michael Conahan đã nhận ít nhất 2 triệu USD của Robert Mericle, chủ xây dựng các trại cải tạo trẻ vị thành niên.
Mặc dù 2 vị quan tòa luôn mồm khẳng định rằng những khoản tiền đó không liên quan gì tới nghề nghiệp của họ và không ảnh hưởng gì tới những phán quyết của họ tại các phiên tòa. Hai vị quan tham này còn nhiều lần lừa gạt, tống tiền ông Robert Powell, chủ các trại cải tạo PA Child Care và Western PA Child Care, tổng cộng lên tới ít nhất nửa triệu USD.
Đấy là chưa kể những khoản hối lộ không nhỏ để các vị quan chức tư pháp này thuyết phục - tác động nhằm đóng cửa các trại cải tạo trẻ vị thành niên của nhà nước. Trong khi số trẻ vào trại cải tạo tăng, trại của nhà nước không đủ chỗ, đương nhiên phải sử dụng các trại cải tạo tư nhân.
Ai cũng biết rõ rằng xã hội Mỹ càng trở nên giau có, trẻ em hư - phạm tội ngày càng tăng, rõ ràng phải có nhiều trung tâm cải tạo. Kinh doanh trại cải tạo tư nhân đối với trẻ vị thành niên ở đất nước này đang là một ngành béo bở.
Chính vì vậy, các chủ xây dựng, cũng như các ông bà chủ kinh doanh trại cải tạo đã không ngại ngùng tung ra những khoản tiền lớn, cốt sao lấp đầy chỗ các trại cải tạo của họ. Ngoài khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp theo số lượng trẻ em được đưa vào trại cải tạo, nhiều bậc cha mẹ cũng tình nguyện nộp thêm cho trại, cốt sao để con em họ được ăn ở và học tập, cải tạo không đến nỗi quá khổ cực.
Theo PLVN
Người thân chủ tịch "gom" đất chờ dự án Nhiều người dân phường Thịnh Đán, Thái Nguyên đang bàn tán xung quanh chuyện anh em, người nhà ông Nguyễn Hữu Quang, chủ tịch phường tích cực đi mua gom đất nông nghiệp để "đón" dự án... Họ tin rằng có sự "chỉ lối, dẫn đường", che chắn của ông Quang. "Mua 10, 20 mẫu cũng bình thường" Ông Nguyễn Văn Bộ (tổ...