Nhiều kỳ vọng quan hệ ASEAN – EU trong năm 2024
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) là minh chứng khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ “đối tác trong liên kết” giữa hai tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới trong tăng cường hợp tác đa phương, thúc đẩy thương mại tự do trên cơ sở chia sẻ các giá trị và lợi ích chung.
Tuy vậy, mối quan hệ này có thể sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng từ hai cuộc bầu cử quan trọng dự kiến diễn ra trong năm nay.
Sau 47 năm kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác đối thoại (năm 1977), quan hệ ASEAN – EU đã phát triển năng động, mở rộng bao trùm trên tất cả các lĩnh vực, như chính trị, quốc phòng – an ninh, kinh tế – thương mại, văn hóa, xã hội và hợp tác phát triển. Và việc hai bên nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược năm 2020 đã khẳng định sự đồng thuận của hai bên trong thúc đẩy hợp tác trên cơ sở chia sẻ các giá trị, nguyên tắc và lợi ích chung, đề cao hợp tác đa phương, thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ nhằm đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Cả ASEAN và EU đều có chung mục đích hướng tới chủ nghĩa đa phương hiệu quả, không chỉ trong thương mại và kinh doanh, mà còn trong tất cả các lĩnh vực, từ biến đổi khí hậu đến an ninh hàng hải.
ASEAN – EU đều coi trọng và đánh giá cao vai trò của nhau trên trường quốc tế.
Việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – EU còn được xem là “bước đi lịch sử” bởi, trong bối cảnh địa – chính trị thế giới với xu hướng bất ổn ngày càng gia tăng và chủ nghĩa đa phương đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, mối quan hệ này sẽ hình thành một liên kết bền chặt hơn. Các kết quả mà hai bên đạt được sẽ bảo vệ những giá trị chung, thể hiện sự phản đối trật tự thế giới mà “sức mạnh làm nên luật lệ”.
Bên cạnh đó, nâng cấp mối quan hệ cũng tạo cơ hội để cả ASEAN và EU tham gia nhiều hơn vào việc giám sát, định hình và đẩy mạnh hợp tác về thương mại, quốc phòng – an ninh và phát triển bền vững của khu vực. Cấp độ quan hệ đối tác chiến lược tạo nền tảng vững chắc để ASEAN và EU xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn. Ngoài ra, việc này cho thấy hai bên đều coi trọng và đánh giá cao vai trò của nhau trên trường quốc tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mối quan hệ của hai bên có thể sẽ ít nhiều chịu sự ảnh hưởng từ hai cuộc bầu cử quan trọng dự kiến sẽ diễn ra trong năm nay. Đầu tiên là cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Indonesia diễn ra vào tháng 2/2024. Các lá phiếu của khoảng 200 triệu cử tri nước này sẽ có ảnh hưởng khắp khu vực. Chuyên gia về quan hệ quốc tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Đại học Vienna (Austria) Alfred Gerstl nhận định, Indonesia được coi là quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á, do đó kết quả của cuộc bầu cử ở quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới sẽ được theo dõi chặt chẽ. Theo hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến, người dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto.
Chuyên gia Alfred Gerstl cho rằng, nếu đắc cử, ông Prabowo Subianto sẽ “nhấn mạnh hơn vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của Indonesia và có thể sẽ tuân theo cương lĩnh chính sách đối ngoại tự do và tích cực truyền thống”. Tuy nhiên, một số người cho rằng, ông thậm chí còn quyết đoán hơn Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo về các quy định liên quan đến nạn phá rừng và môi trường của EU.
Phát biểu vào tháng 11/2023 tại một diễn đàn do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Jakarta tổ chức, nhấn mạnh Indonesia “không thực sự cần châu Âu nữa”, ông Prabowo Subianto nêu rõ: “Chúng tôi mở cửa thị trường cho các bạn, nhưng các bạn không cho phép chúng tôi bán dầu cọ và giờ chúng tôi gặp vấn đề khi cố gắng bán cà phê, trà, ca cao”.
Phát biểu này của ông nhắm tới việc, từ tháng 12/2024, các quy định của EU sẽ cấm nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, bao gồm dầu cọ, gỗ và cao su, trừ khi các công ty có thể chứng minh rằng, họ không gây ra nạn phá rừng, một yêu cầu mà một số chính phủ Đông Nam Á cho rằng là quá nặng nề đối với các doanh nghiệp nhỏ của họ. Indonesia, Malaysia và Thái Lan là ba nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, đồng thời là các nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm khác có thể bị cấm theo luật của EU sắp tới.
Trước đó, hồi năm 2021, Indonesia và Malaysia – chiếm khoảng 85% sản lượng dầu cọ toàn cầu – đã đưa ra các vụ kiện chống lại EU tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hai quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi này cũng đã kịch liệt phản đối cuộc tấn công quân sự đang diễn ra của Israel ở Dải Gaza và đã nhiều lần chỉ trích các nước phương Tây vì “tiêu chuẩn kép” của họ liên quan đến cuộc xung đột Israel – Hamas và Nga – Ukraine.
Cuộc bầu cử đáng chú ý thứ hai là cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP), dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 6/2024. Kết quả của cuộc bầu cử này được đánh giá sẽ gây ra những thay đổi có thể xảy ra ở cấp cao nhất của Ủy ban châu Âu (EC) và Hội đồng châu Âu. Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu Chủ tịch EC Ursula von der Leyen có tái tranh cử hay không. Sự liên tục trong cơ quan điều hành của EU sẽ tăng cường sự liên tục trong cam kết của EU với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, sự gia tăng của phe cực hữu trong các cuộc bầu cử có thể làm gián đoạn chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của EU. Mặc dù vậy, EU vẫn sẽ tiếp tục đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với Indonesia và Thái Lan vốn đang tiến triển vào năm 2023.
Người phát ngôn của EU Peter Stano cho biết, khả năng Quốc hội Thái Lan sẽ phê chuẩn Thỏa thuận hợp tác và đối tác EU-Thái Lan vào năm 2024, cho phép nhiều cơ chế có hiệu lực. Một số chuyên gia cũng cho rằng, các cuộc đàm phán thương mại chính thức của EU với Malaysia và Philippines có thể bắt đầu vào năm tới khi chính phủ của cả hai nước trong năm nay đều bày tỏ tham vọng thúc đẩy các cuộc thảo luận.
Vào ngày 2/2 tới sẽ diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao EU-ASEAN tại Brussels (Bỉ) và làm dịu căng thẳng về tình hình ở Gaza sẽ là vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự. Đây cũng sẽ là “điểm nhấn trong năm” đối với mối quan hệ châu Âu – Đông Nam Á. Người phát ngôn Peter Stano lưu ý: “Chúng tôi mong muốn thông qua một tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và bảo vệ chủ nghĩa đa phương trước tình trạng bất ổn toàn cầu gia tăng”
ASEAN khởi động cuộc tập trận chung đầu tiên trong lịch sử tại Indonesia
Các quốc gia ASEAN ngày 19.9 đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên của khối ở vùng biển thuộc Indonesia.
Trong một tuyên bố, quân đội Indonesia cho biết cuộc tập trận "Solidarity" (Đoàn kết) mang tính chất phi chiến đấu và sẽ kéo dài 5 ngày tại biển Nam Natuna, theo Reuters. Mục đích của hoạt động là phát triển các kỹ năng quân sự, bao gồm an ninh hàng hải và tuần tra trên biển, cũng như phân phát hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
Binh sĩ Indonesia trong lễ khai mạc cuộc tập trận ngày 19.9/. Ảnh REUTERS
Reuters cho biết hoạt động quy tụ toàn bộ 10 thành viên của ASEAN và Đông Timor. Song một quan chức quân sự Indonesia tiết lộ với AFP rằng Myanmar, nước đang được điều hành bởi chính quyền quân đội, chỉ tham dự với tư cách quan sát viên.
"Đây không phải là hoạt động chiến đấu vì ASEAN tập trung hơn vào kinh tế. Việc huấn luyện thiên về các hoạt động xã hội nhiều hơn", Reuters dẫn lời đô đốc Yudo Margono, tư lệnh lực lượng vũ trang Indonesia, nói với các phóng viên sau lễ khai mạc trên đảo Batam của Indonesia hôm 19.9.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bị phản đối mạnh mẽ vì việc công bố bản đồ "đường đứt đoạn" mới ở Biển Đông vào tháng trước. Đầu tháng này, Manila đã lên án việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc quấy rối các tàu làm nhiệm vụ tiếp tế cho quân đội Philippines ở Biển Đông.
Mỹ cảnh báo 'hành vi quá khích' của Trung Quốc ở Biển Đông
Khi được hỏi về căng thẳng địa chính trị gia tăng, ông Margono của Indonesia tái khẳng định rằng cuộc tập trận tuần này mang tính chất phi chiến đấu. Theo kế hoạch ban đầu, cuộc tập trận dự kiến diễn ra ở vùng biển mà Indonesia gọi là "Bắc Natuna", nằm ở rìa phía nam Biển Đông, nhưng sau đó đã đổi địa điểm.
Hàn Quốc đề nghị thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN Theo hãng tin Yonhap, Ngoại trưởng Hàn Quốc, ông Park Jin ngày 16/6 đã đề nghị thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2024 trong cuộc gặp với Tổng Thư ký của ASEAN, ông Kao Kim Hourn tại Seoul. Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin (phải) và Tổng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt

Lý do đẩy Ấn Độ và Pakistan đến bờ vực xung đột toàn diện
Có thể bạn quan tâm

Dùng dao đâm người nhà sau bữa nhậu
Pháp luật
09:11:32 03/05/2025
Cuộc sống tủi nhục của "nữ hoàng phim 18+" vừa tuyên bố ly thân chồng doanh nhân, tuổi trung niên sống đơn độc 1 mình
Sao châu á
09:09:20 03/05/2025
Lá thư của cô gái bị đau tim, ngất xỉu khi đang lái xe khiến hàng ngàn người người xúc động
Netizen
09:04:56 03/05/2025
Điểm mặt 5 game di động hay nhất nên chơi trong tháng 5/2025
Mọt game
08:33:20 03/05/2025
Khám phá đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, 'hòn ngọc thô' hoang sơ quyến rũ trên biển
Du lịch
08:28:48 03/05/2025
Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene
Sức khỏe
08:24:11 03/05/2025
Anh Phạm: "Chồng giỏi hơn tôi nhiều nên tôi phải cố gắng mỗi ngày"
Sao việt
08:12:50 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
Nhạc việt
08:09:12 03/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 22: Nguyên muốn nhận nuôi Phỏm
Phim việt
07:59:08 03/05/2025
Phim 'Thám tử Kiên' của Victor Vũ vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
07:37:35 03/05/2025