Nhiều kỹ thuật điều trị bệnh về máu ngang tầm khu vực
Theo TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, trong những năm qua, chuyên ngành Huyết học – Truyền máu trong cả nước đã có những bước tiến vượt bậc, tiếp cận được các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế.
Việt Nam đã ứng dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý huyết học cũng như công tác đảm bảo an toàn truyền máu.
Tại Hội nghị Khoa học Huyết học – Truyền máu toàn quốc năm 2018 diễn ra từ 23-25/5 tại Hà Nội, TS Khánh cho biết, các kỹ thuật về Truyền máu, Huyết học lâm sàng, Thalassemia, Ghép Tế bào gốc, Miễn dịch – Di truyền… Việt Nam đã ứng dụng nhiều thành công, tiếp cận được các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
An toàn truyền máu, các kỹ thuật điều trị bệnh về máu của Việt Nam được đánh giá ngang tầm khu vực.
Hội nghị Khoa học Huyết học – Truyền máu toàn quốc 2018 có sự tham gia của gần 1.000 đại biểu trong nước và đại biểu quốc tế đến từ Singapore, Mỹ, Đức, Australia, Ấn Độ. Tại Hội nghị, 98 báo cáo sẽ được trình bày, trong đó có 8 báo cáo quốc tế và 90 báo cáo trong nước. 27 gian hàng triển lãm về tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực Huyết học – Truyền máu.
Video đang HOT
Đặc biệt, sẽ có khoảng 90 báo cáo thuộc chuyên đề về Truyền máu, Huyết học lâm sàng, Thalassemia, Ghép Tế bào gốc, Miễn dịch – Di truyền…. trong nước sẽ được trình bày, giới thiệu các kỹ thuật, phương pháp điều trị của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Theo TS. Bạch Quốc Khánh, các đề tài nghiên cứu khoa học tham gia trình bày tại hội nghị có sự đầu tư cả về chất lượng và số lượng, có giá trị thực tiễn cao đối với công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.
Một điểm nổi bật khác, Hội nghị nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo các chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học, các đồng nghiệp… thuộc chuyên ngành Huyết học – Truyền máu. Đây là cơ hội rất tốt để các cán bộ chuyên môn, các chuyên gia quốc tế gặp gỡ, cập nhật kiến thức khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, góp phần đưa chuyên ngành Huyết học – Truyền máu Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện và hội nhập với nền Y học thế giới.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để ghi nhận, tôn vinh và tri ân những cán bộ trong và ngoài ngành đã có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển của chuyên ngành Huyết học – Truyền máu nước nhà, cho sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân”.
Tú Anh
Theo Dân trí
Máu hiếm có thật sự "hiếm"?
Nhiều người nhà bệnh nhân lên mạng kêu gọi, cầm bảng ra đường để xin máu hiếm. Một câu hỏi đặt ra là có phải ngân hàng máu ở bệnh viện không có loại máu này?
Ảnh minh họa
Cách đây 1 tháng, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh người đàn ông đứng ở ngã tư đường, cầm bảng kêu gọi người hiến máu hiếm AB (Rh-) giúp cho người thân của mình. Hình ảnh này nhận được rất nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng.
Không như người đàn ông nọ, nhiều trường hợp đã tìm thẳng đến... mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng hỗ trợ máu hiếm cho người thân đang bệnh. Như người thân của bé N.H.T, bị ung thư bạch cầu, thuộc nhóm máu hiếm O (Rh-), đang điều trị tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP HCM), đăng thông tin trên mạng xã hội: "BV đang hết máu, yêu cầu người nhà truyền máu mà không đủ, nên rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng"...
Cũng vất vả đi tìm máu cho vợ đang điều trị ở Viện Tim (TP HCM), anh N.V.H (quê Đồng Tháp) kể: "Vợ tôi bị hở van tim. Bác sĩ yêu cầu mổ nhiều lần nhưng vợ chồng tôi cứ lưỡng lự mãi vì cô ấy thuộc loại máu hiếm O (Rh-). Huy động toàn lực trong gia đình thì cũng chỉ được 1 người...". Điều may mắn là cả 3 trường hợp trên và những ca lên mạng kêu gọi sự giúp đỡ máu, nhất là nguồn máu hiếm, đều được sự chia sẻ, hiến máu trực tiếp của những người thiện nguyện.
Theo một bác sĩ ở Viện Tim TP HCM, về nguồn máu, BV lúc nào cũng có máu, trừ những loại máu đặc biệt hiếm như các nhóm (Rh-). Ngoài ra, BV có thể nhờ sự hỗ trợ của BV Truyền máu Huyết học; Hội Chữ thập đỏ; mạng xã hội; từ người nhà bệnh nhân có máu hiếm được BV lưu lại... Nhưng do chi phí mua máu cao (nhất là các loại máu hiếm) nên đa số người nhà bệnh nhân chọn cách tự tìm máu bên ngoài để đỡ phần nào chi phí điều trị. Riêng với những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có thể nộp đơn để BV xem xét hỗ trợ máu.
Ông Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu Huyết học, phân tích: Nhóm máu Rh (-) thuộc máu hiếm, 10.000 người chỉ có 6-7 người thuộc nhóm máu này. Dù thuộc máu hiếm nhưng ngân hàng máu luôn có số lượng nhiều và lúc nào cũng có sẵn. Tuy nhiên, giá thành của nhóm máu này cao gấp 5-6 lần so với nhóm máu bình thường. Bất kỳ bệnh nhân nào có nhu cầu, có thể liên hệ với BV qua điện thoại hoặc đến trực tiếp để được hướng dẫn và tư vấn một cách cụ thể.
Ngoài ra, ông Dũng cũng khuyến khích mọi người nên hiến máu vì cho máu thì bản thân sẽ cảm thấy vui, hạnh phúc hơn khi giúp ích cộng đồng, xã hội.
Gia An
Theo Người lao động
Mổ u xơ tuyến vú không để lại sẹo Lần đầu tiên tại BV Nội tiết Trung ương, PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc BV đã ứng dụng phương pháp nội soi tuyến giáp sang mổ u xơ tuyến vú. Thành công của kỹ thuật này ngoài mong đợi, mang lại hiệu quả điều trị cao mà bệnh nhân không hề để lại sẹo tại khối u. Cô gái trẻ P.N.L đến...