Nhiều khuất tất trong vụ tranh chấp hứa thưởng số tiền gần 55 tỷ đồng
Bản thân là một cán bộ cấp cao của Ngân hàng Á Châu (ACB) nhưng lại “đi đêm” với một người khác để ký kết hợp đồng mua bán nhà mà không hề có một thủ tục pháp lý nào.
Chưa hết, căn nhà đang được ký kết thuê giữa một ngân hàng và công ty kinh doanh nhà song lại có thêm một cái “bắt tay” giữa người đại diện pháp luật của ACB và người tự nhận mình là thừa kế duy nhất? Hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vụ tranh chấp hứa thưởng đối với căn nhà hiện do ACB làm Hội sở.
Cán bộ cấp cao ACB “đi đêm”?
Ngày 4/7/2011, khi UBND TPHCM ra quyết định trả căn nhà số 446-448 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3 (gọi tắt là căn nhà 446-448) thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và bà Vương Thị Khanh cho bà Khanh cũng là lúc Văn phòng Công chứng Trung Tâm ra thông báo công nhận ông Nguyễn Đắc Quang (con trai bà Khanh) là người thừa kế hợp pháp căn nhà.
Tuy nhiên, trên thực tế, đồng thừa kế với ông Quang còn có 9 người khác nữa. Biết được việc làm trái luật và trái đạo lý này của ông Quang, bà Khanh gửi đơn ngăn chặn đến cơ quan thẩm quyền.
Ngày 13/7/2011, TAND TPHCM ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm bà Khanh và những người thừa kế được chuyển dịch tài sản trên.
Bà Khanh cũng đã có văn bản gửi đến nhiều cơ quan chức năng yêu cầu hủy ủy quyền cho ông Quang và đề nghị không cấp giấy chứng nhận nhà đất cho bất kỳ ai.
Thế nhưng, ngày 6/9/2011, ông Quang vẫn được Văn phòng Công chứng Trung Tâm hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế xác định ông Quang là người duy nhất thừa hưởng toàn bộ khối tài sản nêu trên. Đến khi ông Quang lập tờ khai trước bạ nhà đất và đóng thuế trước bạ để được cấp giấy chứng nhận thì bị UBND quận 3 dừng lại.
Chưa hết, ngày 13/10/2011, ông Đỗ Minh Toàn – Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB – ký với ông Quang hợp đồng thuê nhà giấy tay, thời hạn thuê nhà là 50 năm đối với căn nhà trên, trong khi vẫn đang tồn tại hợp đồng thuê nhà giữa Ngân hàng ACB với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà TPHCM.
Đáng lưu ý hơn là vào một ngày sau, tức ngày 14/10/2011, bà Đặng Thu Hà – Giám đốc Phòng Ngân quỹ Sở giao dịch Ngân hàng ACB, cổ đông sở hữu cổ phần lớn của Ngân hàng ACB ký một thỏa thuận mua nhà bằng giấy tay với ông Quang về căn nhà nói trên, với số tiền là 250 tỷ đồng và bà Hà tự nhận đã đưa cho ông Quang 210 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 10/11/2010, tại nhà số 250 Nguyễn Thị Minh Khai (phường 6, quận 3) cũng chính ông Quang cùng vợ là Hoàng Trọng Lan Hương theo sự ủy quyền của bà Khanh ký Hợp đồng đặt cọc cam kết bán căn nhà số 446-448 cho ông Vũ Huy Hoàng (ngụ đường Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3.
“Tôi đã thanh toán số tiền đợt một là trên 21,2 tỷ đồng cho ông Quang qua hệ thống Ngân hàng Phương Nam (Southerm Bank)” – Ông Hoàng nói.
“Mãi đến năm 2013, khi theo dõi trên báo đài về vụ án tranh chấp hợp đồng hứa thưởng giữa ông Đặng Đình Thịnh và bà Khanh tôi mới được biết:
Sau khi nhận tiền đặt cọc mua bán nhà của tôi, ông Quang được sự tiếp tay của Văn phòng Công chứng Trung tâm âm mưu khai nhận di sản gian dối và lén lút cấu kết với các cán bộ cấp cao của Ngân hàng ACB là bà Hà và ông Toàn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi” – Ông Hoàng bức xúc nói.
Từ những lý lẽ trên, ông Hoàng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Thứ nhất, ACB là một ngân hàng lớn, các giao dịch đều được ràng buộc pháp lý rất chặt chẽ, tại sao ông Toàn lại vội vã ký một hợp đồng thuê tay với thời hạn dài như vậy với ông Quang trong khi hồ sơ pháp lý nhà chưa rõ ràng, đang tranh chấp.
Video đang HOT
Thứ hai, là một cán bộ cấp cao của Ngân hàng ACB, một cổ đông lớn với gần 10 triệu cổ phiếu, đồng thời là dì ruột của Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy, bà Hà có biết việc ACB ký hợp đồng thuê nhà với ông Quang hay không?
Tại sao bà Hà lại ký thêm một hợp đồng mua bán nhà (khi nhà chưa đầy đủ về mặt pháp lý, lại đang bị Tòa phong tỏa để giải quyết một vụ án khác) với ông Quang?”.
Các giao dịch… vô lý
Vụ việc liên quan tới hội sở ngân hàng ACB vẫn chưa có hồi kết
Thực tế thì trong bản án sơ thẩm ngày 3/2/2015 của TAND TP.HCM đã xác định thỏa thuận giữa ông Quang và bà Hà là vô hiệu do vượt quá phạm vi ủy quyền và nhà đất chưa được hợp thức hóa. Tuy nhiên, một điều hết vô lý và oái ăm là Tòa lại buộc bà Khanh và ông Quang cùng trả lại số tiền 210 tỷ đồng cho bà Hà.
“Tòa án sơ thẩm nhận định việc ông Quang giao dịch với bà Hà là vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong khi đó, bà Hà cũng biết rõ việc ông Quang cố tình thực hiện không đúng ủy quyền của bà Khanh, khai nhận di sản gian dối nhưng vẫn ký thỏa thuận.
Do đó, việc Tòa buộc bà Khanh phải cùng ông Quang trả tiền cho bà Hà là trái quy định của pháp luật” – Luật sư Trần Đình Dũng, Đoàn Luật sư TPHCM phân tích.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng: Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Và khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
“Do giao dịch giữa bà Hà và ông Quang là vô hiệu nên căn cứ theo quy định trên thì ông Quang phải trả lại cho bà Hà số tiền đã nhận là 210 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, Tòa tuyên buộc ông Quang và bà Khanh phải liên đới trả lại 210 tỷ đồng cho bà Hà là không hợp lý. Bởi, ông Quang đã vượt quá phạm vi ủy quyền khi ký kết hợp đồng mua bán với bà Hà khi nhà chưa hợp thức hóa và đang tranh chấp và tại thời điểm đó, ông Quang chính là người nhận tiền, do đó ông Quang phải tự mình chịu trách nhiệm trả lại toàn bộ số tiền 210 tỷ đồng tiền cọc của bà Hà. Bà Khanh không có trách nhiệm liên đới cùng với ông Quang trong việc trả tiền lại cho bà Hà” – Luật sư Hậu phân tích.
Luật sư Hậu nói thêm: “Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng bà Hà ký hợp đồng mua bán với ông Quang trong khi biết rõ là căn nhà này đang tranh chấp đồng thời biết rằng ông Quang không có thẩm quyền ký kết hợp đồng vì nhà chưa được hợp thức hóa là trái với quy định pháp luật.
Bà Hà khai nhận đã đưa tay cho ông Quang tiền cọc 210 tỷ đồng với giá bán nhà 250 tỷ đồng trong tình trạng pháp lý này là điều rất bất thường và không thể tin nổi.
Giao dịch thuê nhà bằng giấy tay giữa lãnh đạo ACB và ông Quang khi nhà đang tranh chấp và ông Quang cũng không có thẩm quyền cho thuê là bất hợp pháp và khó hiểu! Chính vì vậy, các giao dịch này đã bị Tòa bác bỏ”.
“Thực chất về giao dịch 210 tỷ đồng này là việc làm phức tạp thêm vấn đề và gây khó khăn cho Tòa trong việc xét xử, đồng thời để né tránh việc chi trả thù lao trong hợp đồng hửa thưởng cho ông Thịnh mà thôi” – Luật sư Dũng nói thêm.
Như báo Người Đưa Tin đã nhiều lần đưa tin, phản ánh, vụ việc tranh chấp hứa thưởng giữa ông Thịnh và bà Khanh về căn nhà 446 – 448 từ năm 2011 (tình từ thời điểm UBND TP trả nhà cho bà Khanh) đến nay vẫn chưa hồi kết.
Sau 3 năm thụ lý giải quyết, ngày 3/2/2015 TAND TPHCM xét xử và ban hành bản án với một số nội dung: Công nhận thỏa thuận hứa thưởng và buộc bà Khanh, ông Quang phải trả cho ông Thịnh số tiền gần 55 tỷ đồng; Buộc ông Quang, bà Khanh phải trả lại cho bà Hà số tiền 210 tỷ đồng…
Do chưa đồng ý với một số quyết định trong bản án, nhất là việc định giá tài sản, buộc cả ông Quang và bà Khanh phải trả lại tiền cho bà Hà… nên ông Thịnh, ông Hoàng đã nộp đơn kháng cáo. Sau hai lần phải hủy phiên tòa thì ngày 10/3, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử phiên phúc thẩm.
Cần làm rõ tình tiết liên quan đến hành vi rửa tiền
Do nhiều lần vắng mặt tại tòa, lần này trong phiên xét xử phúc thẩm, luật sư Trần Đình Dũng, người bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ Huy Hoàng đã có đơn kiến nghị gửi tới TAND Cấp cao TPHCM yêu cầu:
“Để làm rõ tình tiết liên quan đến hành vi rửa tiền mà pháp luật nghiêm cấm, tôi đề nghị quý Tòa triệu tập trực tiếp tham gia phiên tòa hai đương sự gồm: Bà Đặng Thu Hà, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và ông Nguyễn Đắc Quang, đồng bị đơn”.
“Trong quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đã xác định giữa bà Hà và ông Quang có khai nhận chuyển cho nhau số tiền 210 tỷ đồng. Đây là số tiền giao dịch lớn, không thông qua ngân hàng và ông Quang là người có quốc tịch nước ngoài. Giao dịch này nếu có, thì nó phải được làm rõ bởi nó là giao dịch đáng ngờ mà pháp luật nghiêm cấm” – Luật sư Dũng nói.
Theo Thanh Tùng
nguoiduatin.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Vạch trần băng siêu lừa: Băng lừa đảo có kẻ chống lưng?
Cầm số tiền lừa được từ các tiệm cầm đồ, băng lừa đảo tiến hành ăn chia theo đúng thứ bậc và vị trí công việc đảm nhiệm. Rồi, chúng ẩn khuất trong các khách sạn trên địa bàn TP.Hải Dương, nằm nghe ngóng tình hình. Thế nhưng, chúng không ngờ, nhất cử nhất động của chúng đều nằm trong tầm ngắm của... chính các nạn nhân.
Những bản hợp đồng mua bán ma
Từ thông tin trên những bản hợp đồng mua bán do các đối tượng để lại làm tin, các chủ tiệm cầm đồ lần lượt tìm ra dấu vết của chúng, mặc dù đã không ít lần chúng cầu xin khắc phục hậu quả rồi... biến mất. Trong hợp đồng mua bán do nạn nhân cung cấp, N.T. Nghĩa lập hợp đồng và có ghi địa chỉ nhà mình ở Tam Giang (P.Trần Hưng Đạo, TP.Hải Dương; số CMTND: 142161xxx do CA Hải Dương cấp). Nội dung ghi khá rõ: "Tôi có chiếc xe Lexus màu đen, biển số: 30A-33048; Số khung: 2T2GK32U49C083157; Số máy: 4314472; Số loại: RX350; Đăng ký mang tên Đỗ Văn Toán; Số đăng ký: 063426. Nay do không sử dụng nữa tôi có bán cho anh Lê Quang Ngọc với số tiền là: 950.000.000đ (chín trăm năm mươi triệu đồng). Tôi xin cam đoan chiếc xe là của tôi. Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước anh Lê Quang Ngọc và pháp luật. Tôi viết giấy này trong tình trạng đầu óc minh mẫn và sức khỏe tốt, không bị ép buộc".
Cùng một chiêu bài tiêu thụ xe gian như chiếc Lexus, khi lừa tiêu thụ chiếc Rand Rover cho anh Lương Khánh Thiện, người này cũng ghi khá rõ: "Tôi tên là Bùi Khương Duy (trú tại tổ 37, P. Pom Hán, TP.Lào Cai; Số CMTND: 063288262. Vào ngày 2/10/2015 tôi có bán cho anh Lương Khánh Thiện (địa chỉ 26 Trần Phú, P.Trần Phú, TP.Hải Dương) 1 chiếc xe mang nhãn hiệu Rand Rover, loại xe ô tô con, màu đen, BKS: 29A- 10030; số khung: SALMF1E41; số máy: LKJKJ090513. Tôi có bán cho anh Thiện với số tiền là 1.400.000.000đ (một tỉ bốn trăm triệu). Anh Thiện đã bàn giao tiền đầy đủ cho tôi. Tôi đã bàn giao đầy đủ giấy tờ xe liên quan và xe trên cho anh Thiện. Tôi xin cam đoan giấy tờ và xe thuộc quyền sở hữu của tôi. Tôi đã làm đúng và đầy đủ thủ tục mua bán xe. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tôi viết giấy này trong tình trạng hoàn toàn bình thường, không bị ép buộc".
Sau khi mọi sự trót lọt, biết việc làm của mình là sai trái, đã nhiều lần lập kế hoạch để tẩu tán tang vật, nhưng các thành viên trong băng nhóm này không ngờ rằng, những nạn nhân của mình cũng thuộc dạng có máu mặt trên địa bàn. Hết lần này đến lần khác bị băng lừa đảo đưa vào bẫy nhằm cuỗm trắng chiếc xe, họ đã lên kế hoạch phòng bị và chuẩn bị từ trước. Sau mỗi lần như vậy, chúng lại nhờ hết người này người kia đến "nói chuyện", hòng kéo dài thời gian.
Thế nhưng, sau nhiều lần hẹn sẽ quay lại giải quyết hậu quả do mình gây ra, chúng lại biến mất một cách bí ẩn. Các chủ tiệm cầm đồ trên địa bàn đã hết kiên nhẫn. Sau nhiều ngày dò la tin tức, cuối cùng, họ phát hiện các đối tượng tụ tập lẩn trốn tại một khách sạn sang trọng trên địa bàn. Uất ức bởi nhiều lần bị khất lần khất lượt, chủ các tiệm cầm đồ lần cuối cùng mời các đối tượng ra nói chuyện rõ ràng.
Nghi vấn chiếc xe Rand Rover bị các đối tượng làm giả giấy tờ mang đi lừa đảo trùng biển số với chiếc xe của một ông chủ hiệu may có tiếng tại Hà Nội.
Trước những bằng chứng không thể chối cãi do tiệm cầm đồ đưa ra, băng lừa đảo lần lượt tường trình lại những sự việc do mình gây ra. Người đầu tiên đứng lên ghi nhận lại sự việc là Tống Xuân Hưng (trú tại tổ 23, phường Bắc Cường, TP.Lào Cai. CMTND: 063294660). Hưng viết: "Anh Vương có lừa đảo và cắm 2 xe ô tô tại nhà chị Hải (TP.Hải Dương). Sau khi biết sự việc tôi đã không tố giác tội phạm. Khi mọi chuyện bị bại lộ, tôi, Vinh, Duy, Nghĩa đã xin được sử dụng xe ô tô đi cầm, cắm lại nhưng không thành. Trong đường dây, Vinh đã làm giả giấy tờ, Vương và bạn Vương cắm xe. Địa chỉ nhà Vinh tại đường B. (chợ Cam Đường, TP.Lào Cai). Toàn bộ số tiền lừa được do Vương và bạn Vương chia nhau sử dụng".
Cũng trong cuộc trao đổi này, thành viên khác tên Tuấn (người Hà Nội) còn tường trình chi tiết lại việc cắm giấy tờ giả tại địa bàn Hải Dương. Theo như tường trình, Vinh là người làm giấy tờ giả, Vương là người tìm mối cắm xe, Tuấn và Duy đứng ra cắm xe. Tùng là đầu mối cung cấp xe. Phương, Tuấn đi cùng Tùng để cắm xe. G., L. là người đứng ra nhận xe Gentra và Innova của Vương.
Vừa ăn cắp vừa la làng
Mỗi chiếc xe tiêu thụ trót lọt, các thành viên được ăn chia khá rõ ràng. Tuấn ghi nhận: "Em đứng ra cắm 1 con xe S550 số tiền là 1.000.000.000đ. Số tiền trên, Tùng ở Hà Nội lấy 920.000.000 đồng; em lấy 30.000.000 đồng; Vương lấy 50.000.000đ. Còn những xe khác em không liên quan đến việc cắm xe và chia tiền. Chiếc xe Rand Rover lần đầu về Hải Dương do một người tên Linh mang về để chỗ G. và L.. Sau khi mọi việc vỡ lở, Vương đứng ra nhờ em đi tìm chỗ bán xe hộ để trả tiền cho các chủ cầm đồ".
Sau khi ghi nhận lại toàn bộ vụ việc, biết không có khả năng chi trả số tiền đã lấy được của các tiệm cầm đồ, nhóm đối tượng hẹn sẽ nhờ người nhà đến giải quyết sự việc. Thế nhưng, từ ngày lập bản xác nhận đó, chúng lại biến mất. Thậm chí khi bị thúc đòi, chúng còn ra mặt thách thức.
Theo chủ tiệm cầm đồ Nguyễn Thị Tư (chồng là Lê Quang Ngọc), khi sự việc bị bại lộ, vợ chồng anh chị đã liên lạc với Nghĩa để yêu cầu người này thực hiện lời hứa. Thế nhưng bị đối tượng phủ nhận toàn bộ lỗi do mình gây ra và thách thức sẽ ra trước pháp luật làm rõ trắng đen. Không những thế, các đối tượng này còn vu khống là gia đình chị Tư ép chúng phải viết tường trình về vụ việc.
Anh Lương Khánh Thiện - chủ tiệm cầm đồ phải ngậm đắng nuốt cay do "ôm" chiếc Rand Rover chua chát chia sẻ: "Vương và Tuấn Anh bảo hẹn 15 ngày quay lại lấy xe. Nhưng từ ngày đó tôi có hỏi và gọi điện đều không nghe máy. Cho đến ngày hôm nay, đã gần 3 tháng rồi mà vẫn không có thông tin gì về hai người này. Chúng quá tinh vi và bài bản. Từ xe đến giấy tờ đều là giả". Cũng theo anh Thiện, những kẻ lừa đảo không những không sợ mà còn khoe khoang mình có người thân làm trong "ngành bảo kê". Ban đầu chúng còn tỏ ra ăn năn hối hận, nhưng sau không hiểu sao, chúng khá coi thường.
Cơ quan điều tra đang vào cuộc xác minh Trong một diễn biến liên quan, trao đổi với PV báo ĐS&PL, Đại tá Cù Ngọc Nam - Trưởng phòng PC45 (Công an tỉnh Hải Dương) cho biết: "Ngay khi nhận được thông tin về những chiếc xe ma và đường dây lừa đảo tại địa bàn tỉnh, chúng tôi đã cử cán bộ điều tra vào cuộc xác minh. Chúng tôi sẽ có thông tin cụ thể về vụ việc. Hiện Cơ quan điều tra rất mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các nạn nhân để phục vụ công tác điều tra, phát hiện toàn bộ đường dây".
ĐOÀN TÂN - DIÊU NAM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Qua 2 cấp tòa, tranh chấp nợ nần giữa Hapro và Tân Thành Đạt vẫn chưa xong Vấn đề xử lý lô hàng điều hòa thế chấp trị giá hơn 1,7 tỷ đồng là điểm mấu chốt trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Công ty TNHH Cơ điện lạnh Tân Thành Đạt (Công ty Tân Thành Đạt). Vào ngày 16/6/2011, Chi nhánh Tổng công ty Thương mại...