Nhiều khó khăn trong ngăn ngừa dịch bệnh gia súc gia cầm ở Cao Bằng
Cao Bằng xuất hiện dịch lở mồm long móng trên đàn lợn nhưng công tác phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lại gặp không ít khó khăn.
Tỉnh Cao Bằng có đàn gia súc, gia cầm khá lớn, lại có đường Trung Quốc biên giới hơn 300 km với nước bạ. Hiện nay, địa phương này cũng đang xuất hiện dịch lở mồm long móng trên đàn lợn với hàng trăm con mắc bệnh. Tuy nhiên có một thực tế đáng ngại là trong công tác phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gi ầu mối và nhiều điểm bán thịt động vật nhưng chưa có điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Thành phố Cao Bằng có 5 chợ buôn bán thực phẩm đầu mối cùng nhiều điểm bán nhỏ lẻ dọc các tuyến đường. Tuy vậy, ở đây chưa có bất cứ điểm giết mổ tập trung nào, toàn bộ số thịt gia súc, gia cầm người dân sử dụng đều do gần 50 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm nhỏ lẻ trong thành phố và một số địa phương lân cận mang đến.
Hiện lực lượng làm công tác kiểm dịch chỉ có 3 cán bộ chuyên môn nên việc kiểm tra nguồn gốc động vật trước khi giết mổ tại các cơ sở là không thể thực hiện được. Biện pháp đang áp dụng khá bị động chỉ có thể là kiểm tra sau khi thịt đã bày bán tại các sạp ngoài chợ. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay.
Bà Quản Thị Hòa, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Cao Bằng thừa nhận: “Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ kiểm tra tập trung ở các chợ và điểm cố định được thôi, còn người dân các huyện lân cận đến thành phố bán rải rác dọc đường các tuyến đường, trục đường chính, trục đường phụ kiểm tra là rất khó khăn. Kiểm tra vệ sinh ở chợ chỉ là kiểm tra phần ngọn được thôi phần gốc như đầu vào không kiểm tra, giám sát được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lây lan dịch bệnh.
Mặc dù có đường biên giới lên tới hơn 300km và giáp 4 tỉnh của Việt Nam với nhiều tuyến giao thông quan trọng nhưng Cao Bằng không có trạm, chốt kiểm dịch nội địa và đầu mối giao thông.
Việc không có các chốt, trạm kiểm dịch nội địa cố định trên các tuyến đường vận chuyển cũng là một khó khăn. Đơn cử như trên tuyến Quốc lộ 3, chỉ duy nhất 1 trạm kiểm dịch trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, nhưng cách Cao Bằng đến hơn 100 km. Vì vậy, nếu gia súc, gia cầm từ Bắc Kạn chuyển sang sẽ không được kiểm soát dịch bệnh một cách chặt chẽ. Đây cũng là điều sẽ xảy ra tương tự với các loại động vật được chuyển đến từ các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang hay Tuyên Quang, thậm chí là cả với gia súc nếu thẩm lậu trót lọt từ phía bên kia biên giới vào nội địa.
Video đang HOT
Rối loạn tiêu hóa do uống rượu bia – Học ngay bí kíp xử lý của người Nhật
Bảo bối “xử lý” hiệu quả hội chứng ruột kích thích của người Nhật
Tài trợbifina.vn
Chợ gia súc tại huyện Trà Lĩnh là một trong những chợ buôn bán trâu bò lớn nhất khu vực phía Bắc, nhưng công tác phòng ngừa dịch bệnh ở đây chủ yếu do đơn vị quản lý chợ tự thực hiện.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm 2019 đến nay đã có8 xã, thị trấn thuộc các huyện Bảo Lạc, Hòa An, Thạch An và Trùng Khánh xuất hiện bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn.
Mặc dù dịch đã cơ bản được khống chế, nhưng địa phương cũng còn thiếu tới60.000 liều vắc xin Lở mồm long móng Type O và 6.000 lít hóa chất khử trùng để tiến hành tiêm phòng, bao vây, không chế dịch bệnh./.
Công Luận/VOV- Đông Bắc
Trên 'nóng' dưới 'lạnh' trong chống dịch bệnh trên gia cầm, gia súc
Đang là giai đoạn cao điểm lây nhiễm dịch bệnh trên gia cầm, gia súc... Tuy nhiên, qua kiểm tra, nhiều nơi vẫn còn thờ ơ với việc chống dịch.
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đưa ra trong: "Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc" sáng 15/2, tại Hà Nội.
Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Hữu Vinh.
Tính đến ngày 14/2, cúm gia cầm đang xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi và Khánh Hòa. Tổng số gia cầm buộc tiêu hủy là hơn 8.800 con. Sau khi kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Cúm A/H5N1, chính quyền và cơ quan chuyên môn của các địa phương đã xử lý, tiêu hủy toàn bộ đàn gà mắc bệnh và thực hiện khử trùng tiêu độc.
Về dịch lở mồm long móng, tổng số gia súc mắc bệnh hiện trên 750 con, trong đó 679 con đã được tiêu hủy. Số lợn mắc bệnh chủ yếu ở các tỉnh: Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Trị, Kon Tum...
Hiện đàn gia cầm Việt Nam là 409 triệu con, đàn lợn 29 triệu con. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, nguy cơ các mầm bệnh H5N1, H7N9, dịch tả lợn châu Phi... có nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam rất cao, nguy cơ nhập lậu ở các tuyến biên giới là rất cao, lượng sản phẩm thu hồi, tịch thu lớn.
Cúm gia cầm đang xuất hiện 31 nước, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 21 nước, ngay tại nước láng giềng Trung Quốc cũng có tới 105 ổ dịch xuất hiện ở 25 tỉnh. Trong khi đó, chỉ tính riêng tỉnh Quảng Ninh, hàng ngày trên 10.000 người qua lại biên giới, lượng khách qua đường bộ, đường biển vào Việt Nam rất lớn. Họ có thể đem theo thịt lợn nên dễ đem mầm bệnh vào Việt Nam.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra việc chống dịch bệnh ở các tỉnh phía Bắc. Ảnh: Hữu Vinh.
Mặc dù diễn biến của các loại dịch bệnh đang phức tạp nhưng "Nhiều nơi chính quyền địa phương chưa vào cuộc, như chúng tôi vừa xuống Nghệ An kiểm tra để gỡ thẻ vàng nhưng tất cả đều thờ ơ. Đi kiểm tra dịch lở mồm long móng, việc tuyên truyền đền bù cho bà con rất kém, mặc dù chính sách đã có từ lâu nhưng bà con hoàn toàn không biết về chính sách đền bù. Do vậy, phải rà soát lại cách làm", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, kinh nghiệm cho thấy, chúng ta phải quyết liệt phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm mới có kết quả. Đồng thời, phải đánh giá lại công tác phòng chống dịch bệnh thời gian qua và đưa ra các giải pháp quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh thời gian tới.
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, Chính phủ đã chỉ đạo cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.
Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Giám sát chặt các cửa khẩu, đường mòn, lối mở... và tuyên truyền đến cộng đồng dân cư, để người dân không tham gia các hoạt động nhập lậu gia súc, gia cầm.
Theo H.V/Báo Tin tức
Lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi được hỗ trợ bao nhiêu? Theo quy định, lợn bị mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi được hỗ trợ tới 38.000 đồng/kg và thời gian giải quyết hồ sơ chậm nhất 15 ngày Cụ thể, theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt...