“Nhiều khi hiệu quả giám sát không bằng một bài báo”
“Có nhiều khi hiệu quả giám sát chưa chắc bằng bài báo xoáy vào chỗ này, chỗ kia cuối cùng lại có kết quả. Nếu cứ giám sát, báo cáo trước Quốc hội tràng giang đại hải thì sẽ không có kết quả gì cả”.
Thảo luận về các vấn đề lớn trong dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND chiều 19/1, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng giám sát tối cao của Quốc hội chưa được làm rõ, đến nay vẫn đang là một cuộc tranh luận khiến quá trình thực thi còn những băn khoăn.
“Ví dụ như giám sát tối cao là gì ? Có đề xuất đó là việc giám sát cơ quan cao nhất của bộ máy nhà nước, nhưng đến giờ chưa làm rõ… Nếu chỉ là Quốc hội xem xét tại một kỳ họp thì đã đủ là giám sát tối cao chưa ? Phải làm rõ tính chất, hiệu lực của giám sát tối cao có gì khác với giám sát khác không”- bà Mai đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đánh giá dự thảo dù được chuẩn bị khá công phu nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cần sửa đổi, bổ sung thì mới có thể tạo ra sự thay đổi thực sự và nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND. Theo ông Giàu, dự thảo luật nêu ra khái niệm về “giám sát” nhưng để ý kỹ thì thấy không có gì mới so với luật cũ năm 2003. Chính vì thế khó có thể tạo ra sự thay đổi căn bản về chất trong hoạt động giám sát của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần phải có quy định rõ ràng hơn về hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Ảnh: TTXVN.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng trong hoạt động của Quốc hội mới chỉ thấy việc lấy phiếu tín nhiệm và chất vấn là có kết quả thay đổi rõ rệt; riêng hoạt động giám sát thì chưa thấy hiệu quả thực sự. “Đảng có giám sát, MTTQ có giám sát, HĐND cũng có giám sát, Quốc hội từ lâu cũng có có giám sát. Nhưng kết quả hiệu quả thực tế thế nào? Cần phải có quy định rõ ràng hơn để hoạt động giám sát hiệu quả hơn, chứ không chỉ chung chung, giám sát xong rồi để đó, không đề cập đến biện pháp xử lý thì sẽ không thực chất và không có tác dụng”- ông Hùng nói.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng: “Có nhiều khi hiệu quả giám sát chưa chắc bằng bài báo xoáy vào chỗ này, chỗ kia cuối cùng lại có kết quả. Nếu cứ giám sát, báo cáo trước Quốc hội tràng giang đại hải thì sẽ không có kết quả gì cả (…). Ta cứ nói đèn xanh đèn đỏ, tôi chẳng thấy chỗ nào đèn xanh đèn đỏ cả. Mình không thể đi xử án được, đó là việc của cơ quan tư pháp nhưng họ làm đúng hay sai thì ta phải phát hiện, đúng thì hoan nghênh, sai thì phải xem xét”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định khái niệm giám sát chưa được làm rõ, đầy đủ trong bản dự thảo luật. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát, bà Ngân đề nghị dự thảo luật phải bổ sung các quy định cụ thể hơn. “Chủ yếu mới chỉ là liệt kê ra các hình thức giám sát, còn các quy định về giám sát chưa thấy đâu cả, chưa thấy có gì mới cả”- bà Ngân đánh giá.
Tiếp thu các ý kiến, thay mặt cơ quan soạn thảo, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung những quy định cho phù hợp hơn để kịp trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tới.
Dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 và một phần của Luật tổ chức HĐND, UBND và các quy định khác có liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND.
Thế Kha - N.D
Theo dantri
Sinh viên đại học chính quy cũng không được hoãn nghĩa vụ quân sự
Đây là điều chỉnh mới nhất trong dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra lấy ý kiến tại phiên họp thứ 34, khai mạc sáng 19-1.
Sau khi nghe đại diện Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội trình bày bản dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) mới nhất, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã tóm lược lại một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau trong Luật này. Đặc biệt, so với tờ trình dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) được Chính phủ trình tại kỳ họp Quốc hội mới đây thì bản dự thảo Luật lần này đã được chỉnh lý, sửa đổi khá nhiều.
Lãnh đạo Thành uỷ, HĐND TP Hà Nội động viên tân binh lên đường nhập ngũ.
Cụ thể, dự thảo đã tăng thêm 1 chương, 8 điều so với bản dự thảo trước do Chính phủ trình. Trong đó có những điều chỉnh rất đáng chú ý như quy định thời hạn nhập ngũ trong thời bình là 24 tháng, không giữ lại phương án kéo dài thời gian nhập ngũ lên 27 tháng như bản dự thảo trước. Về độ tuổi nhập ngũ, cho rằng việc quy định 2 độ tuổi nhập ngũ như luật trình là không phù hợp nên sau khi tiếp thu, chỉnh lý, bản dự thảo lần này đề nghị giữ lại độ tuổi nhập ngũ là 18-25 như luật hiện hành.
Đặc biệt, dự thảo quy định không tạm hoãn thời gian làm nghĩa vụ quân sự cho bất cứ đối tượng nào để đảm bảo công bằng, kể cả là các đối tượng sinh viên đã được gọi học, đang học những trường đại học chính quy. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, vì không tạm hoãn thời gian làm nghĩa vụ quân sự cho sinh viên, nên quy định kéo dài độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự đến 27 tuổi là không cần thiết.
Qua thảo luận, rất nhiều ý kiến đại biểu chưa tán thành với quy định này. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lo lắng, không tạm hoãn cho đối tượng nào thì có những đối tượng vừa trúng tuyển đại học, nhất là đã học hết 1 học kỳ, 1 năm lại bị gọi đi làm nghĩa vụ quân sự. "Vậy họ phải đi như thế nào, việc học sẽ dở dang hay sao, việc này cần quy định rất cụ thể" - Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Tương tự, đại biểu Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội cho rằng, sinh viên đang học đại học trong thời bình thì không nên gọi nhập ngũ vì việc học đòi hỏi phải liên tục, đang học dở dang đi làm nghĩa vụ quân sự 2 năm về thì khó theo nổi việc học nữa.
Đại biểu Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, học sinh đã được gọi đi học đại học chính quy thì phải tạm hoãn cho họ chứ không thể đang học vẫn gọi họ về đi làm nghĩa vụ quân sự. Hay như quy định nếu sinh viên học chính quy tự trang trải học phí đi học nghĩa vụ quân sự tập trung 3 tháng không phải làm nghĩa vụ quân sự, muốn thực hiện được hiệu quả, công bằng thì cũng phải có chính sách tạm hoãn cho các đối tượng được gọi đi học, mới đỗ đại học, nếu không càng làm gia tăng sự mất công bằng.
Ông Đào Trọng Thi đề nghị, phải hoãn gọi nghĩa vụ quân sự với học sinh đã trúng tuyển đại học chính quy. Còn sau khi sinh viên đã tốt nghiệp đại học, lúc này vẫn gọi đi làm nghĩa vụ quân sự là phù hợp. Mặt khác, cần kéo dài độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự để đối tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đại học được đảm bảo quyền lợi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Lý do vì với quy định độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự đến 25 tuổi, có nhiều trường hợp sinh viên một số trường y, kiến trúc, âm nhạc... thời gian học dài, thậm chí sinh viên một số trường cố tình học kéo dài, học lại để quá độ tuổi phải gọi đi nghĩa vụ quân sự.
Theo NTD
Bố mẹ cùng 2 con nhập viện sau vụ tai nạn liên hoàn Một vụ tai nạn giao thông hy hữu giữa hai xe ô tô, 1 xe máy và 1 xe container đã xảy ra trên quốc lộ 5, khu vực gần ga Phạm Xá (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) vào khoảng 16h ngày 18/1 đã khiến một gia đình nhập viện. Nạn nhân gồm hai vợ chồng anh Trịnh Văn Thái (chủ điều...