Nhiều khách từ chối làm “diễn viên” bất đắc dĩ trên tàu Cát Linh – Hà Đông
Khi được đặt giả thuyết trên chuyến tàu mình đang có mặt sẽ diễn tập sự cố không báo trước, nhiều hành khách đi tàu Cát Linh – Hà Đông ( Hà Nội) tỏ ra không đồng tình khi diễn tập vào ngày thường.
Hình ảnh quầy bán vé tại ga Cát Linh vào ngày cuối tuần 19/12.
Theo đó, trong năm đầu khai thác thương mại tàu điện Cát Linh – Hà Đông, việc diễn tập những tình huống có thể xảy ra trong vận hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng an toàn cho tuyến. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người dân thủ đô thì việc diễn tập sự cố bất ngờ vào ngày thường sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý, công việc và thời gian của hành khách.
Hành khách đi tàu Cát Linh – Hà Đông trong ngày cuối tuần.
Anh Nguyễn Văn Hậu ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ: “Nếu mà diễn tập như vậy thì thực sự mình rất khó chịu bởi vì buổi sáng mình đi làm sẽ bị trễ giờ. Nếu như vậy thì tôi sẽ không đi tàu điện nữa vì công việc của mình cố định rồi mà nhà tàu diễn tập không báo trước thì sẽ ảnh hưởng tới công việc của tôi và mọi người”.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ rằng nhà tàu có thể diễn tập vào ngày cuối tuần khi mọi người đi chơi thì sẽ thoải mái hơn là khi đi làm. Và nhà tàu nên miễn phí vé (hoàn tiền vé – PV) cho những người tham gia diễn tập buổi hôm đó thì mọi người sẽ thoải mái và nhiệt tình hơn”, anh Hậu chia sẻ thêm.
Hành khách mua vé tại quầy bán vé tự động trên ga Cát Linh.
Anh Hải ở quận Đống Đa (Hà Nội) thì cho rằng diễn tập là cần thiết nhằm hoàn thiện tình huống và dịch vụ khách hàng được tốt hơn. Tuy nhiên, nếu diễn tập vào ngày thường sẽ rất bất tiện cho hành khách vì ai cũng có giờ giấc đi lại. Không ai muốn đang đi tự nhiên lại gặp phải sự cố giữa chừng. Nếu mà diễn tập vào ngày nghỉ hoặc vào một số ngày được thông báo trước thì người dân sẽ chủ động hơn trong việc đi lại.
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm ở Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: “Em nghĩ rằng buổi diễn tập nên thực hiện vào buổi tối thì tốt hơn là ban ngày. Bởi vì ban ngày thì mọi người hay bận việc nên sẽ rất phiền”.
Hành khách đi tàu Nguyễn Hữu Xưởng ở đường Láng (Đống Đa, Hà Nội).
Là người công tác trong ngành giao thông vận tải hơn 30 năm và đã nghỉ hưu, ông Nguyễn Hữu Xưởng ở Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: “Theo tôi thì đây là phương tiện tàu điện trên cao đầu tiên của Hà Nội và cũng mới vận hành, vì vậy các ngành chức năng quản lý phương tiện này nên có phương án diễn tập sự cố bất ngờ để khi có tình huống xảy ra thì hành khách sẽ yên tâm hơn và cơ quan quản lý cũng sẽ có những phương án chủ động. Điều đó là rất tuyệt vời”.
Trước đó, vào tối 7/12, đã xảy ra một tình huống diễn tập với sự cố bất ngờ về việc mất tín hiệu khiến các đoàn tàu không thể hoạt động tại ga Cát Linh trong hơn 30 phút. Đây mới chỉ là 01 trong số 63 tình huống khẩn cấp mà đơn vị vận hành đường sắt trên cao dự tính. Điều này đã khiến không ít người hoang mang về tính an toàn của dự án chỉ vừa mới được đưa vào hoạt động chính thức cách đây không lâu này.
Tàu Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị thu tiền, thay đổi giờ chạy tàu
Từ 21/11, tàu Cát Linh - Hà Đông chuyển sang giai đoạn khai thác thương mại, vận chuyển khách có thu tiền, giờ chạy tàu được thay đổi từ 5h - 23h, tần suất 10 phút/chuyến.
Chiều ngày 19/11, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, ngày 18/11, tàu Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển miễn phí 21.145 lượt khách. Với con số này, đã nâng số lượt hành khách đi tàu trong 13 ngày (6-18/11) lên mức 296.815.
Hiện nay, các đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông vẫn đang hoạt động từ 5h30 - 22h hàng ngày, các chuyến tàu vận hành đạt kế hoạch đã đề ra.
Đáng chú ý, ngày 18/11 cũng là ngày đạt được số lượng hành khách đi tàu cao nhất trong số những ngày thường trong tuần, nhiều hơn 2.700 lượt so với ngày hôm trước và nhiều hơn 6.100 lượt so với thứ Năm tuần trước (bằng 138%).
Sau khi tàu Cát Linh - Hà Đông kết thúc 15 ngày vận hành miễn phí trong ngày 20/11. Từ 21/11, bắt đầu chuyển sang giai đoạn khai thác thương mại, vận chuyển khách có thu tiền.
Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông những ngày miễn phí vé. Ảnh: Viết Niệm
Những ngày tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại thu tiền, sẽ được thực hiện trong 6 tháng đầu khai thác thương mại, các đoàn tàu chở khách từ 5h - 23h, tần suất 10 phút/chuyến (hiện tại hoạt động 5h30 - 22h, 15 phút/chuyến). Thời gian tàu dừng tại ga để khách lên xuống 25 - 50 giây.
Theo đó, mỗi đoàn tàu có sức chở 960 khách, lưu thông với vận tốc trung bình 35km/h, thời gian đi toàn tuyến hết hơn 23 phút.
Giá vé được ngân sách thành phố Hà Nội trợ giá, với các loại vé: Vé đi một lượt (8.000-15.000 đồng), vé ngày (30.000 đồng/ngày, đi lại trong ngày, không giới hạn số lượt đi).
Vé tháng phổ thông (200.000 đồng/vé/30 ngày kể từ ngày phát hành vé), vé tháng mua theo tập thể 140.000 đồng (vé tháng, mua theo tập thể từ 30 người trở lên), vé tháng cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp (100.000 đồng/vé); vé miễn phí (trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo).
Hiện nay, vấn đề khó khăn nhất đối với hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông chính là việc trông giữ xe. Để giải quyết vấn đề này, tại 2 ga Cát Linh và ga Yên Nghĩa, các quận Đống Đa và Thanh Xuân đã sắp xếp, bố trí điểm đỗ xe.
Theo đó, tại ga Cát Linh sẽ bố trí điểm đỗ lùi vào phía trong ngõ Hào Nam, với khoảng 500 - 700 xe máy, tại ga Yên Nghĩa sẽ gửi xe trong bến xe Yên Nghĩa.
Lãnh đạo Metro Hà Nội cho biết, tàu Cát Linh - Hà Đông bản chất là loại hình vận tải công cộng khối lượng lớn, cũng tương tự như xe buýt, người dân sử dụng để giảm việc phải sử dụng xe cá nhân. Người dân cần hình thành dần thói quen đi bộ. Với những người nhà cách ga khoảng 500 m đến 1 km có thể đi bộ ra ga, nếu xa hơn người dân nên đi xe buýt để tới ga.
Chiều nay công bố thông tin "nóng" về đường sắt Cát Linh - Hà Đông Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội đã thống nhất ký kết bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào ngày 6/11. Chiều nay (4/11), các đơn vị thực hiện dự án sẽ thông tin về công trình thập kỷ này. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Ban Quản lý dự án...