Nhiều khách mua vé tàu Tết “ảo”
Có đến 1/3 số khách đăng ký thứ tự mua vé tàu nhưng không đến ga mua vé. Do đó, bắt đầu từ ngày 22/10, ga Sài Gòn tiếp tục nhận đăng ký mua vé tàu Tết 2014 qua tin nhắn SMS.
Trong tuần đầu tiên bán vé, nhiều khách có số thứ tự mua vé nhưng không đến ga mua vé
Để đảm bảo khách không dồn đến ga trong những ngày đầu mở bán vé tàu Tết, ga Sài Gòn áp dụng hình thức đăng ký mua vé tàu qua tin nhắn. Sau khi khách nhắn tin đăng ký đến tổng đài, tổng đài sẽ phản hồi cho hành khách bằng 1 số thứ tự mua vé trong 1 ngày cụ thể. Quy định của ga là mỗi ngày chỉ phục vụ 400 hành khách nên mỗi ngày tổng đài cũng chỉ cấp 400 số thứ tự.
Tuy nhiên, thực tế qua 1 tuần bán vé cho thấy có rất nhiều hành khách có số thứ tự mua nhưng không đến ga giao dịch mua vé (chiếm tỷ lệ khoảng 1/3). Do vậy, thực tế mỗi ngày ga không phục vụ đến 400 hành khách theo phân bổ của tổng đài nên từ ngày 17/10, ga Sài Gòn bắt đầu dồn khách đã nhận được số thứ tự mua vé trong 2 ngày vào phục vụ trong 1 ngày.
Cụ thể, ngày 17/10 sẽ phục vụ khách có số thứ tự hẹn mua ngày 17/10 và 18/10; Ngày 18/10 phục vụ khách hẹn ngày 19/10 và 20/10; Ngày 19/10 phục vụ khách hẹn ngày 21/10 và 22/10; Ngày 20/10 phục vụ khách hẹn ngày 23/10 và 24/10; Ngày 21/10 phục vụ khách hẹn ngày 25/10 và 26/10; Ngày 22/10 phục vụ khách hẹn ngày 27/10 và 28/10/2013; Ngày 23/10 phục vụ khách hẹn ngày 29/10, 30/10 và 31/10.
Do lượng khách “ảo” nhiều nên số vé phân phối cho hình thức bán vé qua tin nhắn điện thoại sẽ còn dư nhiều nên ga Sài Gòn quyết định tiếp tục mở tổng đài 8205 lần 2, phục vụ hành khách nhắn tin lấy số thứ tự mua vé đi tàu trong dịp cao điểm Tết kể từ 8h ngày 22/10. Thời gian hẹn khách đến ga mua vé trong đợt 2 này là từ ngày 24/10 đến 31/10.
Tùng Nguyên
Video đang HOT
Theo Dantri
Sài Gòn: "Cò" vé lừa khách đi tàu
Không mua được vé tàu dịp Tết Quý Tỵ từ nhà ga, nhiều người phải tìm đến dân bán vé chợ đen, rốt cuộc là bị "quả lừa". Vợ chồng ông Thiện - bà Hà là hai trong nhiều "cò" có số má ở khu vực ga Sài Gòn.
Ông Thiện khẳng định: "Muốn mua bao nhiêu vé, về tỉnh nào, ngày nào tui đều có đủ để bán". Vợ chồng ông Thiện hoạt động ngay trước cổng ga Sài Gòn, luôn miệng mời chào, chèo kéo mỗi khi có khách vào ga. Bà Hà tuyên bố: "Bây giờ mấy anh vào đó chờ cả ngày cũng không mua được vé đâu. Để tui bán cho, vé về tỉnh nào cũng có. Chỉ chênh 250.000 đồng so với giá in trên vé, lại khỏi mất công đợi rồi về không".
Lừa
Trung tuần tháng 12, chúng tôi đặt hàng ông Thiện một vé tàu về TP Huế, khởi hành đêm 24 tháng chạp (tức ngày 4/2/2013) với điều kiện ông Thiện phải giao vé tàu đúng tên, đúng số chứng minh nhân dân (CMND). Ông Thiện gật đầu đồng ý rồi lật sổ hỏi khách cần đặt loại vé tàu nhanh hay tàu chậm, vé ngồi cứng hay mềm rồi ra giá: "Tiền công lấy vé là 250.000 đồng, đặt cọc trước 200.000 đồng. Anh đọc số điện thoại, tên, số CMND, tụi tui sẽ giao vé trong hai ngày". Ông Thiện rút một quyển sổ đã ghi tên hơn chục khách đặt vé, nói: "Nếu cần thêm bao nhiêu vé nữa chỉ cần báo trước với tui vài giờ là có ngay".
Bà Đào - một "cò" vé trước cổng ga Sài Gòn - Ảnh: Đức Thanh
Sáng hôm sau, ông Thiện điện thoại giục khách đến nhận vé. Gặp chúng tôi, ông Thiện lấy trong túi áo ra một xấp vé, giao một vé tàu SE4 về ga Huế ngày 4/2/2013, giờ khởi hành là 23g, toa số 1, số ghế 63. Giá in trên vé là 993.000 đồng. Nhưng tên in trên vé là của một hành khách nào đó. Chúng tôi từ chối không lấy vé với lý do vé không chính chủ thì nhân viên soát vé sẽ không cho lên tàu vì vé không hợp lệ, "cò" Thiện phân bua: "Ở đây không "cò" nào bán vé đúng tên và CMND cho khách đâu".
Như để chứng minh cho lời nói của mình, ông Thiện lôi gần cả chục tấm vé từ trong túi ra tiếp tục giải thích: "Toàn bộ vé này tui sắp giao cho khách cũng không đúng tên, số CMND của khách. Tui đảm bảo vé của tui là do các nhân viên trong ga tuồn ra mới có mà bán lại cho khách chứ. Đến ngày đó anh cứ đến ga, tui sẽ dẫn lên tận toa tàu ngồi. Nhiều khách cận tết ra đây, tui giao thẳng cho nhân viên soát vé tàu để lên toa, không cần mua vé gì hết cũng được. Tiền công 250.000 đồng là tui chia cho nhân viên nhà ga nữa, chứ tui không lấy hết một mình". Thấy chúng tôi vẫn kiên quyết không lấy vé, ông Thiện hậm hực: "Không lấy thì chẳng có vé mà về, đừng hối hận". Nói xong ông quay ngoắt đi, không trả lại 200.000 đồng tiền cọc. Khi chúng tôi đòi tiền, ông này quát: "Tiền đã chi để lo lấy vé rồi".
Không mua được vé của "cò" Thiện, chúng tôi tìm gặp "cò" Đào. Bà này cũng quảng cáo có thâm niên bán vé chợ đen ở ga Sài Gòn hơn chục năm nay. Bà ta cam kết chắc nịch: "Tui lấy vé từ nhân viên nhận đặt vé trong ga nên vé bán cho khách bảo đảm đúng tên, đúng số CMND... Vé chính chủ 100%". Cũng theo bà này, do lấy vé được tận gốc nên tiền công chỉ tính 150.000 đồng, rẻ hơn so với các "cò" khác từ 50.000-100.000 đồng/vé.
Chúng tôi đặt bà Đào một vé về ga Đồng Hới (Quảng Bình) vào ngày 28 tết âm lịch (tức 8/2/2013), đưa tiền cọc trước là 150.000 đồng. Ngày đặt vé là 11/12, bà Đào hẹn chiều 15/12 giao vé cho khách. Đến ngày giao, bà Đào lại hẹn: "Đúng sáng 18/12 mới có vé đi ga lẻ (tức ga Đồng Hới), tui sẽ giao vé cho anh". Đến ngày hẹn, bà Đào nói nước đôi: "Nếu anh cần lấy vé gấp thì tui giao vé đi TP Vinh liền cho. Còn đợi được đến ngày 21/12, tui sẽ giao đúng vé đi Đồng Hới". Chúng tôi đành chấp nhận để bà Đào hẹn thêm một lần nữa. Nhưng đến ngày 21/12, khi chúng tôi điện thoại yêu cầu lấy vé, bà Đào lớn giọng quát: "Bây giờ tui đang ở ngã tư An Sương đi giao vé tận Biên Hòa. Nếu lấy vé đi TP Vinh thì chiều mai ghé ga tui giao. Còn vé đi Đồng Hới qua ngày 25/12 mới có vé". Nói rồi bà Đào tắt máy, không nghe điện thoại nữa.
"Chém" đẹp
Theo quy định của ga Sài Gòn, từ ngày 22/12 nhà ga mới bắt đầu chuyển vé đến các đại lý để bán cho khách. Tuy nhiên ngày 14/12, chị Trần Thị Tí (quê ở Quảng Ngãi, bán báo ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1) cho biết sau nhiều lần đến ga Sài Gòn đăng ký mua vé về quê nhưng không được, chị bèn tìm đến các đại lý bán vé tàu. Chị Tí đến phòng vé máy bay - tàu hỏa Phương Thanh thuộc Công ty TNHH thương mại Hoàng Trinh (580 Cộng Hòa, Q.Tân Bình) đặt mua vé tàu chậm SQ đi Quảng Ngãi vào ngày 27 tháng chạp. Nhân viên ở đây "hét" giá đến 650.000 đồng/vé. Trong khi đó, theo chị Tí, giá vé tàu SQ về Quảng Ngãi chỉ từ 290.000-380.000 đồng/vé (tùy hạng vé). Phòng vé này đã bán gấp đôi giá vé chính thức của ga Sài Gòn.
"Cò" Thiện nhận tiền đặt vé chính chủ nhưng lại giao vé không chính chủ - Ảnh: Đức Thanh
Ngày 15/12, chúng tôi đến phòng vé Phương Thanh hỏi giá vé tàu SQ về Quảng Ngãi thì được bà Thanh, người bán vé tại đây, cho biết: "Vé tàu tết hôm nay nhà ga đã ngưng bán. Nhưng nếu anh cần thì cứ đặt vé, tôi kiểm tra rồi sẽ báo lại. Giá vé tàu SQ về Quảng Ngãi ở đây bán từ 620.000-650.000 đồng/vé". Chúng tôi hỏi tại sao giá vé lại mắc gấp đôi giá vé chính thức của ga, bà Thanh gắt giọng: "Vậy vô đó mà mua". Ngày 21/12, chúng tôi quay lại đặt vé tàu chậm SQ về Quảng Ngãi, bà Thanh cho biết vẫn còn vé về Quảng Ngãi trong hai ngày 27 hoặc 28 tháng chạp (tức ngày 7 hoặc 8/2/2013), giá vé là 660.000 đồng/vé. Trong danh sách các đại lý bán vé điện toán nối mạng của ga Sài Gòn không có tên phòng vé máy bay - tàu hỏa Phương Thanh.
Chúng tôi liên lạc với ga Sài Gòn để xác nhận về trường hợp phòng vé máy bay - tàu hỏa Phương Thanh, ông Nguyễn Văn Thành - trưởng ga Sài Gòn - khẳng định phòng vé Phương Thanh không phải là đại lý chính thức và không có tên trong danh sánh các đại lý bán vé điện toán nối mạng của nhà ga. Ông Thành khuyên hành khách nên chọn mua vé ở các đại lý có tên trong danh sách mà ga Sài Gòn đã ký hợp đồng ủy quyền bán cho khách, tên của các đại lý này được công khai trên trang web của ga Sài Gòn để tránh mua phải vé giả, bị nâng giá.
Coi chừng tiền mất tật mang
Cũng theo ông Thành, ga Sài Gòn quy định từ ngày 1 đến 8/2/2013, tất cả vé tàu từ TP.HCM đi các ga từ Nha Trang đến Hà Nội, in không đúng tên, CMND của khách là vé không hợp lệ, khách sẽ không được lên tàu. Quy định này để chống nạn "cò mồi", buôn vé chợ đen hoặc một số khách mua rồi sau đó bán lại kiếm lời. Khách lỡ mua thì có thể bị mất tiền.
"Về việc một số "cò" vé chợ đen nói móc ngoặc được với nhân viên của nhà ga, sau đó hứa hẹn sẽ bán vé đúng tên, đúng CMND cho khách, chúng tôi khẳng định đó đều là bịa đặt. "Cò" nói vậy để tăng uy tín hòng lừa đảo người mua. Nhân viên soát vé từng phát hiện nhiều trường hợp khách mua vé chợ đen in đúng tên, đúng số CMND nhưng là vé bị cạo sửa. Ga Sài Gòn có cảnh báo hành khách nhiều lần về tình trạng này. Ban giám đốc ga đã yêu cầu tất cả nhân viên bán vé ký cam kết không móc ngoặc với phe vé chợ đen, nếu vi phạm sẽ buộc thôi việc" - ông Thành khẳng định.
Còn nhiều vé ghế phụ
Sáng 23/12, lượng khách đến ga Sài Gòn tiếp tục giảm. Trong khi đó, hành khách tập trung đến các đại lý để mua vé tăng. Khoảng 9g cùng ngày, có mặt tại một đại lý bán vé tàu tết trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp, TP.HCM), chúng tôi thấy phần lớn hành khách đều mua được vé ghế phụ về các tỉnh miền Trung.
Liên hệ với đại lý vé tàu hỏa Tân Bình (đường Trường Chinh, Q.Tân Bình), nhân viên đại lý cho biết vé đi ngày 27, 28 tháng chạp đã hết. "Tuy nhiên, nếu đi vào các ngày 23, 24, 25 tháng chạp thì vẫn còn vé ghế phụ. Nếu đồng ý mua thì mang CMND đến đại lý để chúng tôi xuất vé" - một nhân viên tư vấn cho chúng tôi qua điện thoại.
Cùng ngày, chúng tôi tiếp tục gọi vào số điện thoại của ga Sài Gòn để đặt vé tàu tết về một số tỉnh miền Trung và được nhân viên trực điện thoại cho biết hiện còn phần lớn là vé ghế phụ trong các ngày 21, 22, 23 tháng chạp.
Theo 24h
Vé tàu Tết tại TPHCM: 25.000 chỗ đã đặt, 1.000 vé đã bán Kết thúc ngày bán vé đầu tiên, công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn cho biết đã bán vé xong cho 400 hành khách có số thứ tự mua vé trong ngày 10/10 với số vé bán ra là hơn 1.000 vé. Ngày đầu tiên bán vé tàu Tết tại ga Sài Gòn diễn ra trật tự Ngoài ra, lượng...