Nhiều iPhone hàng xách tay ở Việt Nam bị biến thành ‘cục gạch’
Sau khi cài đặt (reset) hoặc khôi phục (restore) lại dữ liệu, iPhone đang sử dụng bình thường bỗng bị khoá, thông báo sim không hợp lệ và không thể kích hoạt.
Hiện tượng này được phản ánh nhiều trong cộng đồng người dùng iPhone khoảng một tuần gần đây. Nhiều người gọi đây là lỗi kích hoạt vì iPhone đang sử dụng bình thường bỗng trở thành phiên bản khoá và không thể kích hoạt hay sử dụng với sim cũ được nữa.
Nhiều người dùng phản ánh iPhone bản quốc tế bỗng nhiên bị khoá lại sau khi “reset” hay “restore”.
Nhật Huy, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh iPhone ở quận 10 (TP HCM), xác nhận đang có nhiều iPhone gặp phải hiện tượng trên nhưng chưa rõ nguyên nhân và cách khắc phục cụ thể. Thậm chí, một hệ thống bán lẻ lớn ở Hà Nội và TP HCM vừa gửi thông báo tới từng khách hàng, khuyến cáo không được tự ý “Reset” hoặc “Restore” iPhone, iPad đang sử dụng. Họ cho rằng Apple đang bị lỗi server khiến việc kích hoạt thiết bị iOS gặp vấn đề.
Còn theo các thợ sửa iPhone, đây không phải là lỗi về phần cứng mà nằm ở phần mềm.
Tuy nhiên, đại diện một nhà phân phối iPhone chính hãng ở Việt Nam cho biết, hiện tượng trên chưa thấy xuất hiện ở sản phẩm chính hãng. Người này cho rằng lỗi có thể không phải do server của Apple, mà nằm ở việc các mẫu iPhone khoá mạng, có nguồn gốc không rõ ràng trên thị trường xách tay, khi về Việt Nam đã được mở mạng để thành bản quốc tế. Sau một thời gian, Apple có thể rà soát và đã khoá lại.
Video đang HOT
Mua iPhone qua sử dụng, giá rẻ trên thị trường xách tay có thể gặp rủi ro là hàng khoá mạng.
Đa phần iPhone gặp lỗi trên là phiên bản dành cho thị trường Mỹ (đuôi mã LL) hoặc hàng Nhật. Thực tế, những hàng này là phiên bản khoá mạng nhưng đã được biến thành bản quốc tế bằng cách mua mã mở khoá (code unlock), để dùng không cần sim ghép.
Thị trường mã code unlock cũng khá phức tạp. Loại “xịn” do các nhà mạng cung cấp thường giá cao, thậm chí, chi phí bỏ ra ngang với mua máy bản quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, cũng có loại mã mở khoá giá rẻ, không phải mua từ các nhà mạng mà từ các đầu nậu. Loại này chi phí thấp hơn nhưng tiềm ẩn rủi ro có thể khoá mạng trở lại sau một thời gian ngắn, hoặc bất kỳ lúc nào.
Trước đây, lỗi kích hoạt thi thoảng vẫn xuất hiện trên dòng máy lock mở mạng thành quốc tế nhưng gần đây “nở rộ” với số lượng lớn máy bị khóa vì iPhone qua sử dụng quá phổ biến, tràn ngập trên thị trường xách tay.
Để khắc phục tạm thời và có thể sử dụng lại được, người dùng buộc phải sử dụng sim ghép để kích hoạt và có sóng.
Tuấn Anh
Theo VNE
iPhone 7 giảm giá sát 17 triệu, thị trường hỗn loạn
Nguồn hàng quá dồi dào, sức mua sản phẩm không còn cao như trước dẫn đến tình trạng sập giá iPhone 7 trong 2 ngày cuối tuần qua.
"iPhone 7 giảm gần 2 triệu đồng mỗi mã trong mấy ngày qua. Hàng về nhiều khiến máy sập giá, dân buôn có phen chao đảo", anh Dũng - đại diện một hệ thống kinh doanh iPhone xách tay ở Hà Nội chia sẻ.
Khảo sát tại nhiều hệ thống bán lẻ tại Hà Nội, giá iPhone 7 vừa lùi về mức sát 17 triệu đồng (bản 32 GB) trong khi trước dịp cuối tuần, máy vẫn có giá khoảng 18,5 triệu đồng. Cụ thể, một số nơi cho bán iPhone 7 màu vàng hồng và màu bạc bản 32 GB với giá 17,15 triệu đồng.
Biểu đồ giảm giá của iPhone 7, 7 Plus bản 32 GB tại Việt Nam.
Đây là 2 màu kén khách nhất hiện nay. Riêng màu đen - vốn có mức chênh lên đến 2 triệu đồng so với các màu còn lại trước đây - hiện chỉ còn chênh vài trăm nghìn đến một triệu đồng do thị trường sẵn hàng hơn. iPhone 7 bản 128 GB cũng giảm giá xuống dưới 20 triệu đồng.
Trong khi đó, một số hệ thống di động xách tay lớn vẫn giữ giá iPhone 7 32 GB ở mức xấp xỉ 18 triệu với lý do "sức bán tốt, không cần thiết phải giảm giá". Các hệ thống này có lượng khách hàng trung thành đông, hàng về vẫn chưa đủ phục vụ khách mua nên tỏ ra chậm chạp trong việc giảm giá sản phẩm.
Trong khi đó, một số cửa hàng nhỏ hơn đang quay cuồng với bài toán cung - cầu. Nhập máy nhưng không sớm bán được hàng, họ phải chịu những khoản lỗ lớn khi giá iPhone 7 liên tục giảm.
Những động thái có phần trái ngược này tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường iPhone xách tay.
So với các năm, giá iPhone 7 năm nay sụt khá nhanh trong khi 7 Plus có dấu hiệu giữ giá. Ảnh: Thành Duy.
Hệ thống lớn cho biết, họ không hài lòng với động thái phá giá của cửa hàng nhỏ, dẫn đến tình trạng thị trường hỗn loạn. Trong khi đó, cửa hàng nhỏ khẳng định, họ buộc phải chào giá thấp hơn để lấy ưu thế cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện tượng người người, nhà nhà bán iPhone khiến thị trường mất kiểm soát.
Với iPhone 7 Plus, giá bán của máy cũng ghi nhận giảm nhưng không ồ ạt giống iPhone 7. Đây là model có sức tiêu thụ tốt, nguồn hàng không quá dồi dào. iPhone 7 Plus hiện được bán với giá 23-25 triệu cho bản 32 GB, tùy màu, bản 128 GB giá 27 - 28 triệu đồng.
Tính ra, mức chênh của iPhone 7 Plus so với iPhone 7 lên đến 5 - 7 triệu đồng tại Việt Nam trong khi ở Mỹ, giá gốc của 2 máy chỉ chênh 130 USD.
Hôm nay (26/9), giá iPhone 7 lại có dấu hiệu tăng nhẹ sau 2 ngày lao dốc, theo một số dân buôn. Họ cho biết mức giá hiện tại có thể được duy trì trong 3-5 ngày tới.
Về iPhone màu Jet Black, các cửa hàng đồng loạt cho biết máy sẽ về nhiều hơn trong vài ngày tới. Hiện tại, model này vẫn có mức chênh lớn so với các màu còn lại. Chẳng hạn, một chiếc iPhone 7 Plus bản 128 GB màu Jet Black được chào bán với giá khoảng 39 triệu đồng, tức là chênh hơn 10 triệu so với màu phổ thông.
Thành Duy
Theo Zing
iPhone tại Việt Nam vào mùa ế ẩm nhất trong năm Các đại lý chính hãng liên tục công bố giảm giá iPhone, trong khi máy xách tay khó giảm giá vì giá nhập tăng khiến một số cửa hàng nhỏ khá chật vật. "Từ sáng đến giờ, cả phố Cầu Giấy (Hà Nội) chưa kiếm được một hợp đồng nào", anh Mạnh Ninh - nhân viên giao dịch trả góp tại một cửa...