Nhiều huyện của Hà Nội muốn lên quận
Sau Gia Lâm, Hoài Đức, huyện Thanh Trì cũng đề nghị được ưu đãi về chính sách để lên quận vào năm 2020.
Tại buổi làm việc với Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải sáng 23/8, Bí thư huyện Thanh Trì Trần Văn Khương đề nghị thành phố tạo điều kiện cho huyện trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị để phấn đấu đến năm 2020 phát triển thành quận.
Theo ông Khương, Thanh Trì có diện tích tự nhiên gần 6.300 ha (trong đó trên 50% là đất nông nghiệp); dân số trên 23 vạn người; huyện có 15 xã và 1 thị trấn. “Thanh Trì là huyện ven đô phía Nam thành phố đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, theo quy hoạch của thành phố nằm trong khu vực nội đô mở rộng”, Bí thư huyện Thanh Trì thông tin.
Thành phố Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Ảnh: Võ Hải.
Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội Lê Vinh cho hay, huyện Thanh Trì có 7 quy hoạch phân khu thì 6 cái đã xong, đây là điều kiện thuận lợi cho huyện triển khai xây dựng hạ tầng khung.
Phản hồi đề nghị trên, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, Thanh Trì là huyện nông thôn mới, ven đô và đang chuyển dịch theo hướng đô thị hóa, các quy hoạch trước đó là huyện nông thôn. Do đó, ông đề nghị huyện phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát để biết từ nay đến năm 2020, 2025 có đạt các chỉ tiêu lên quận hay không.
Video đang HOT
Bí thư Hà Nội cho hay, từ việc rà soát trên mới lên được tiến độ và đưa ra các đề xuất với thành phố cơ chế, hết nối hạ tầng…
Tại buổi làm việc của Bí thư thành ủy Hà Nội với huyện Hoài Đức (ngày 30/7), lãnh đạo huyện đề xuất cơ chế để huyện đạt các tiêu chí lên quận vào năm 2020.
Để Hoài Đức đạt tiêu chí quận, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Quang Đức đề nghị thành phố chỉ đạo triển khai nhanh, đồng bộ tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32; tuyến đê Tả Đáy chạy qua 9 xã dài 16,5 km; tuyến liên khu vực 1 từ Đại lộ Thăng Long đến thị trấn Trạm Trôi. Huyện Hoài Đức cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch hai bên Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 32 để thu hút nhà đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm.
Trước đó (ngày 6/3/2015), lãnh đạo huyện Gia Lâm cũng đề xuất xây dựng huyện thành quận. Trước đề xuất trên, Bí thư thành ủy Hà Nội cho biết, xu hướng chung của Hà Nội là tất cả các huyện sẽ thành quận, nhưng nhanh hay chậm phụ thuộc vào nội lực của các địa phương.
Cuối năm 2013, huyện Từ Liêm được điều chỉnh địa giới hành chính bằng việc tách làm 2 quận, nâng tổng số quận của thành phố Hà Nội lên 12 (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm). Bên cạnh đó, thành phố có 17 huyện và 1 thị xã (thị xã Sơn Tây).
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội xem xét tái lập thành phố Sơn Tây
Người đứng đầu thành ủy Hà Nội cho hay đã giao các đơn vị liên quan làm thủ tục đề nghị tái thành lập thành phố Sơn Tây, theo Luật tổ chức chính quyền địa phương mới.
Chiều 12/8, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14.
Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay đã giao các đơn vị liên quan làm hồ sơ đề xuất tái lập thành phố Sơn Tây. Ảnh: Võ Hải.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây Phùng Huy Minh kiến nghị cho phép tái thành lập thành phố Sơn Tây bằng đô thị vệ tinh Sơn Tây.
"Đề nghị xin Thành uỷ cho Nghị quyết riêng để chỉ đạo việc này. 5 đô thị vệ tinh (theo Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) nhưng xin cho Sơn Tây đi trước, thực hiện trước bằng một nghị quyết", ông Phùng Huy Minh nói.
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay chủ trương tái thành lập thành phố Sơn Tây là "không có vấn đề gì". Trước đó, Thành uỷ cũng đã giao cho UBND thành phố, Sở Nội vụ phối hợp với các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới.
Về đề nghị có nghị quyết riêng về phát triển đô thị vệ tinh Sơn Tây, người đứng đầu thành ủy cho rằng đây là đề xuất đúng, phải có cơ chế để các đô thị vệ tinh phát triển. Bí thư Thành ủy giao UBND thành phố nghiên cứu cơ chế đặc biệt trình thành ủy để ra nghị quyết về đô thị vệ tinh.
Theo quy hoạch đến năm 2030, thị xã Sơn Tây là đô thị du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh:Ngọc Thành.
Trước đó, bằng nghị định 130 của Chính phủ ngày 2/8/2007, thị xã Sơn Tây đã được công nhận là thành phố. 10 tháng sau, ngày 29/5/2008, Quốc hội thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội từ ngày 1/8.
Giữa tháng 11/2008, HĐND thành phố Sơn Tây họp bất thường ra nghị quyết đề nghị chuyển đơn vị này thành thị xã. Đề xuất được HĐND Hà Nội thông qua vào cuối năm.
Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng,Viên Sơn, Trung Sơn Trầm; và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông. Sơn Tây có diện tích trên 11.300ha; dân số hơn 230.000 người.
Võ Hải
Theo VNE
Tập trung trí tuệ khơi dậy tiềm năng kinh tế Sáng 23-2, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác của thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải kiểm tra tiến độ dự án cải tạo sông Tích Kết luận buổi...