Nhiều hợp tác xã kêu “đói” vốn cho sản xuất
Đại diện nhiều HTX tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, HTXđang rất cần nguồn vốn để đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nhưng việc tiếp cận vốn gặp khá nhiều khó khăn.
Mới đây, tại hội thảo về thực thi cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế HTX do Liên minh HTX tỉnh tổ chức, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Hòa Thành (xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) Nguyễn Vĩnh Lộc cho biết, Ban quản trị HTX đang nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất gắn với du lịch làng nghề truyền thống với tổng kinh phí của dự án khoảng 1,5 tỷ đồng. HTX đã xây dựng đề án trình UBND xã Hòa Long để thực hiện đề án này.
“Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là kinh phí thực hiện dự án, bởi số tiền trên vượt quá khả năng của HTX. Chúng tôi rất mong có sự hỗ trợ từ Nhà nước”- ông Lộc cho biết.
Ông Lộc còn cho hay, HTX đang kiến nghị Liên minh HTX tỉnh làm cầu nối giúp HTX nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ kinh tế tập thể, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Nuôi cá lồng bè tại HTX nuôi trồng thủy sản Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu). ảnh: Trần Thế
Video đang HOT
Ông Phan Nhật Nam – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết, nhu cầu về vốn của các HTX hiện nay rất lớn, nhưng việc tiếp cận vốn là không dễ bởi các HTX không có tài sản đảm bảo và hoạt động quy mô nhỏ lẻ.
Cũng theo ông Phan Nhật Nam, Nghị định 55 (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, có hiệu lực từ năm 2015) chưa phát huy hiệu quả. Chưa có tổ hợp tác, HTX nào trên địa bàn tỉnh tiếp cận được chính sách vay vốn không có bảo đảm tài sản.
“Để phát huy vai trò, hiệu quả của các HTX trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, cơ quan chức năng cần thực hiện đồng bộ hơn nữa các chính sách của Trung ương và của tỉnh; đồng thời có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, tránh việc cùng một chính sách nhưng mỗi nơi lại giải quyết khác nhau” – ông Phan Nhật Nam nói.
Theo Liên minh HTX tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sau 6 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ kinh tế tập thể đã giải quyết cho 86 dự án vay với số tiền trên 43 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của các HTX để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đang rất lớn, nhưng do nguồn vốn của quỹ có hạn nên không đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn. Hiện, tổng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ kinh tế tập thể chỉ còn khoảng 13 tỷ đồng.
Liên quan đến việc tình hình hoạt động của Quỹ Hỗ trợ kinh tế tập thể, Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh vừa qua cũng đã có buổi làm việc với Liên minh HTX tỉnh. Ông Trần Phúc Chỉnh – Trưởng Ban kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị Liên minh HTX tỉnh quan tâm mở rộng đối tượng cho vay là các tổ hợp tác và xã viên; đồng thời kết hợp với các nguồn vốn khác từ Trung ương để đáp ứng nhu cầu vay của các đối tượng.
Theo Danviet
Vụ khốn đốn vì xả lũ: Do dân chủ quan?
Chính quyền thì thừa nhận sự phối hợp giữa các bên trong việc thông báo xả lũ chưa tốt, còn đơn vị quản lý hồ chứa xả lũ lại cho rằng vì dân chủ quan.
Liên quan đến việc nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Tam Kỳ bức xúc vì bị thiệt hại do không nhận được thông báo xả lũ từ hồ Phú Ninh mà Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 2-12, ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam (gọi tắt là Công ty Thủy lợi Quảng Nam) - đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa nước Phú Ninh - đã có báo cáo bề việc thực hiện công tác phòng, chống lụt bão năm 2016.
Người dân khốn đốn vì nước lớn về bất ngờ
Trong báo cáo, ông Hải cho biết quy trình xả lũ hồ chứa nước Phú Ninh vừa qua thực hiện theo lưu lượng tăng dần, bắt đầu từ 7 giờ ngày 20-11 là 62 m3/s và đến 13 giờ ngày 2-12 là 500m3/s. Từ ngày 19-11 đến 19 giờ ngày 30-11, công ty cũng đã ra 4 thông báo xả lũ với thời gian, lưu lượng xả cụ thể.
Ông Hải cũng cho biết ngày 31-8 và 28-9, Chi nhánh Thủy lợi Phú Ninh (đơn vị trực tiếp quản lý hồ Phú Ninh) đã có thông báo cho nhân dân các xã, phường của TP Tam Kỳ và huyện Núi Thành sống ven sông Tam Kỳ, Bàn Thạch về việc sẽ tiến hành xả lũ từ 1-9 đến 31-12 và đề nghị người dân thu dọn các ghe thuyền, lồng cá... trên sông.
Họ phải đội mưa để cứu vớt từng đồng vốn bỏ ra
Vì thế, ông Hải cho rằng một số hộ dân do chủ quan, không thực hiện các biện pháp chuẩn bị đối phó với tình hình mưa lũ đang diễn ra và không thu dọn ghe thuyền, lồng cá nằm trong phạm vi hành lang thoát lũ như đã cảnh báo tại các thông báo, đã ảnh hưởng rất lớn đến an toàn dòng chảy lũ trên sông Tam Kỳ.
Tuy ông Hải nói vậy nhưng trước đó, ngày 1-12, ông Đỗ Văn Minh, Trưởng phòng Kinh tế TP Tam Kỳ lại cho biết Công ty Thủy lợi Quảng Nam có thông báo xả lũ từ tối 30-11 nhưng 9 giờ sáng 1-12, sau 2 giờ xả lũ thì TP Tam Kỳ mới biết có xả lũ. Ông Minh thừa nhận việc phối hợp giữa các bên liên quan chưa tốt, cần phải chấn chỉnh.
Ông Nguyễn Anh Quân, Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành cũng cho biết đến 9 giờ sáng 1-12 thì ông mới biết hồ Phú Ninh xả lũ, khi đó ông mới thông báo cho dân.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 1-12, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Tam Kỳ bức xúc cho biết bị thiệt hại nặng do không biết thông tin hồ Phú Ninh xả lũ để chủ động ứng phó. Trong đó, một hộ dân ở xã Tam Xuân 1 trong ngày 1-12 phải gọi thương lái đến bán tống bán tháo số cá diêu hồng đang ngắc ngoải để mong lấy lại chút ít tiền vốn đã bỏ ra.
Theo TRẦN THƯỜNG (Người lao động)
Hàng chục bè cá bị cuốn trôi vì thông báo xả lũ muộn Hồ thủy lợi Phú Ninh (Quảng Nam) xả lũ lúc 7h nhưng 2 tiếng sau chính quyền mới nhận được thông báo khiến nhiều người nuôi cá lồng bè trở tay không kịp, mất hàng trăm triệu đồng. Cách đây 5 tháng, ông Lực, chủ nuôi cá lồng trên sông Tam Kỳ, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đầu tư thả 400.000 con cá...