Nhiều học sinh tiến bộ nhờ học online
Salah-Deen Fouathia, học lớp 8 trường Voice Charter, bang New York, gặp khó khăn khi học trên trường do kém tập trung nhưng lại tiến bộ nhờ học online.
Khi Covid-19 bùng phát, trường học trên khắp nước Mỹ đóng cửa, chuyển sang học trực tuyến, bố mẹ Salah-Deen lo lắng con trai sẽ không theo kịp chúng bạn. Trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của bố mẹ, Salah-Deen học tốt hơn so với ngồi học trên trường. Với ít tác động từ bên ngoài, sự hướng dẫn tận tình của bố mẹ, thầy cô, điểm số của Salah-Deen được cải thiện.
“Cháu dễ dàng tập trung hơn khi học ở nhà. Cháu cảm giác như đang được học một mình với giáo viên”, Salah-Deen nói.
Đối với đại đa số học sinh, học online là sự thay thế không thỏa đáng vì không phải ai cũng có thiết bị công nghệ, Internet để theo kịp các bài giảng trực tuyến. Nhiều người dự đoán những học sinh khác biệt trong lớp có thể bị tụt lại phía sau.
Tuy nhiên, lệnh phong tỏa đã chứng minh một bộ phận học sinh có thể cải thiện việc học, trong đó có những em kém tập trung, có tính hướng nội hoặc độc lập trong công việc. Nhiều chuyên gia giáo dục đặt ra câu hỏi, khi trường học mở cửa lại, liệu các em còn giữ vững phong độ này?
Đối với học sinh hay bị mất tập trung, việc thoát khỏi sự phiền nhiễu từ bạn bè hoặc đơn giản là không ở cùng với những đứa trẻ khác là trải nghiệm quý báu. Số khác học tập theo tốc độ riêng của mình, muốn được tiếp cận nhiều kiến thức hơn so với mặt bằng chung hoặc nghỉ ngơi khi hoàn thành nhiệm vụ sớm. Nhóm học sinh hướng nội thấy thoải mái khi không phải phát biểu hoặc làm việc với số đông.
Mike Drosos, giáo viên dạy Toán tại trường Mike Drosos, cho biết nhiều học sinh ngại giơ tay trong giờ học truyền thống thường gửi email trao đổi bài vở khi học trực tuyến. Các em cảm thấy tự tin khi đặt câu hỏi và nhận sự trợ giúp từ giáo viên mà không phải nhìn vào mắt hoặc tiếp xúc vật lý.
Miari Roberts, giáo viên giáo dục đặc biệt tại trường trung học Brooklyn, bang New York, kể trong lớp có một học sinh khuyết tật không đến trường nhưng rất tích cực tham gia lớp học online. “Nhiều giáo viên trên trường không biết em ấy, thường hỏi Ồ, em là ai? khi dạy trực tuyến. Em ấy giải thích sợ khi phải đi học nên học online là bước ngoặt lớn”, cô Miari nói và cho biết nữ sinh này học tốt, theo kịp tốc độ của bạn bè.
Đối với những học sinh giỏi, ít cần sự hướng dẫn của giáo viên, học từ xa đồng nghĩa các em được tự quyết định kế hoạch học. Kaleb Stumpenhorst, học sinh lớp 6 một trường trung học tại bang Chicago, dậy từ 6h30 sáng và ngồi ngay vào bàn học. Nam sinh học Toán, sau đó là các môn khác trên lớp. Đến 9h30, Kaleb đã hoàn thành việc học trong ngày.
Video đang HOT
“Cháu thích học từ xa vì có thể học theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, nó cũng không phải là thiên đường, cháu vẫn muốn vui chơi với bạn bè”, Kaleb nói. Một số bạn của Kaleb chia sẻ với cậu bé rằng cũng thích học ở nhà vì không phải đối mặt với áp lực ganh đua trong học tập.
Kaleb Stumpenhorst (trái) học trực tuyến cùng anh trai Tanner. Ảnh: Josh Stumpenhorst.
Các chuyên gia giáo dục đánh giá học từ xa có thể hạn chế việc thể hiện và tác động của những hành vi tiêu cực trong lớp học. Với những trường không dạy online, chỉ giao bài tập và gửi tài liệu, việc học không bị gián đoạn. Trong khi những lớp học trực tuyến, ví dụ qua phần mềm Zoom, nếu một học sinh có hành vi bất thường, làm ảnh hưởng đến các bạn, giáo viên có thể tắt mic của em này. Từ đó, giáo viên không mất nhiều thời gian giải quyết vấn đề của một cá nhân, các bạn trong lớp không bị xao nhãng khỏi việc nghe giảng.
Cuộc khảo sát giáo viên làm việc tại các trường công lập trên địa bàn thành phố New York, do tổ chức giáo dục Teaching Matters thực hiện, cho thấy mỗi trường có ít nhất 1-2 học sinh tiến bộ nhờ học từ xa. Tuy nhiên, hơn 20 học sinh khác không thu được hiệu quả từ phương pháp giáo dục này.
Trong hơn hai thập kỷ qua tại Mỹ, nhiều chuyên gia giáo dục, tập đoàn công nghệ và nhà hảo tâm muốn trang bị nhiều máy tính và thiết bị công nghệ cho trường học. Ý tưởng này kết hợp học trực tuyến và học truyền thống, nhằm giúp học sinh học tập theo tốc độ riêng.
Tuy nhiên, với lo lắng về gánh nặng đặt lên vai phụ huynh khi con cái học tại nhà hoặc khả năng mất việc làm của giáo viên, ý tưởng này còn bị bỏ ngỏ. Covid-19 một lần nữa khơi dậy ý tưởng này và mở ra hướng tiếp cận giáo dục mới cho một bộ phận học sinh.
Đến ngày 24/5, Covid-19 đã lan ra 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 5,4 triệu người nhiễm, hơn 340.000 người tử vong. Mỹ ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó 98.683 người chết, là vùng dịch lớn nhất thế giới.
Đại học Mỹ tổ chức lễ tốt nghiệp trong video game do sinh viên thiết kế
Sinh viên khoa Nghệ thuật Giải trí và Kỹ thuật (EAE), Đại học Utah (Mỹ) đã tham gia lễ tốt nghiệp vô cùng đặc biệt trong một video game do chính các em thiết kế.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hoạt động kỷ niệm trên khắp nước Mỹ đã bị gián đoạn, bao gồm cả các buổi lễ tốt nghiệp. Sinh viên nhiều trường chuyển sang học online.
Khi mùa tốt nghiệp đến, nhiều em cảm thấy dường như các em đã bỏ lỡ một buổi kỷ niệm đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời.
Hình ảnh sinh viên Đại học Utah trong buổi lễ tốt nghiệp trong viedeo game.
Giám đốc EAE - thầy Michael Young cho biết nhà trường thấu hiểu cảm giác đó của các sinh viên và muốn mang đến một lễ kỷ niệm thật đặc biệt cho các em. Bởi vì khoa đào tạo các nhà lập trình game, họ nghĩ ngay tới việc thiết kế một trò chơi.
Sản phẩm của khoa là một video game giống như một buổi lễ thông thường. Thay vì có sự tham gia của người thật, trong game, avatar của các sinh viên mặc áo và mũ tốt nghiệp đi lại trong sảnh đường.
Khung cảnh trong game được thiết kế giống như những tòa nhà trong khu giảng đường của khoa. Buổi lễ tốt nghiệp cũng có sự tham gia của các giáo sư, những người ngồi ở hàng đầu trong sảnh đường và đọc diễn văn. Rất nhiều sinh viên của khoa liên tục nhấn phím A trên bàn phím để nhân vật của mình nhảy nhót xung quanh đầy thích thú.
Buổi lễ tốt nghiệp đầu tiên tổ chức vào buổi sáng cho các sinh viên hoàn thành chương trình thạc sĩ của khoa. Lễ tốt nghiệp của các cử nhân tổ chức muộn hơn vào buổi chiều trong một video game thứ hai. Tổng cộng có 58 thạc sĩ và 139 sinh viên tốt nghiệp của khoa tốt nghiệp.
Gia đình và bạn bè của các sinh viên cũng có thể tham gia buổi lễ tốt nghiệp để cổ vũ cho người thân của mình qua livestream. Rất nhiều người đã để lại những comment cổ vũ cho các sinh viên mới tốt nghiệp như "Thật tự hào!", "Yêu bạn" hay "Chúc mừng".
Các sinh viên có thể tham gia lễ tốt nghiệp ngay khi đang cách ly xã hội tại nhà và làm những điều họ không thể thực hiện trên thực tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như ôm bạn bè, đi dọc sảnh đường lên bục nhận bằng tốt nghiệp và bắt tay với các giáo sư.
Đứng sau game thú vị này là Light Bates, một thạc sĩ theo học tại khoa, cùng 2 sinh viên khác là Doug Hawthorn và Jacob Nielsen. Cả nhóm đã thiết kế game này trong thời gian chưa tới 3 tuần.
Lúc đầu, ban lãnh đạo khoa đã nghĩ rằng kế hoạch này không khả thi do đây là một video game có nền tảng nhiều tầng lớp, rất rộng lớn, khó thực hiện.
Cả nhóm đã phải làm việc thâu đêm suốt sáng để game ra đời kịp thời gian tổ chức lễ tốt nghiệp. Tất cả thông tin về video game đặc biệt này được giữ bí mật để gây bất ngờ cho các sinh viên khác.
Một sinh viên của khoa là Kaltin Kirby đã gửi link để xem video tới tất cả người thân của mình trên khắp đất nước. Kirby cho biết video game này đã giúp anh cảm thấy thời khắc tốt nghiệp trở nên chân thực hơn rất nhiều.
Quả thực, các sinh viên vẫn có thể nói với nhau đủ thứ chuyện như trong sảnh đường lễ tốt nghiệp như bình thường.
Sau tất cả, Bates cho biết việc thiết kế video game nhằm kết nối các sinh viên lại với nhau trong một dịp đặc biệt.
"Chúng ta đang cách ly xã hội trong đại dịch, nhưng chúng ta vẫn tụ tập lại đây cùng nhau", Bates nói.
Bà mẹ 5 con ra 'tuyệt chiêu' giúp con cai nghiện thiết bị công nghệ Bà mẹ 5 con Molly DeFrank vô cùng mệt mỏi khi có con nghiện thiết bị công nghệ. Cô quyết định thực hiện kế hoạch 5 bước để giúp con cân bằng lại cuộc sống. Theo tờ BS, Molly DeFrank và chồng có với nhau 5 người con trong độ tuổi dưới 10 đang sinh sống ở California, Mỹ. Trước khi đến với...