Nhiều học sinh thiệt mạng trong vụ sập trần trường học Trung Quốc
Vụ sập trần bê tông nhà thể chất tại một trường học ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ phía Đông Bắc Trung Quốc đã khiến 11 người thiệt mạng, phần lớn là học sinh cấp 2, Tân Hoa Xã ngày 24/7 đưa tin.
Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân. Ảnh: Weibo.a
Tân Hoa Xã trưa 24/7 xác nhận, 15 nạn nhân mắc kẹt dưới đống đổ nát trong vụ sập trần bê tông nhà thể chất của trường THCS số 34 ở quận Longsha, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang đã được đưa ra ngoài.
Trước đó, Sở cứu hỏa tỉnh Hắc Long Giang nhận được thông tin về vụ sập trần nhà vào 2h56 phút chiều 23/7 (giờ địa phương).
Vào lúc vụ việc xảy ra, có 19 người đang có mặt trong nhà thể chất rộng khoảng 1.200 mét vuông. Lực lượng cứu hộ thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ cho biết, 4 người đã tự thoát ra ngoài và 15 người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Video đang HOT
Hình ảnh hiện trường vụ sập trần nhà thể chất. Ảnh: CCTV.
Tính đến 5h sáng 24/7 (giờ địa phương), 14 nạn nhân đã được nhân viên cứu hộ đưa khỏi hiện trường, trong đó 4 người thiệt mạng tại chỗ và 6 người tử vong sau khi nỗ lực điều trị thất bại. Đến 10h sáng, thi thể nạn nhân cuối cùng đã được đưa ra khỏi đống đổ nát.
Tân Hoa Xã trích dẫn điều tra sơ bộ cho thấy, các công nhân xây dựng đã đặt trái phép đá trân châu (đá perlite) lên mái nhà thể chất trong quá trình xây dựng một tòa nhà giảng dạy liền kề. Do ảnh hưởng của mưa lớn, đá trân châu thấm nước và tăng trọng lượng, dẫn đến sập trần nhà.
Hiện, các cá nhân phụ trách công ty xây dựng này đã bị cảnh sát tạm giữ để phục vụ điều tra
Trung Quốc ghi nhận nhiệt độ 52,2 độ C, thời tiết cực đoan phá kỷ lục
Một thị trấn xa xôi phía Tây Bắc Trung Quốc đã ghi nhận nhiệt độ hơn 52 độ C vào ngày 17/7, xác lập kỷ lục mới cho một quốc gia chỉ mới 6 tháng trước còn đang chật vật với thời tiết -50 độ C.
Người dân xếp hàng thăm quan Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc khi nhiệt độ lên tới 40 độ C ngày 15/6/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, theo Nhật báo Tân Cương, nhiệt độ tại thị trấn Sanbao ở lưu vực Turpan của Tân Cương đã tăng cao tới 52,2 độ C, với mức nhiệt kỷ lục dự kiến sẽ kéo dài ít nhất 5 ngày nữa.
Nhiệt độ ghi nhận ngày 17/7 đã phá kỷ lục trước đó là 50,3 độ C, được đo vào năm 2015 gần Ayding trong lưu vực. Đây là một lưu vực rộng lớn gồm cồn cát và hồ khô cạn ở độ sâu hơn 150 m dưới mực nước biển.
Kể từ tháng 4, các quốc gia trên khắp châu Á đã phải hứng chịu nhiều đợt nắng nóng kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các quốc gia này. Các chuyên gia khí hậu cho biết mục tiêu duy trì tình trạng nóng lên toàn cầu trong phạm vi 1,5 độ C đang vượt ngoài tầm với.
Nhiệt độ cao kéo dài ở Trung Quốc đã thách thức lưới điện và mùa màng, đồng thời gây lo ngại về khả năng lặp lại tình trạng hạn hán năm ngoái được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong 60 năm.
Mặc dù Trung Quốc không xa lạ gì với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột qua các mùa nhưng sự thay đổi này đang ngày càng đáng kể và lan rộng hơn.
Ngày 22/1, nhiệt độ ở Mohe - một thành phố ở tỉnh Hắc Long Giang - đã giảm xuống -53 độ C, phá vỡ mức thấp nhất mọi thời đại trước đó của Trung Quốc là -52,3 độ C vào năm 1969.
Kể từ đó đến nay, miền Trung Trung Quốc cũng luôn phải hứng chịu những trận mưa lớn nhất trong một thập kỷ, tàn phá những cánh đồng lúa mì ở khu vực được coi là vựa lúa của đất nước.
Tuần này, đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry đã có chuyến thăm và làm việc tại Bắc Kinh, dự kiến hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Xie Zhenhua trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách khơi lại những nỗ lực để chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Tấn công chung cư bằng pháo hoa ở Trung Quốc, nhiều người thương vong Một đối tượng quá khích tối 13/6 đã sử dụng pháo hoa để gây án ở hai địa điểm trong thành phố Thiên Tân, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Tân Hoa Xã hôm nay (14/6) dẫn thông cáo từ Sở cảnh sát quận Hà Đông ở Thiên Tân viết rằng, một đối tượng đã tiến hành...