Nhiều học sinh, sinh viên được BHYT thanh toán trên 500 triệu đồng/đợt điều trị
Từ ngày 1-7-2018 đến ngày 31-7-2019 trên Hệ thống thông tin giám định BHYT của đối tượng HSSV có 8.288.343 lượt khám chữa bệnh, với số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán (BHTT) là 2.399 tỷ đồng.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định BHYT học sinh, sinh viên (HSSV) là hình thức bắt buộc, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp chế tài xử lý cụ thể đối với nhóm HSSV khi không tham gia BHYT.
Do đó, các cơ sở giáo dục vẫn chưa có biện pháp ràng buộc HSSV phải tham gia BHYT, dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT còn chưa đồng đều. Bên cạnh đó, điều kiện hoàn cảnh kinh tế của nhiều hộ gia đình có con em là HSSV còn khó khăn, không có tiền mua BHYT. Một số địa phương do ngân sách hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho HSSV ngoài mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
Nhiều HSSV, đặc biệt là sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa tích cực tham gia BHYT (chủ yếu chỉ tham gia năm thứ nhất) do nhận thức của một bộ phận HSSV cho rằng họ ít ốm đau nên không tham gia BHYT. Chỉ có học sinh tại các trường phổ thông tham gia tỷ lệ cao.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT HSSV ở một số nhà trường còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận HSSV chưa hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Mặc dù có thẻ BHYT nhưng người tham gia BHYT nói chung và HSSV nói riêng vẫn phải chi trả từ tiền túi rất nhiều khi đi khám chữa bệnh
Hoạt động y tế tại các trường học đạt hiệu quả chưa cao, hầu hết các trường chưa có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có đủ điều kiện theo quy định để được trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu; các trường còn lúng túng trong quản lý và sử dụng số kinh phí được trích chuyển tại nhà trường.
Video đang HOT
Đồng thời, việc sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu không hiệu quả, phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích, ốm đau tại nhà trường đều thông báo cho gia đình hoặc người thân đến để đưa đi bệnh viện do nhà trường không xử lý được. Đáng nói là mặc dù có thẻ BHYT nhưng người tham gia BHYT nói chung và HSSV nói riêng vẫn phải chi trả từ tiền túi rất nhiều khi đi khám chữa bệnh.
Từ thực tế này, BHXH Việt Nam đề xuất giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh đối với từng cơ sở giáo dục; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT đến HSSV và các bậc phụ huynh; sử dụng có hiệu quả, đúng quy định đối với kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu…
BHXH cũng đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu để nâng mức hỗ trợ đóng từ 30% đến 50%; đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh BHYT nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT; đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng BHYT cho học sinh sinh viên ngoài phần kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Cùng với đó, kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý đối với trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thu thêm các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế, chi phí thuộc phạm vi thanh toán BHYT và hạn chế thu thêm các chi phí ngoài phạm vi thanh toán BHYT.
Theo số liệu thống kê tính từ ngày 1-7-2018 đến ngày 31-7-2019 trên Hệ thống thông tin giám định BHYT của đối tượng HSSV có 8.288.343 lượt khám chữa bệnh, với số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán (BHTT) là 2.399 tỷ đồng.
Trong đó, có 512 lượt thẻ học sinh được chi trả chi phí điều trị nội trú lớn từ 100 triệu đồng trở lên; 499 lượt khám chữa bệnh, chi phí từ 100-500 triệu đồng/đợt điều trị; có 13 lượt khám chữa bệnh, chi phí trên 500 triệu đồng/đợt điều trị, trong đó có 2 bệnh nhân có chi phí cho BHYT trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị.
Theo PL&XH
Bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe
Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) ban hành ngày 17-10-2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-12-2018.
Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là việc điều chỉnh, bổ sung các nhóm đối tượng tham gia BHYT, đây được xem là việc bảo đảm yếu tố công bằng, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT, bảo đảm cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe và tiến tới BHYT toàn dân. Để làm rõ hơn về vấn đề này, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) NGUYỄN TÁ TỈNH (trong ảnh) có cuộc trao đổi ý kiến.
Phóng viên (PV): Nghị định 146 bổ sung một số nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước (NSNN) đóng BHYT. Đồng chí có thể cho biết cụ thể là nhóm đối tượng nào?
Đồng chí Nguyễn Tá Tỉnh: Tại Nghị định 146 đã bổ sung thêm nhóm đối tượng do NSNN đóng gồm có: Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; Thanh niên xung phong cơ sở miền nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975; Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được Nhà nước phong tặng có mức thu nhập bình quân hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.
Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, gồm: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (không tham gia tại các nhóm khác). Bổ sung nhóm do người sử dụng lao động đóng, gồm: thân nhân công nhân, viên chưc quốc phòng, công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đang phuc vu trong quân đọi, công an và cơ yếu.
Bên cạnh đó, cũng điều chỉnh các nhóm đối tượng như: người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất hằng tháng chuyển từ nhóm do Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng sang nhóm do NSNN đóng theo quy định của Luật BHXH.
Đồng thời, tách người nghèo thành hai nhóm: Người nghèo theo tiêu chí về thu nhập; người nghèo đa chiều thiếu hụt về BHYT (NSNN đóng BHYT). Và người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thiếu hụt BHYT (NSNN hỗ trợ 70%).
Việc bổ sung, điều chỉnh các nhóm tham gia BHYT nêu trên là bảo đảm tính công bằng, không bỏ sót đối tượng tham gia BHYT và góp phần tăng nhanh tỷ lệ bao phủ BHYT.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2017 có hơn 34,2 triệu đối tượng được NSNN đóng BHYT, chiếm khoảng 42% tổng số người tham gia BHYT. Nguồn kinh phí NSNN đóng cho nhóm đối tượng này là 25.190 tỷ đồng, chiếm khoảng 31% số thu BHYT của cả nước. Ngoài ra, NSNN còn hỗ trợ đóng BHYT cho gần 16,6 triệu người với mức hỗ trợ từ 30 đến 70%. Ngân sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này khoảng 4.095 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Đảng, Nhà nước đã và đang có sự quan tâm rất lớn đến người dân, nhất là nhóm đối tượng yếu thế và NSNN đang có sự hỗ trợ lớn đến các đối tượng hưởng chính sách BHYT.
PV: Bên cạnh các nhóm đối tượng được bổ sung, đối với những người thuộc hộ cận nghèo, Nhà nước có mức hỗ trợ như thế nào trong việc mua thẻ BHYT với đối tượng này, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Tá Tỉnh: Theo quy định của Nghị định 146, người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng BHYT.
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo (trừ đối tượng cận nghèo sinh sống tại các huyện nghèo nêu trên) được hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT.
UBND, HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác sẽ quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại Nghị định số 146. Trên thực tế, hiện nay ngoài việc bố trí nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ 30% còn lại, có một số địa phương đã dành nguồn ngân sách hỗ trợ nhiều hơn thế cho nhóm đối tượng này.
PV: Trong lộ trình tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, chúng ta vẫn còn nhóm khá lớn đối tượng chưa tham gia BHYT. Để thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, chúng ta cần phải có những giải pháp gì? Và Nghị định 146 có những đổi mới cơ bản nào để đạt mục tiêu này, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Tá Tỉnh: Năm 2018, theo thống kê của BHXH Việt Nam, số người tham gia BHYT khoảng 83,5 triệu người, đạt tỷ lệ 88,5% số dân (vượt 3,3% so với chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020).
Để mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT, Nghị định 146 đã quy định bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT; hỗ trợ từ ngân sách và huy động các nguồn hợp pháp khác cho người tham gia BHYT; ngoài ra, một số các quy định thanh toán đã tạo điều kiện cho người tham gia BHYT có cơ hội được tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng hơn. Thí dụ, trường hợp người bệnh được cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở KCB tuyến xã được hưởng quyền lợi theo quy định. Bên cạnh đó, còn có quy định bổ sung quỹ BHYT thanh toán trong trường hợp cơ sở KCB gửi mẫu bệnh phẩm, chuyển người bệnh đến cơ sở khác để thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; sửa đổi các quy định về giao tổng mức thanh toán, nâng cao trách nhiệm của cơ sở KCB trong việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí được giao có hiệu quả hơn; sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí KCB; quy định cụ thể hơn về Hợp đồng KCB BHYT... nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm phát triển bền vững chính sách BHYT.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo NDĐT
Cả nước đã cấp được 14,79 triệu sổ BHXH BHXH Việt Nam cho biết, hiện toàn quốc đã cấp được 14,79 triệu sổ BHXH, đạt tỷ lệ 99,4% trên tổng số đối tượng tham gia BHXH. Thông tin về công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, BHXH Việt Nam cho biết toàn quốc cấp được 14,79 triệu sổ BHXH, đạt tỷ lệ 99,4% trên tổng số đối tượng tham gia BHXH. Số...