Nhiều hoài nghi về lời mời Kim Jong Un đến thăm Bắc Kinh
Tờ Wall Street Journal cho biết, Trung Quốc có thể đã gửi lời mời đến chủ tịch Triều Tiên ông Kim Jong Un đến dự lễ kỉ niệm 70 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, phía Triều Tiên vẫn chưa xác nhận.
Phía Triều Tiên vẫn chưa xác nhận về chuyến hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu ông Kim Jong Un đồng ý đến Bắc Kinh, có thể đó sẽ là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đã đi vào ổn định. Ông Kim vẫn chưa gặp mặt bất kì vị lãnh đạo quốc gia nào kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011.
Trung Quốc là đồng minh duy nhất của Triều Tiên và cũng là nhà hỗ trợ truyền thống trong lĩnh vực ngoại giao và kinh tế Triều Tiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quan chức Bắc Kinh tỏ ra rất thất vọng với các động thái của Bình Nhưỡng trong việc thử nghiệm tên lửa thường xuyên và các cam kết xây dựng kho vũ khí hạt nhân.
Ông Kim Jong Un cùng phu nhân đi tham quan sân bay mới của Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Lời mời của Trung Quốc vẫn chưa nhận được hồi đáp. Mặc dù quan hệ Bắc Kinh – Bình Nhưỡng đang căng thẳng, một cuộc hội đàm hai nước vẫn luôn được Trung Quốc ủng hộ.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, Văn phòng báo chí của Phòng liên lạc quốc tế Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi xử lí những thông tin liên lạc giữa lãnh đạo Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, lại từ chối xác nhận về bất kỳ lời mời nào đã gửi đến Triều Tiên. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết các thư mời đã được gửi đến các lãnh đạo Châu Á và một vài quốc gia khác, nhưng họ từ chối đưa ra thông tin cụ thể.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết bà đã nhận được lời mời nhưng vẫn đang cân nhắc về việc tham dự.
Video đang HOT
Ông Kim Jong Un tại một sự kiện ở Triều Tiên (Ảnh: BBC)
Cha của chủ tịch Kim Jong Un, ông Kim Jong Il, là một khách mời thường xuyên của Trung Quốc trước khi ông qua đời vào tháng 12-2011. Quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Trung Quốc cũng giảm từ đó.
Triều Tiên trong những tháng gần đây đang cố gắng giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, vốn là nguồn tiêu thụ 90% hàng xuất khẩu của Bình Nhưỡng. Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Nga, Cuba và các quốc gia khác trong vài tháng qua. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng Triều Tiên không thể có đồng minh nào thay thế Trung Quốc. Triều Tiên cũng có thể tìm kiếm viện trợ lương thực sau khi công bố họ đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng thời gian gần đây. Một phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan điều phối quan hệ của Seoul với Triều Tiên, nói rằng cô không có thông tin gì về chuyến thăm của ông Kim đến Bắc Kinh. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chính phủ đã “cơ bản mở cửa để trao đổi và đối thoại với cộng đồng quốc tế các nhà lãnh đạo Triều Tiên.”
Nhã Vy
Theo_PLO
Trung Quốc diễu binh hoành tráng nhất để doạ ai?
Trung Quốc năm nay sẽ tổ chức một cuộc diễu binh hoành tráng nhất, quy mô nhất từ năm 2009 đến nay để kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II. Điều đáng nói là một trong những mục đích chính được miêu tả về lễ diễu binh sắp tới là để "làm Nhật Bản khiếp sợ", một số nguồn tin hôm qua (28/1) cho biết.
Ảnh minh hoạ
Trung Quốc lâu nay vẫn tránh việc tổ chức các cuộc diễu binh hàng năm nhằm phô trương sức mạnh quân sự một hoạt động được coi là dấu ấn riêng của Liên Xô.
Tuy nhiên, trong hai dịp kỷ niệm lần thứ 50 và 60 Ngày Quốc khánh Trung Quốc vào các năm 1999 và 2009, Bắc Kinh đều tổ chức các cuộc diễu binh.
Trong một thông báo vừa mới đây, tờ People"s Daily - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã dẫn lời một bản tin từ Hồng Kông cho biết, cuộc diễu binh năm nay sẽ được Bắc Kinh tổ chức để kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh.
Một lý do để tiến hành cuộc diễu binh là "làm cho Nhật Bản khiếp sợ và tuyên bố với thế giới về quyết tâm của Trung Quốc trong việc duy trì trật tự thế giới sau chiến tranh", tác giả của bài báo trên tờ People's Daily - ông Hu Zhanhao - một nhà bình luận về các vấn đề tài chính và toàn cầu, đã cho biết như vậy.
"Chỉ bằng cách phô trương các khả năng quân sự Trung Quốc mới có thể cho Nhật Bản thấy được thái độ và quyết tâm của mình đồng thời cũng để cho mọi người biết rằng bất kỳ ai dám thách thức trật tự sau chiến tranh liên quan đến Trung Quốc và động đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc thì sẽ là kẻ thù của Trung Quốc và sẽ phải chuẩn bị sẵn tâm lý để đối với với cuộc phản công mạnh mẽ của Trung Quốc", bài báo trên People's Daily cho hay.
Các lý do khác khiến Trung Quốc tổ chức một lễ diễu binh hoành tráng bao gồm việc phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc và niềm tự hào ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nguồn tin không cung cấp ngày giờ cụ thể diễn ra lễ diễu binh mà chỉ nói rằng đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức một lễ diễu binh hoành tráng mà không phải vào Ngày Quốc khánh.
Nhiều nguồn tin từ báo chí Trung Quốc hôm qua cho rằng, việc tờ People's Daily trích dẫn lại nguồn tin từ Hồng Kông được xem như một lời xác nhận về thông tin liên quan đến lễ diễu binh.
Khi được hỏi về thông tin trên tại một cuộc họp báo định kỳ, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho hay, Trung Quốc đang lên kế hoạch tiến hành một loạt hoạt động kỷ niệm và ăn mừng liên quan đến sự kiện 70 năm ngày kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, bà Hua không cho biết thông tin cụ thể, chi tiết về những hoạt động đó.
Nữ phát ngôn viên Hua nhấn mạnh, Trung Quốc vừa là nước chiến thắng vừa là một chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ II. "Chúng tôi đã có đóng góp to lớn cũng như sự hy sinh cho chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó".
Các hoạt động kỷ niệm là nhằm để "nhắc toàn thể nhân loại nhớ về lịch sử và là "một cách để chúng ta bảo vệ chiến thắng và kết quả của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II cũng như trật tự hậu chiến tranh", bà Hua cho các phóng viên biết.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang áp dụng một lập trường cứng rắn với Tokyo về vấn đề lãnh thổ và lịch sử.
Mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đã trở nên xấu đi nghiêm trọng vì cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nóng bỏng trở lại giữa hai nước quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Tokyo đang kiểm soát quần đảo này và Bắc Kinh được cho là đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở khu vực tranh chấp. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nổi giận đùng đùng về chuyến thăm hồi tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến đền thờ chiến tranh Yasukuni Shrine ở thủ đô Tokyo. Đây là đền thờ thờ những người đã chết trong chiến tranh của Nhật Bản, trong đó có những tội phạm chiến tranh bị kết án thời Chiến tranh Thế giới thứ II.
Hai nước Trung, Nhật đã có những bước đi nhằm làm dịu căng thẳng bằng một thoả thuận hồi tháng 11 năm ngoái nhằm mở đường cho cuộc gặp song phương chính thức đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề diễn đàn các nhà lãnh đạo APEC ở thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, không khí của cuộc gặp gỡ này khá băng giá.
Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản
Trong một diễn biến mới nhất, Trung Quốc hôm qua đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản không được rút lại lời xin lỗi đã được đưa ra từ cách đây 20 năm về quá khứ thời chiến tranh khi Thủ tướng Abe có bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc thế chiến II.
Trước đó, ông Abe đã khẳng định, ông này có dự định thể hiện sự hối tiếc về quá khứ chiến tranh của Nhật Bản trong tuyên bố của mình và nội các của ông vẫn giữ những lời xin lỗi trong quá khứ, bao gồm lời xin lỗi lịch sử năm 1995 của Thủ tướng khi đó là ông Tomiichi Murayama. Tuy nhiên, ông Abe cũng nói, ông sẽ không nhắc lại nguyên gốc những lời xin lỗi trước đây.
Lễ kỷ niệm ngày Nhật Bản thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ II là vào ngày 15/8 nhưng không rõ Thủ tướng Abe sẽ đưa ra lời tuyên bố vào ngày cụ thể nào.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Mỹ 'chi nhầm' 20 triệu USD cho tội phạm chiến tranh Đức quốc xã Chính phủ Mỹ đã "chi nhầm" hàng chục triệu USD tiền an sinh xã hội cho những người bị buộc là tội phạm chiến tranh hoặc làm việc cho Đức quốc xã trong thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ II. Ngày 31.5, hãng tin AP cho biết Cơ quan an sinh xã hội của Mỹ trong hàng chục năm qua đã chi...