Nhiều ‘hố tử thần’ rình rập, hàng trăm hộ dân lo lắng
Hàng trăm hộ dân thuộc xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, đang phải đối mặt với hàng chục “hố tử thần” từ lòng đất. Người dân nơi đây rất hoang mang và lo sợ.
Theo sự phản ánh của người dân xã Ninh Dân, tình trạng sụt lún xuất hiện cách đây một hai năm. Nhưng sau nhiều trận mưa bão lớn vừa qua, các vết nứt ở nền móng, tường nhà dân trở nên đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến cuộc sống sinh hoạt của họ. Không những thế, hiện tượng sụt lún xuất hiện ở rất nhiều nơi khác nhau, từ những con đường đi lại ở thôn cho tới những đồng lúa, nương ngô kéo dài hàng trăm mét. Những hố tử thần lớn sâu và rộng xuất hiện rập rình nuốt chửng cả khu nhà.
Theo ghi nhận của PV, tại gia đình ông bà Cường thuộc khu 3, xã Ninh Dân xuất hiện một hố tử thần ngay trước thềm nhà rộng cả mét, sâu khoảng 4-5m hở cả chân móng. Đồng thời các vết nứt dài nhằng nhịt từ hố tử thần lan đi khắp các bức tường ngôi nhà và hàng xóm khiến gia đình ông phải đóng cửa di tản tới nơi khác.
Hàng loạt “hố tử thần” xuất hiện tại xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ
Tại một gia đình khác, chủ hộ là cô Ân, thuộc khu 3, hiện tượng này nguy hiểm hơn. Theo lời cô Ân: “Cái ao trước cửa nhà chỉ sau một đêm đã bị các vết nứt từ lòng đất hút toàn bộ số cá và nước”. Cũng theo lời cô Ân, mỗi khi có dư chấn thì lòng đất rung chuyển mạnh, cửa, tủ kính hay bát đũa nồi niêu ngả nghiêng đổ vỡ rất đáng sợ.
Video đang HOT
Trong nhà một gia đình ở khu 4 còn bất thình lình xuất hiện một cái hố sâu hoắm ngay đầu cổng của ngôi nhà, các vết nứt xuyên từ ngoài sân qua nền gạch chạy thẳng lên nóc nhà khiến ngôi nhà luôn trong tình trạng đối mặt nguy hiểm. Gia đình và cán bộ xã đã đổ hàng chục xe ô tô sỏi, đá để lấp nhưng một thời gian lại xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, gia đình này vẫn chưa được nằm trong danh sách di tản.
Các vết nứt lớn xuất hiện dưới nền nhà và trên bờ tường của nhiều ngôi nhà khiến người dân lo sợ và phải di chuyển
Sau những phản ánh của người dân nơi đây, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng về địa chất đã có mặt để khảo sát. Theo lời của ngươi dân, ban đầu họ mới chỉ nhận định và dự đoán nguyên nhân do dư chấn địa chất và thiên tai. Vẫn chưa có cơ quan nào tuyên bố chính thức nguyên nhân vụ việc trên.
Cuộc sống của người dân Ninh Dân đã bị đảo lộn hoàn toàn sau những vụ sạt lở nghiêm trọng trên. Hàng trăm hộ dân, mỗi hộ trung bình 3, 4 nhân khẩu, có hộ lên tới 5, 6 nhân khẩu, đã rất hoang mang, lo sợ trước tình hình sạt lở.
Đồng thời, việc sinh hoạt khi nguồn nước rút bất ngờ sau mỗi dư chấn cũng là mối lo lâu dài.
Hoàn Nguyễn
Theo Infonet.vn
Khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ: Dân chưa thể an cư
Sau năm năm nhường đất để xây nhà máy thủy điện, đến nay đã có 300 hộ dân rời bỏ khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ (trên địa bàn hai xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) tìm đường mưu sinh.
Một số người quay về lòng hồ làm rẫy hoặc đi đào vàng, phá rừng trái phép.
Ngày 17-7, cả khu tái định cư bàng hoàng khi hay tin về cái chết của anh Vi Văn Cả. Vì thiếu đói, anh Cả cùng nhiều người đi khai thác vàng trái phép ở bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương). Ngoài anh Cả, vụ sập hầm vàng trưa 17-7 còn làm ông Lo Văn Hòa và anh Lo Văn Tú (con rể ông Hòa, cùng trú bản Văng Môn) chết tại chỗ. Có tới năm người thân của ông Hòa bị thương. "Vì thiếu đất trồng lúa, đói cái bụng nên phải đi đào vàng thuê, không ngờ bị sập hầm" - những người sống sót nói.
Ông Lương Quảng Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm, cho biết: "Từ năm 2006, có 1.336 hộ dân ở vùng lòng hồ thủy điện chuyển về tái định cư ở xã nhưng đến nay Ban Quản lý Dự án thủy điện 2 vẫn chưa chia đất sản xuất xong. Hiện xã có tới 87% hộ nghèo, mỗi năm phải cấp gạo cứu đói bốn tháng. Tình trạng người dân bỏ khu tái định cư đi vẫn chưa giảm".
Bà Lộc Thị Hương (xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An): "Không có đất trồng lúa, hai con trai và hai con dâu đều trở về lòng hồ thủy điện Bản Vẽ phát nương, làm rẫy để lại các cháu cho tôi chăm". Ảnh: ĐẮC LAM
Dù UBND huyện Tương Dương đã lập trạm chắn nhưng người dân vẫn vượt núi vào lòng hồ dựng lều sống cheo leo bên vách núi. Ở đó họ sống trong cảnh không điện, không đường, không trường, không trạm xá. "Chúng tôi đã vận động người dân không rời bỏ khu tái định cư nhưng bất thành vì họ chưa đủ đất canh tác, không đủ nước để dùng, đời sống quá khó khăn" - ông Lô Huy Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâm, cho biết.
Vụ sập hầm vàng: Bảy người bị thương đã bình phục
Sau khi xảy ra vụ sập hầm vàng trái phép ở Văng Môn, UBND huyện Tương Dương đã giao xã Nga My rà soát, xử lý hoạt động khai thác vàng trái phép trên địa bàn, báo cáo kết quả trước ngày 30-7. Xã phải tuyên truyền, vận động đến nhân dân chủ trương cấm đào đãi vàng trái phép.
Ngày 18-7, UBND xã Nga My tổ chức mai táng cho những người chết. Hiện sức khỏe bảy người bị thương đã ổn định.
Theo PLTP
Giả tình nhân ôm nhau gốc cây để...cưa trộm sưa Một đôi tình nhân quấn quít ngồi ôm nhau dưới gốc sưa đỏ, ít ai ngờ đó chính là nhóm "sưa tặc", đang rình rập ra tay. Một vụ cưa trộm sưa đỏ Nhiều chiêu trộm sưa Vài năm lại đây, vì giá cao, gỗ sưa được săn lùng, "sưa tặc" lộng hành ở Thủ đô. Nhiều cây sưa vài chục năm tuổi,...