Nhiều hộ gia đình nông thôn cả năm chỉ tích lũy được 5 triệu đồng
Nghiên cứu của một nhóm tác giả thuộc Viện nghiên cứu Thị trường và thể chế nông nghiệp – AMI mới công bố cho biết: Các hộ gia đình ở nông thôn chỉ có tích lũy trung bình 22 triệu đồng/hộ; trong đó các hộ ở khu vực nông thôn thuộc miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung chỉ tích lũy được… 5 triệu đồng/năm.
Các số liệu này được trình bày trong cuốn sách “Bức tranh sinh kế nông dân Việt Nam thời kỳ hội nhập 1990-2016″ do NXB Nông nghiệp phát hành năm 2019.
Thu nhập và tích lũy của các hộ gia đình nông thôn, nhất là khu vực trung du miền núi rất thấp. Bình quân mỗi hộ chỉ tích lũy được 5 triệu đồng/năm, thậm chí có hộ tích lũy… âm.
Mỗi hộ gia đình nông thôn chỉ tích lũy được 22 triệu đồng/năm
Theo số liệu nghiên cứu được công bố trong cuốn sách này, nếu năm 2002, các hộ gia đình ở nông thôn tích lũy bình quân được 7 triệu đồng/năm, còn các hộ đô thị là 15 triệu đồng/năm, thì đến năm 2016, con số này lần lượt tăng lên 22 triệu đồng và 55 triệu đồng/năm; đồng nghĩa với khoảng cách chênh lệch mức độ tích lũy giữa các hộ nông thôn và đô thị ngày càng được nới rộng ra.
Thậm chí. ngay trong nông thôn, nhóm nghèo và cận nghèo có mức tích lũy… âm, điều này cho thấy nhóm hộ này đang phải đi vay hoặc dựa vào các khoản trợ cấp từ người thân, bạn bè, Chính phủ hoặc các tổ chức khác để chi tiêu. Trong khi đó, mức tích lũy của 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất (nhóm hộ giàu) rất cao, và tăng đều qua các năm trong suốt giai đoạn 2002 – 2016. Năm 2016, trung bình một hộ thuộc nhóm giàu có thể tích lũy hơn 108 triệu đồng.
Video đang HOT
Thu nhập từ việc làm nông nghiệp của các hộ nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp.
So sánh mức độ tích lũy của hộ gia đình nông thôn giữa các vùng, cũng có sự chênh lệnh rất cao. Đông Nam Bộ là vùng có mức tích lũy cao nhất cả nước, sau đó đến ĐBSH và ĐBSCL. Mức tích lũy của hộ ở trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung là rất thấp và gần như không tăng trong suốt giai đoạn 2002 – 2016, chỉ xấp xỉ trên dưới 5 triệu đồng/năm.
“Với mức tích lũy này rất khó cho các hộ nông thôn mua sắm đồ dùng cao cấp hay sửa chữa, cải thiện nhà cửa và càng khó khăn để có thể đầu tư tái sản xuất mở rộng như mua thêm đất đai, máy móc. Thậm chí, đây là ngưỡng nguy hiểm để đối phó với các biến động bình thường trong gia đình như ốm đau, thai sản, đi học xa,… chưa nói đến thiên tai, dịch bệnh rộng như những gì đang diễn ra nhiều năm nay tại các địa bàn này”- báo cáo đưa ra nhận xét.
Về thu nhập của các hộ, bản nghiên cứu này nêu: Trong giai đoạn 2002 – 2016, thu nhập nhóm hộ đô thị và hộ nông thôn tại Việt Nam đều tăng. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập giữa nhóm hộ đô thị và hộ nông thôn về giá trị tuyệt đối không được thu hẹp, thậm chí đang doãng dần ra. Vào năm 2002, thu nhập của hộ đô thị là 66,2 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 33,7 triệu với thu nhập của hộ nông thôn là 32,5 triệu đồng/hộ/năm, đến năm 2016 thu nhập của hộ đô thị đã tăng lên 146,1 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 70 triệu thu nhập của hộ nông thôn là 76,1 triệu đồng/hộ/năm.
Xem xét sâu hơn về mức thu nhập giữa các nhóm hộ phân theo giàu nghèo tại nông thôn cho thấy mức bất bình đẳng trong các nhóm đang 53 nới rộng ra. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng thu nhập của nhóm hộ giàu nhanh hơn 1,6 lần tốc độ tăng trưởng của nhóm hộ nghèo (6,96% so với 4,5%). Khoảng cách thu nhập tuyệt đối giữa 2 nhóm này tăng từ 69,9 triệu đồng/hộ/năm vào năm 2002 lên 187,4 triệu đồng/hộ/năm vào năm 2016, tương đương mỗi năm khoảng cách này doãng ra 7,3%. Nếu so sánh về chênh lệch thu nhập tương đối, năm 2002 thu nhập bình quân năm của nhóm hộ giàu chỉ cao gấp 7,3 lần nhóm hộ nghèo thì đến năm 2016 con số này tăng lên ở mức 10,1 lần.
2 “thủ đô” nông nghiệp Tây Nguyên và ĐBSCL có mức thu nhập tăng chậm nhất
Phân tích theo vùng kinh tế cho thấy thu nhập bình quân và tốc độ tăng thu nhập của nhóm hộ nông thôn không đồng đều ở những khu vực khác nhau. Hộ nông thôn ĐNB có thu nhập cao nhất cả nước, sau đó là ĐBSH và ĐBSCL. Nhóm hộ nông thôn có mức thu nhập thấp nhất ở khu vực trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung.
Mức độ tích lũy thấp, khiến các hộ nông thôn không có khả năng mua sắm đồ đạc, vật dụng sinh hoạt trong nhà.
Một điểm đáng lưu ý là thu nhập các hộ nông thôn ở hai vùng chuyên canh sản xuất và thương mại hóa nông sản lớn nhất cả nước, có lợi thế cao về nông nghiệp là Tây Nguyên và ĐBSCL lại không cao hơn nhiều so với các nông dân của các vùng nông thôn kém phát triển kinh tế như trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung. Đáng lo ngại hơn là tốc độ tăng thu nhập của ĐBSCL chậm nhất cả nước, ở mức chưa đến 5%/năm, nên thu nhập của nhóm hộ nông thôn vùng này đã xếp sau ĐBSH từ 2010 trở lại đây. Rõ ràng là việc chú trọng đầu tư cho công nghiệp đã khiến cho những vùng có điều kiện phát triển ngành này có mức thu nhập cao nhất.
Đa dạng hóa nguồn thu nhập là một xu thế chung trong giai đoạn 2002 – 2016. Phần lớn các hộ nông thôn thường có từ 1 đến 3 nguồn thu nhập khác nhau, bên cạnh nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần. Theo thời gian, tỷ lệ hộ có thêm hai nguồn thu ngày càng tăng từ 52% năm 2002 lên 60% năm 2016. Cụ thể, trong cơ cấu thu nhập của hộ nông thôn, nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp có xu hướng giảm dần (từ 52,02% xuống còn 37,30%) và tăng tỷ trọng phần trăm thu nhập từ tiền lương, tiền công (từ 21,99% lên 35,76%).
Nghiên cứu cũng chỉ ra, mức độ chi tiêu của các hộ nông thôn là 54 triệu đồng/năm; trong khi các hộ đô thị chi tiêu hết 95 triệu đồng/năm; trong đó các hộ nghèo ở nông thôn chỉ chi tiêu hết 26 triệu đồng/năm.
Theo Danviet
Bộ GD-ĐT phân công người phụ trách thay cố Thứ trưởng Lê Hải An
Ngày 28/10, Bộ GD-ĐT có thông báo về việc điều chỉnh phân công nhiệm vụ thay những nhiệm vụ mà cố Thứ trưởng Lê Hải An từng phụ trách.
Cụ thể, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ phụ trách thêm về các lĩnh vực báo chí, truyền thông giáo dục, phụ trách đơn vị báo Giáo Dục Thời Đại.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ hiện đang phụ trách lĩnh vực giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, phụ trách đơn vị Vụ giáo dục tiểu học, Vụ giáo dục trung học, Vụ giáo dục thường xuyên, nay được phân công phụ trách thêm các lĩnh vực đảm bảo cơ sở vật chất và hoạt động của cơ quan Bộ, phụ trách văn phòng, tham gia ban chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Ban chỉ đạo 896), là chủ tài khoản số 2 của Bộ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc. Ảnh Thanh niên.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc sẽ phụ trách Vụ giáo dục đại học, Vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, văn phòng Đảng - đoàn thể, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, ban quản lý các dự án Bộ GD-ĐT, các đề án, dự án, chương trình như dự án đào tạo kỹ sư chất lượng cao và dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; tham gia các Ban chỉ đạo, Hội đồng quốc gia và các Hiệp hội, đồng thời là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Bộ GD-ĐT.
Trước đó, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách thêm các lĩnh vực giáo dục đại học, giáo dục quốc phòng và an ninh, công tác Đảng và Đoàn thanh niên, công tác công đoàn cơ quan Bộ, dân quân tự vệ của cơ quan Bộ.
Đức Duy
Theo Congly
Gặp mặt các tình nguyện viên máu hiếm Rh(-) Ngày 6-10, tại TPHCM, Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đã tổ chức hội nghị gặp mặt các tình nguyện viên câu lạc bộ (CLB) người có nhóm máu hiếm Rh(-) các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên năm 2019. Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã được tham gia các hoạt...