Nhiều hình ảnh, kiến thức trong sách giáo khoa còn khiếm khuyết
Để tìm ra những điểm khiếm khuyết của chương trình SGK cũ, các chuyên gia đã rà soát 3 cuốn sách giáo khoa cơ bản trong chương trình phổ thông hiện hành. Sau khi rà soát, các chuyên gia nhận thấy có rất nhiều hình ảnh và kiến thức còn khiếm khuyết, thể hiện sự bất bình đẳng giới cần phải chỉnh sửa.
Tại buổi gặp gỡ báo chí về Thực hiện Dự án “Sáng kiến Bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội bình đẳng hơn” (do Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức cùng UNESCO), nhiều đại biểu cho biết, sách giáo khoa phổ thông giữ vai trò quan trọng trong giáo dục và định hướng suy nghĩ của trẻ. Tuy nhiên, trong SGK phổ thông hiện nay, còn nhiều hình ảnh và kiến thức mang nặng định kiến và bất bình đẳng giới tính.
Do đó, Dự án đã lựa chọn 3 cuốn sách cơ bản, có nhiều hình ảnh và kiến thức thể hiện sự bất bình đẳng giới nhiều nhất trong chương trình SGK phổ thông hiện hành để rà soát. Trên cơ sở đó, sẽ có áp dụng chỉnh sửa và nhân rộng ra toàn bộ chương trình và SGK phổ thông trong thời gian tới.
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội, Chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình, Đại học KHXH&NV Hà Nội): “Cuốn Tự nhiên xã hội lớp 1 có khoảng 50% hình ảnh và kiến thức bất bình đẳng giới”
Để tìm ra những điểm khiếm khuyết của chương trình SGK cũ, các chuyên gia đã rà soát 3 cuốn sách giáo khoa cơ bản trong chương trình phổ thông hiện hành.
Các cuốn sách được đưa ra rà soát gồm: SGK tự nhiên xã hội lớp 1, Giáo dục công dân lớp 6 và SGK giáo dục công dân lớp 10.
Sau khi rà soát, các chuyên gia nhận thấy có rất nhiều hình ảnh và kiến thức còn khiếm khuyết, thể hiện sự bất bình đẳng giới cần phải chỉnh sửa. Cuốn Tự nhiên xã hội lớp 1 có khoảng 50% kiến thức và hình ảnh thể hiện bất bình đẳng giới. Trong SGK Tiếng Việt lớp 2 và 3 chỉ có 9 trên tổng số 61 tác giả được trích dẫn và nhắc đến là phụ nữ. Sách Giáo dục Công dân lớp 9, nữ nhân vật xuất hiện trong 5/20 trường hợp, nam nhân vật xuất hiện 15/20…
Ông Hoàng Bá Thịnh
Các hình ảnh chiến sĩ công an, nhà khoa học, bác sĩ… là hình ảnh nam giới. Còn hình ảnh người đi chợ, nấu cơm, bế ru con, sinh hoạt nội trợ… là nữ giới. Các hình ảnh trẻ em đá bóng, vi phạm luật giao thông… là hình ảnh trẻ em nam. Trong khi hình ảnh bé gái thì làm các việc: quét nhà, thổi cơm, bế em…
Các câu ca dao, tục ngữ trong SGK cũng thể hiện sự đau khổ, than thân trách phận của người phụ nữ trong chế độ xã hội xưa; Một số đoạn trích trong Truyện Kiều cũng thể hiện sự đau khổ của người phụ nữ nên cần phải thay đổi.
Từ những bất hợp lý trên đây, các chuyên gia đã đưa ra 3 mẫu sửa đổi của 3 cuốn SGK trên đây để trình Bộ GD&ĐT. Sau khi Bộ GD&ĐT đồng ý, sẽ chuyển đến các tác giả biên soạn SGK chỉnh sửa và triển khai tập huấn đến các giáo viên để thực hiện việc giảng dạy ở các cấp học.
Video đang HOT
Ngoài việc thay đổi hình ảnh sao cho hài hòa giữa nam và nữ, trong 3 mẫu chỉnh sửa này còn có cả thay đổi nội dung. Chẳng hạn các câu ca dao tục ngữ không thể hiện thái độ than thân trách phận của người phụ nữ quá nhiều mà thay vào đó là các câu có màu sắc tươi sáng hơn, các bài giảng về số phận người phụ nữ cũng giảm thiểu các câu từ/hoặc thay mới bằng các đoạn trích tươi vui…
Do thời gian và điều kiện không cho phép, vì thế chúng tôi chỉ chọn lựa 3 cuốn sách cơ bản, có nhiều hình ảnh và kiến thức thể hiện sự bất bình đẳng giới nhiều nhất để rà soát. Trên cơ sở đó, sẽ có áp dụng chỉnh sửa và nhân rộng ra toàn bộ chương trình và SGK phổ thông trong thời gian tới.
Bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc chương trình về giới của UNESCO tại Việt Nam: “Nhiều người có định kiến giới mà không biết”.
Khi chúng tôi tiếp xúc với các giáo viên, bản thân họ cũng nghĩ phụ nữ chỉ làm việc nhỏ, việc gia đình, đàn ông mới lo việc lớn.
Hay người phụ trách mỹ thuật của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng cho biết khi vẽ tranh trẻ vui chơi, anh hay nghĩ đến vẽ bé trai. Nhiều người có định kiến giới lâu nay mà không biết.
Chúng tôi đưa các hình ảnh bất hợp lý này ra, nhiều đại biểu dự tập huấn đã ồ lên ngạc nhiên bởi lâu nay, người ta vẫn thấy các hình ảnh này bình thường nhưng khi đặt ra so sánh mới thấy quả thật đang thể hiện sự bất bình đẳng giới trong chính các cuốn sách.
Bà Phương Nhung (trái) tại buổi gặp gỡ
Với văn hóa nho giáo trọng nam khinh nữ đã ăn sâu từ nghìn năm, nhiều người có định kiến về giới mà không biết. Vì thế, để thay đổi định kiến về giới là vấn đề không đơn giản.
Sách giáo khoa giữ vai trò quan trọng trong giáo dục và định hướng suy nghĩ của trẻ. Những hình ảnh mang nặng định kiến và bất bình đẳng giới tính như vậy cần có sự thay đổi.
Bà Sun Lei, cán bộ phụ trách Văn phòng UNESCO tại Hà Nội: :”Truyền thông có đóng góp to lớn vào sự tiến bộ của trẻ em gái và phụ nữ”.
Bà Sun Lei
Dự án “Sáng kiến Bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội bình đẳng hơn” gồm 3 hợp phần. Hợp phần 1 là nâng cao năng lực quản lý của ngành Giáo dục – Đào tạo. Hợp phần hai là: Lồng ghép giới trong xây dựng chương trình và sách giáo khoa cũng như trong thực tiễn giảng dạy. Hợp phần ba là: Nâng cao nhận thức cho các em học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, thành viên cộng đồng và truyền thông.
Bằng cách giải quyết bất bình đẳng giới, tăng cường truyền thông có nhạy cảm giới và đưa tin bài, truyền thông có những đóng góp to lớn vào sự tiến bộ của trẻ em gái và phụ nữ và tăng cường hành động giải quyết bất bình đẳng giới.
Mỹ Hà
(Email: myha@dantri.com.vn)
Theo Dantri
Nghi phạm sát hại nữ doanh nhân Hà Linh: Sợ hình ghép
Theo người trợ giúp pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, hiện chưa dám xác nhận người trong clip đó vì sợ đây là hình ghép Theo người trợ giúp pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, hiện chưa dám xác nhận người trong clip đó vì sợ đây là hình ghép
Liên quan đến thông tin các nghi phạm nghi sát hại nữ doanh nhân Hà Linh đã bị bắt giữ tại Đài Loan, chiều ngày 29/3, chia sẻ với báo Đất Việt, Luật sư Trương Quang Quý (người trợ giúp pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh) cho biết:
"Tôi đã nhận được clip liên quan đến việc bắt các nghi phạm trong vụ sát hại doanh nhân Hà Linh. Tuy nhiên, người trong clip thì tôi không xác nhận vì việc này còn chờ điều tra của Cục cảnh sát C45. Tôi chưa dám nhận người trong clip đó vì tôi sợ hình che mặt là được ghép lại nên không chính xác"
Luât sư Quý nói thêm: "Nếu nhìn vào clip thì người trong ảnh tôi cũng đã gặp ở Việt Nam vì người này có đầu tư ở đây. Nếu có chính xác về thông tin bắt được nghi phạm hay như nào thì bên Đài Loan cũng sẽ báo cho mình, tuy nhiên bao giờ phải kết thúc điều tra thì nước bạn mới báo lại"
Camera giám sát ghi lại hình ảnh của một trong 2 nghi phạm (áo đen) tại sân bay khi đón bà Hà Linh. Ảnh:Zing
Cùng ngày, bà Hà Ngọc Hương (em gái nữ doanh nhân Hà Linh) cũng cho biết: "Clip này tôi cũng nhận được qua những người quen bên Đài Loan, còn tính xác thực như nào thì mình chưa biết được. Tuy nhiên, clip này cũng rất rõ ràng vì công ty bên Đài Loan có dịch lại bằng tiếng Việt. Hơn nữa, trong clip này cũng có quay cả hình ảnh chị Linh đứng ở sân bay, cảnh này rất rõ"
Cũng theo bà Hương: "Theo clip, những nghi phạm này bị bắt ở Đài Bắc, phát trên truyền hình Đài Bắc trong 26 giây. Theo clip được dịch lại thì có 2 người, trong đó 1 người đàn ông tên Hoàng (63 tuổi) và một người phụ nữ tên Trang (26 tuổi)"
Cho biết thêm về hình ảnh những người trong clip này, bà Hương nói: "Hình ảnh người đàn ông đi trước trong clip tôi đã thấy có qua Việt Nam rất nhiều, nhiều người khác ở chỗ tôi họ cũng nhận được người này. Thực chất ai là chủ mưu hay đồng phạm trong vụ này mình cũng chưa biết được. Hiện tại gia đình tôi cũng đang rất sốt ruột về những thông tin này. Tuy nhiên, phải bao giờ đại sứ quán Việt Nam ở bên nước đó báo về mới chính xác được. Nếu đúng sự thật như trong clip thì mình cũng mừng thôi"
Hai nghi phạm bị cảnh sát hình sự Đài Loan bắt giữ. Ảnh: Báo Zing.vn
Về việc này, như tin báo chí đã đưa, chiều 29/3, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết ông vừa được nghe cấp dưới báo cáo rằng phía Đài Loan đã bắt giữ một số người được cho có liên quan đến vụ sát hại doanh nhân Hà Thúy Linh (tức Hà Linh, 46 tuổi, chủ doanh nghiệp trà Hà Linh). Danh tính các nghi phạm chưa được tiết lộ.
Vụ sát hại nữ doanh nhân Hà Linh được biết từ ngày 23/9/2015 khi Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) có công điện khẩn cho biết bà Hà Linh bị bạn hàng buôn bán mời uống nước, sau đó hôn mê và bị cướp toàn bộ tài sản, hộ chiếu tại TP Đông Quán, tỉnh Quảng Đông.
Dù được cấp cứu tại bệnh viện nhưng bà không qua khỏi và tử vong vào sáng sớm 22/9/2015. Theo chẩn đoán y tế, bà Hà Linh bị tổn thương tuyến tụy, vỡ trực tràng do ngoại lực tác động. Ngoài ra, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy trong cơ thể bà Hà Linh có lượng lớn thuốc an thần Zolpidem (Stilnos).
Sau nhiều lần trì hoãn, gần nửa năm sau khi vụ án xảy ra, đến ngày 4/2/2016 vừa qua, thi thể của bà Hà Linh đã được đưa về tới nhà riêng ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tú Nhi
Theo_Báo Đất Việt
Phải có chứng chỉ môi giới bất động sản mới được hành nghề từ 16/2 Theo quy định của Bộ Xây dựng, từ ngày 16/2, nhân viên môi giới bất động sản phải dự thi sát hạch, phải có chứng chỉ mới được hành nghề. Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 11/2015/TT-BXD quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (BĐS); hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức...