Nhiều hành vi vi phạm giao thông bị phạt gấp nhiều lần so với trước
Kể từ ngày 1.1.2022, hành vi dán, che mờ biển số ôtô, để biển số xe không rõ chữ… sẽ bị xử phạt từ 4-6 triệu đồng (trước đây là 800.000 đồng – 1 triệu đồng).
Che biển số bị phạt từ 4-6 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123 quy định sửa đổi một số điều trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và có hiệu lực từ ngày 1.1.2022. Đáng chú ý, một số vi phạm về giao thông đường bộ tăng nặng mức phạt so với Nghị định 100.
Theo đó, tại Nghị định 123 quy định mức xử phạt tăng từ là 800.000 đồng – 1 triệu đồng lên thành 4-6 triệu đồng đối với hành vi dán, che mờ biển số ôtô, để biển số xe không rõ chữ…
Trước đó, căn cứ Nghị định 100 năm 2019, hành vi che lấp một phần hoặc toàn bộ biển số ôtô (kể cả rơ-moóc hoặc sơmi rơ-moóc được kéo theo) sẽ bị xử phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng.
Như vậy, mức phạt cho hành vi che biển số được nâng lên tới 6 lần. Thay đổi này được nhận định sẽ tăng tính răn đe cao hơn khi liên tục xảy ra nhiều trường hợp tài xế tìm cách làm sai lệch biển số để qua mặt CSGT hay “đánh lừa” các hệ thống nhận dạng biển số của cơ quan chức năng qua đó tránh bị phạt nguội.
Mức xử phạt với những hành vi nêu trên sẽ tăng lên 6 lần so với trước đó. Ảnh: Cục CSGT
Bán biển số giả bị phạt nặng
Cũng tại Nghị định 123, quy định mức phạt từ 1-2 triệu đồng lên 10-12 triệu đồng đối với cá nhân và từ 2-4 triệu đồng lên 20-24 triệu đồng đối với tổ chức về hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Phạt gấp 10 lần hành vi sản xuất biển số trái phép
Video đang HOT
Về hành vi sản xuất biển số trái phép, mức phạt tăng từ 3-5 triệu đồng lên 30-35 triệu đồng đối với cá nhân; 6-10 triệu đồng lên 60-70 triệu đồng với tổ chức.
Ngoài ra, cơ quan cũng tăng nhiều mức phạt có tính chất nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn có thương vong như: Xử phạt đối với người đua xe máy lên 10-15 triệu đồng (hiện là 7-8 triệu đồng); trường hợp đua ôtô tăng lên 20-25 triệu đồng (trước là 8-10 triệu).
Riêng về vi phạm về dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe trên đường cao tốc, mức phạt tại Nghị định 123 tăng lên 10-12 triệu đồng (trước là 6-8 triệu đồng).
Nghị định 123 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có nhiều điểm mới, có hiệu lực từ ngày 1.1.2022.
Tăng nặng phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm
Theo quy định mới, người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt tới 600.000 đồng.
Cụ thể, tại điểm b khoản 4 điều 2 Nghị định 123, người điều khiển xe có các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Phạt 12 triệu khi sử dụng bằng lái ôtô quá hạn
Sử dụng bằng lái ôtô quá hạn bị phạt 12 triệu đồng. Khoản 11 điều 2 Nghị định 123 đã rút thời gian giấy phép lái ôtô hết hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.
Đồng thời, tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép lái ôtô hết hạn sử dụng như sau: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên.
5 thói quen xấu khi lái xe ôtô khiến tài xế bị phạt nặng
Dưới đây là 5 trong số nhiều thói quen xấu mà tài xế thường mắc phải khi lái xe ôtô.
Những thói quen xấu khi lái xe ôtô tài xế nên tránh. Ảnh: VGP
Sử dụng điện thoại khi lái xe
Đây là thói quen xấu của rất nhiều tài xế. Hành vi này khiến tài xế mất tập trung khi lái xe, không thể phản ứng kịp trước tình huống bất ngờ.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt như sau: Người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.
Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông
Hiện nay, không hiếm tài xế có thói quen vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia giao thông. Đây chính là thói quen xấu gây nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng. Đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.
Đi sai làn đường
Hiện nay, không ít tài xế lấn làn để thoát khỏi ùn tắc, gây nguy hiểm cho chính mình và những người tham gia giao thông.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ôtô đi sai làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng; tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng.
Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông sẽ phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.
Sử dụng đèn pha ôtô bừa bãi
Đèn pha ôtô được khuyến cáo sử dụng ở những vùng hẻo lánh, không có đèn đường và ít xe cộ đi lại, giúp người lái tránh được những chướng ngại vật ở xa. Tuy nhiên, một số tài xế có thói quen sử dụng đèn pha bừa bãi, gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ôtô sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng.
Bóp còi xe ôtô inh ỏi
Tài xế lái xe thiếu kiên nhẫn và bóp còi inh ỏi là trường hợp khá phổ biến. Điều này gây ức chế, khó chịu cho người tham gia giao thông, khiến nhiều người giật mình, dẫn đến tai nạn nguy hiểm.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ôtô có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng và tịch thu còi nếu vi phạm các lỗi về còi xe.
Từ 2022, xe kinh doanh vận tải chưa lắp biển vàng, camera sẽ bị 'rớt' kiểm định Ngoài việc bị xử phạt, xe kinh doanh vận tải không lắp đặt camera và biển số vàng sẽ bị rớt kiểm định xe định kỳ. Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là hết thời hạn xe kinh doanh vận tải (KDVT) phải lắp đặt camera và biển số màu vàng theo quy định. Theo đó, đến 1-1-2022, xe KDVT không lắp...